Bài tập file word Vật lí 11 kết nối tri thức Chương 3: Điện trường (P4)
Bộ câu hỏi tự luận Vật lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài tập file word Vật lí 11 kết nối Chương 3: Điện trường. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 11 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án vật lí 11 kết nối tri thức
ÔN TẬP CHƯƠNG 3. ĐIỆN TRƯỜNG PHẦN 4
Câu 1: Đồ thị diễn lực tương tác Culông giữa hai điện tích quan hệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích là đường?
Trả lời:
Ta có : F = suy ra đồ thị giữa lực tương tác F và bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích là một Hypebol.
Câu 2: Đường sức điện cho biết điều gì?
Trả lời:
Đường sức điện cho biết hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy.
Câu 3: Một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều E có quĩ đạo là một đường cong kín có chiều dài quĩ đạo là s thì công của lực điện trường bằng?
Trả lời:
Một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều E có quĩ đạo là một đường cong kín có chiều dài quĩ đạo là s thì công của lực điện trường bằng 0.
Câu 4: Công thức xác định công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = qEd, trong đó d là?
Trả lời:
Công thức xác định công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích q trong điện trường đều E là A = qEd, trong đó d là độ dài đại số của đoạn từ hình chiếu điểm đầu đến hình chiếu điểm cuối lên một đường sức tính theo chiều đường sức điện.
Câu 5: Đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có một điện tích di chuyển giữa 2 điểm đó được gọi là?
Trả lời:
Hiệu điện thế giữa hai điểm: đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của điện tích q từ điểm nọ đến điểm kia
Câu 6: Hai điện tích điểm đặt trong không khí cách nhau 12 cm, lực tương tác giữa chúng bằng 10 N. Đặt chúng vào trong dầu cách nhau 8 cm thì lực tương tác giữa chúng vẫn bằng 10 N. Hằng số điện môi của dầu là:
Trả lời:
Ta có :
F = = 10N; F’ = = 10N
Do đó r2 = ε.(r')2 ⇒ ε = 2,25 .
Câu 7: Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương?
Trả lời:
Hai điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương trùng với đường trung trực của AB.
Câu 8: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5.10 -6 C dọc theo chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 0,5m là?
Trả lời:
Ta có, công của lực điện tác dụng lên điện tích dịch chuyển trong điện trường:
A = qEd = 5.10 -6 .1000.0,5 = 2,5.10 -3 J
Câu 9: Hiệu điện thế giữa hai điểm M,N là UMN = 32V. Hiệu điện thế giữa hai điểm M,N thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Điện thế tại một điểm có giá trị tuỳ thuộc cách chọn mốc điện thế. Hiệu điện thế giữa hai điểm là UMN = VM - VN không đổi, không phụ thuộc cách chọn mốc điện thế.
Câu 10: Giá trị điện dung của tụ xoay thay đổi là do?
Trả lời:
Giá trị điện dung của tụ xoay thay đổi là do thay đổi phần diện tích đối nhau giữa các bản tụ.
Câu 11: Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín, Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì câu nào sau đây đúng? Tại sao?
- A. A > 0 nếu q > 0
- B. A > 0 nếu q < 0
- C. A ≠ 0 còn dấu của A chưa xác định vì chưa biết chiều chuyển động của q
- D. A = 0 trong mọi trường hợp
Trả lời:
Câu đúng là D. Công của lực điện trường không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào hình chiếu điểm đầu và điểm cuối lên một đường sức điện. Do đó với một đường cong kín thì điểm đầu và điểm cuối trùng nhau, nên công của lực điện trường trong trường hợp này bằng 0.
Câu 12: Hai tấm kim loại song song, cách nhau 2 cm và được nhiễm điện trái dấu nhau. Muốn làm cho điện tích q = 5.10 -10 C di chuyển từ tấm này đến tấm kia cần tốn một công A = 2.10 -9 J. Coi điện trường bên trong khoảng giữa hai tấm kim loại là điện trường đều và có các đường sức điện vuông góc với các tấm. Cường độ điện trường bên trong kim loại đó là bao nhiêu?
Trả lời:
Áp dụng công thức A = qEd với d = 2 cm = 0,02 m, q = 5.10 -10 C và A = 2.10 -9 J.
Ta suy ra E = 200 V/m
Câu 13: Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1 V. Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q = −1 μC từ M đến N là:
Trả lời:
Áp dụng công thức AMN = qUMN, từ đó tính được AMN = -1 μJ.
Dấu (-) chứng tỏ công của điện trường là công cản, làm điện tích chuyển động chậm dần
Câu 14: Tính lực tương tác điện, lực hấp dẫn giữa electron và hạt nhân trong nguyên tử Hyđrô, biết khoảng cách giữa chúng là 5.10 -9 cm, khối lượng hạt nhân bằng 1836 lần khối lượng electron.
Trả lời:
Lực tương tác điện giữa chúng là : Fđ = k. = 9,2.10 -8 N.
Lực hấp dẫn giữa chúng là:
Fh = G = 6,67.10 -11. = 41.10 -48N
Câu 15: Một điện tích - 2.10 -6 C đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là?
Trả lời:
E = = = 18000 V/m. Điện tích âm nên cường độ điện trường hướng lại gần điện tích.
Câu 16: Khi điện tích dịch chuyển trong điện trường đều theo chiều đường sức thì nó nhận được một công 20J. Khi dịch chuyển theo hướng tạo với hướng đường sức 600 trên cùng độ dài quãng đường thì nó nhận được một công là?
Trả lời:
=> A = A = 20. = 10J
Câu 17: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 10 mC song song với các đường sức trong một điện trường đều với quãng đường 10 cm là 1 J. Độ lớn cường độ điện trường đó là?
Trả lời:
A = qEd
nên E = = = 10000 V/m.
Câu 18: Tính công mà lực điện tác dụng lên một điện tích - 5 μC sinh ra khi nó chuyển động từ điểm A đến điểm B. Biết UAB = 1000 V.
Trả lời:
Từ biểu thức
UAB = ⇒ AAB = UAB.q = 1000.(−5.10 -6) = -5.10 -3 J = - 5mJ
Câu 19: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5 μC từ A đến B là 5 mJ. Hiệu điện thế UAB có giá trị nào sau đây?
Trả lời:
UAB = = = -1000 V
Câu 20: Để tụ tích một điện lượng 2 μC thì đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế 5V. Để tụ đó tích được điện lượng 4 μC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế.
Trả lời:
Từ biểu thức U =
Ta có = ⇒ U2 = = = 10V