Bài tập file word vật lí 6 cánh diều Ôn tập chương 11 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 11 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 6 Cánh diều

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 11: CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI, MẶT TRĂNG, HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ

(PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Trái Đất quay như thế nào?

Trả lời:

- Trước đây, con người vẫn tưởng rằng Trái Đất đứng yên trong không gian; Mặt Trời di chuyển quanh Trái Đất, mỗi ngày một vòng. - Trước đây, con người vẫn tưởng rằng Trái Đất đứng yên trong không gian; Mặt Trời di chuyển quanh Trái Đất, mỗi ngày một vòng.

- Ngày nay, người ta biết rằng, Trái Đất không đứng yên mà xoay quanh trục của nó, một vòng mỗi ngày. Trục Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó. Chiều quay của Trái Đất là từ tây sang đông. - Ngày nay, người ta biết rằng, Trái Đất không đứng yên mà xoay quanh trục của nó, một vòng mỗi ngày. Trục Trái Đất là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam của nó. Chiều quay của Trái Đất là từ tây sang đông.

Câu 2: Mặt Trăng có hình dạng nhìn thấy như thế nào?

Trả lời:

 Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là: Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, không Trăng.

Câu 3: Hệ Mặt Trời bao gồm những gì?

Trả lời:

- Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và tám hành tinh: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh - Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và tám hành tinh: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh

- Không chỉ có Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, những hành tinh khác cũng chuyển động xung quanh Mặt Trời theo cùng một chiều. - Không chỉ có Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời, những hành tinh khác cũng chuyển động xung quanh Mặt Trời theo cùng một chiều.

Câu 4: Nhận định: “Khi Mặt Trời lặn nghĩa là bất cứ đâu trên Trái Đất đều không nhìn thấy Mặt Trời” là đúng hay sai. Giải thích.

Trả lời:

Sai vì hiện tượng Mặt Trời lặn là sự biến mất hàng ngày của Mặt Trời phía dưới đường chân trời do kết quả sự tự quay của Trái Đất.

Câu 5: Hãy giải thích các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng.

Trả lời:

Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau nên ta thấy hình dạng Mặt Trăng là khác nhau.

Câu 6: Người ta gọi thời gian để hành tinh chuyển động một vòng xung quanh Mặt Trời là gì?

Trả lời:

Người ta gọi thời gian để hành tinh chuyển động một vòng xung quanh Mặt Trời là chu kì quay xung quanh Mặt Trời của nó. Chu kì này không giống nhau đối với các hành tinh khác nhau, ví dụ, của Trái Đất là 365 ngày, của Hoả Tỉnh là 686 ngày.

Câu 7: Kể tên một số công cụ người xưa thường sử dụng khi chưa có đồng hồ hiện đại.

Trả lời:

Một số công cụ: đồng hồ mặt trời, đồng hồ cát, đồng hồ nhang, đồng hồ voi, đồng hồ nến, đồng hồ đèn dầu,...

Câu 8: Khi nào chúng ta nhìn thấy Trăng tròn?

Trả lời:

Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

Câu 9: Vì sao chúng ta có thể thấy được các ngôi sao và hành tinh?

Trả lời:

- Những ngôi sao rất nóng và phát ra ánh sáng mạnh. Chúng là nguồn ánh sáng. Chúng ta thấy các ngôi sao vì ánh sáng của chúng đi xuyên qua không gian và đến mắt chúng ta. - Những ngôi sao rất nóng và phát ra ánh sáng mạnh. Chúng là nguồn ánh sáng. Chúng ta thấy các ngôi sao vì ánh sáng của chúng đi xuyên qua không gian và đến mắt chúng ta.

- Các hành tinh lạnh hơn nhiều so với các ngôi sao. Chúng không phát sáng. - Các hành tinh lạnh hơn nhiều so với các ngôi sao. Chúng không phát sáng.

- Chúng ta thấy các hành tinh là do chúng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời đến mắt chúng ta. - Chúng ta thấy các hành tinh là do chúng phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời đến mắt chúng ta.

Câu 10: Theo em, hằng ngày người sống ở Hà Nội hay Điện Biên sẽ thấy Mặt Trời mọc trước? Giải thích.

Trả lời:

Người ở Hà Nội sẽ thấy Mặt Trời mọc trước vì vì thành phố Điện Biên nằm về phía tây, cách Hà Nội nằm về phía đông mấy trăm km.

Câu 11: Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Mặt Trăng?

Trả lời:

Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Mặt Trăng vì Mặt Trăng hình khối cầu.

Câu 12: Sắp xếp vị trí các hành tinh theo thứ tự gần Mặt Trời nhất đến xa dần.

Trả lời:

Vị trí các hành tinh theo thứ tự gần Mặt Trời nhất đến xa dần: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.

Câu 13: Sự mọc và lặn của Mặt Trời ảnh hưởng tới các sinh vật trên Trái Đất như thế nào?

Trả lời:

- Chu kỳ và thời tiết: Sự mọc và lặn của mặt trời cũng ảnh hưởng đến thời tiết và điều kiện ánh sáng trong ngày, ảnh hưởng đến sinh vật có quá trình sinh hoạt theo chu kỳ sinh học (còn gọi là thức dậy và ngủ, hoạt động nghỉ). - Chu kỳ và thời tiết: Sự mọc và lặn của mặt trời cũng ảnh hưởng đến thời tiết và điều kiện ánh sáng trong ngày, ảnh hưởng đến sinh vật có quá trình sinh hoạt theo chu kỳ sinh học (còn gọi là thức dậy và ngủ, hoạt động nghỉ).

- Nhiệt độ: Sự thay đổi của mặt trời ảnh hưởng đến nhiệt độ trên Trái Đất, ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài sinh vật và chu kỳ sinh học của chúng. - Nhiệt độ: Sự thay đổi của mặt trời ảnh hưởng đến nhiệt độ trên Trái Đất, ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài sinh vật và chu kỳ sinh học của chúng.

- Quang hợp: Mặt trời cung cấp ánh sáng cho quá trình quang hợp của cây cối, cũng như cho quá trình sinh tồn của loài lục động vật phụ thuộc vào năng lượng mặt trời. - Quang hợp: Mặt trời cung cấp ánh sáng cho quá trình quang hợp của cây cối, cũng như cho quá trình sinh tồn của loài lục động vật phụ thuộc vào năng lượng mặt trời.

- Tác động đến nguồn năng lượng: Mặt trời cung cấp nguồn năng lượng cho hệ sinh thái, ảnh hưởng đến chu kỳ đa dạng sinh học và sự phát triển của các quần thể sinh vật. - Tác động đến nguồn năng lượng: Mặt trời cung cấp nguồn năng lượng cho hệ sinh thái, ảnh hưởng đến chu kỳ đa dạng sinh học và sự phát triển của các quần thể sinh vật.

Câu 14: Mặt Trăng có ảnh hưởng như thế nào tới Trái Đất?

Trả lời:

Mặt trăng có ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với thủy triều của Trái đất. Lực hấp dẫn của nó gây ra sự dâng lên và hạ xuống ở mực nước biển của hành tinh chúng ta.

Câu 15: Trái Đất và các hành tinh khác giống nhau ở điểm nào?

Trả lời:

- Không có khả năng tự phát ra ánh sáng. - Không có khả năng tự phát ra ánh sáng.

- Quay quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục của mình. - Quay quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục của mình.

- Nhiệt độ bề mặt nhỏ hơn nhiệt độ của Mặt Trời. - Nhiệt độ bề mặt nhỏ hơn nhiệt độ của Mặt Trời.

Câu 16: Vì sao số ngày trong mỗi tháng không giống nhau?

Trả lời:

- Số ngày trong mỗi tháng không giống nhau là do sự lặp lại của chu kỳ Trái Đất xoay quanh Mặt Trời. Cụ thể, thời gian quay một vòng của Trái Đất xoay quanh Mặt Trời là khoảng 365 ngày và 6 giờ, tuy nhiên, để đơn giản hóa việc tính toán thời gian, năm dương lịch chỉ có 365 ngày. - Số ngày trong mỗi tháng không giống nhau là do sự lặp lại của chu kỳ Trái Đất xoay quanh Mặt Trời. Cụ thể, thời gian quay một vòng của Trái Đất xoay quanh Mặt Trời là khoảng 365 ngày và 6 giờ, tuy nhiên, để đơn giản hóa việc tính toán thời gian, năm dương lịch chỉ có 365 ngày.

- Vì vậy, để cân đối thời gian giữa năm và các tháng, chúng ta phải có những tháng có 30 hoặc 31 ngày và có tháng có 28 hoặc 29 ngày. Tháng 2 là tháng đặc biệt, có số ngày là 28 hoặc 29 ngày tùy thuộc vào năm đó có phải là năm nhuận hay không. - Vì vậy, để cân đối thời gian giữa năm và các tháng, chúng ta phải có những tháng có 30 hoặc 31 ngày và có tháng có 28 hoặc 29 ngày. Tháng 2 là tháng đặc biệt, có số ngày là 28 hoặc 29 ngày tùy thuộc vào năm đó có phải là năm nhuận hay không.

- Việc chia các tháng thành các loại khác nhau như vậy giúp cho lịch dương lịch của chúng ta trở nên cân bằng và đồng đều hơn, giúp người dùng thuận tiện trong việc theo dõi thời gian và tổ chức các sự kiện trong cuộc sống hàng ngày. - Việc chia các tháng thành các loại khác nhau như vậy giúp cho lịch dương lịch của chúng ta trở nên cân bằng và đồng đều hơn, giúp người dùng thuận tiện trong việc theo dõi thời gian và tổ chức các sự kiện trong cuộc sống hàng ngày.

Câu 17: Điều gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất vắng bóng Mặt Trăng?

Trả lời:

- Điều đầu tiên nếu Trái Đất không có Mặt Trăng là thủy triều sẽ nhỏ hơn. - Điều đầu tiên nếu Trái Đất không có Mặt Trăng là thủy triều sẽ nhỏ hơn.

- Trục của Trái đất sẽ thay đổi. Khi đó, khí hậu sẽ có những thay đổi lớn. - Trục của Trái đất sẽ thay đổi. Khi đó, khí hậu sẽ có những thay đổi lớn.

- Bầu trời sẽ tối hơn nhiều vào ban đêm. - Bầu trời sẽ tối hơn nhiều vào ban đêm.

- Trái Đất sẽ quay nhanh hơn  - Trái Đất sẽ quay nhanh hơn → thời gian ban ngày sẽ ngắn hơn.

- Nếu không có ánh trăng, nhiều loài động vật sống về đêm sẽ gặp khó khăn trong việc định hướng vào ban đêm. - Nếu không có ánh trăng, nhiều loài động vật sống về đêm sẽ gặp khó khăn trong việc định hướng vào ban đêm.

Câu 18: Vì sao Diêm Vương tinh không được coi là một hành tinh?

Trả lời:

- Các nhà khoa học thống nhất những tiêu chí để phân loại một thiên thể là một hành tinh: - Các nhà khoa học thống nhất những tiêu chí để phân loại một thiên thể là một hành tinh:

+ Nó phải bay trong quỹ đạo quanh mặt trời. + Nó phải bay trong quỹ đạo quanh mặt trời.

+ Nó phải đủ lớn để có hình dạng gần tròn + Nó phải đủ lớn để có hình dạng gần tròn

+ Quỹ đạo của nó phải tách bạch với các vật thể khác + Quỹ đạo của nó phải tách bạch với các vật thể khác

- Theo những tiêu chí này, sao Diêm Vương không còn là hành tinh bởi quỹ đạo hình elip dẹt của nó cắt qua quỹ đạo của sao Hải Vương. - Theo những tiêu chí này, sao Diêm Vương không còn là hành tinh bởi quỹ đạo hình elip dẹt của nó cắt qua quỹ đạo của sao Hải Vương.

Câu 19: Dưới đây là tên của tám hành tinh trong hệ Mặt Trời.

- Mộc Tinh          - Thiên Vương Tinh         - Hải Vương Tinh           - Trái Đất - Mộc Tinh          - Thiên Vương Tinh         - Hải Vương Tinh           - Trái Đất

- Hỏa Tinh            - Thổ Tinh                      - Thủy Tinh                    - Kim Tinh - Hỏa Tinh            - Thổ Tinh                      - Thủy Tinh                    - Kim Tinh

a) Hãy cho biết thứ tự các hành tinh kể từ Mặt Trời ra xa.

b) Càng xa Mặt Trời, chu kì quay (thời gian quay hết một vòng) xung quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn. Hãy cho biết những hành tinh nào có chu kì quay quanh Mặt Trời nhỏ hơn chu kỳ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất.

Trả lời:

a)    Thứ tự các hành tinh kể từ Mặt Trời ra xa là:

Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh.

b) Vì càng xa Mặt Trời, chu kì quay (thời gian quay hết một vòng) xung quanh Mặt Trời của các hành tinh càng lớn. Nên những hành tinh có chu kì quay quanh Mặt Trời nhỏ hơn chu kỳ quay quanh Mặt Trời của Trái Đất phải ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất.

Do đó, chỉ có hai hành tinh là Thủy Tinh và Kim Tinh có chu kì quay nhỏ hơn chu kỳ quay xung quanh Mặt Trời của Trái Đất.

Câu 20: Tại một thời điểm bất kì, trên Trái Đất nửa hướng về phía Mặt Trời là ban ngày, nửa kia là ban đêm. Hình dưới đây cho thấy châu Âu và châu Phi là ban ngày, Ấn Độ chuẩn bị tối và châu Úc đang là ban đêm. Em hãy cho biết thứ tự quan sát thấy Mặt Trời mọc ở bốn vùng nói trên?

Trả lời:

- Dựa vào Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây. - Dựa vào Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên ta thấy Mặt Trời mọc ở hướng đông và lặn ở hướng tây.

- Từ đó, quan sát hình ta thấy: Châu Úc sẽ là địa điểm thấy Mặt Trời mọc đầu tiên sau đó lần lượt là Ấn Độ, Châu Phi và Châu Âu. - Từ đó, quan sát hình ta thấy: Châu Úc sẽ là địa điểm thấy Mặt Trời mọc đầu tiên sau đó lần lượt là Ấn Độ, Châu Phi và Châu Âu.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word vật lí 6 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay