Bài tập file word Vật lí 8 cánh diều Ôn tập Chủ đề 5: Điện (P2)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 5: Điện (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 8 cánh diều.
Xem: => Giáo án vật lí 8 cánh diều
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 5: ĐIỆN
(PHẦN 2 – 20 CÂU)
Câu 1: Dòng điện là gì? Làm thế nào để nhận biết dòng điện?
Trả lời:
Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.
Khi dòng điện chạy qua các dụng cụ sử dụng điện, năng lượng điện được chuyển hoá thành năng lượng khác. Việc chuyển hoá này tạo ra các tác dụng khác nhau. Dựa vào các tác dụng này mà ta nhận biết được sự tồn tại của dòng điện.
Câu 2: Hiệu điện thế là gì?
Trả lời:
Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện cho biết khả năng sinh ra dòng điện của nó và được đo bằng vôn kế.
Câu 3: Một đèn pin đang sáng nếu ta tháo pin ra và đảo chiều một cục pin thì hiện tượng gì sẽ xảy ra?
Trả lời:
Mồi nguồn điện đều có hai cực: cực dương và cực âm. Vì vậy khi nắp thiết bị điện với nguồn là pin hay acquy cần nối đúng cực dương của thiết bị với cực dương của nguồn, cực âm của thiết bị với cực âm của nguồn. Ta lắp ngược một viên pin như vậy là mắc không đúng cực, vì vậy đèn sẽ không sáng.
Câu 4: Tại sao cần lắp thêm các thiết bị an toàn vào mạch điện?
Trả lời:
Trong quá trình sử dụng điện, dòng điện có thể bị tăng lên đột ngột do một số nguyên nhân như chập điện. Điều này có thể làm hỏng thiết bị điện hoặc gây hỏa hoạn.
Để giữ an toàn cho người và các thiết bị điện, trong các mạch điện thường được lắp thêm các thiết bị an toàn.
Câu 5: Giải thích hiện tượng nhiễm điện? Các vật nhiễm điện có tương tác như thế nào với nhau?
Trả lời:
Khi các vật cách điện cọ xát với nhau, các electron có thể di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho các vật này nhiễm điện.
Các vật nhiễm điện cùng dấu đẩy nhau, trái dấu hút nhau.
Câu 6: Nêu ví dụ về các dụng cụ điện có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng của dòng điện trong đời sống.
Trả lời:
- Các dụng cụ điện có tác dụng nhiệt như: bếp điện, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, nồi cơm điện, ấm điện, ….
- Các dụng cụ điện có tác dụng phát sáng như: đèn sưởi điện, đèn LED, đèn huỳnh quang, đèn sợi đốt, ….
Câu 7: Dòng điện có thể gây nguy hiểm như thế nào?
Trả lời:
Dòng điện có thể gây nguy hiểm cho người. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào cường độ dòng điện và thời gian dòng điện qua cơ thể. Khi dòng điện qua cơ thể có cường độ 0,6 mA – 1,5 mA sẽ gây tê nhẹ; cường độ 2 mA – 3 mA sẽ gây tê mạnh; cường độ 5 mA – 7 mA gây đau đớn, cơ bị co rút và dần mất kiểm soát; cường độ 8 mA – 10 mA sẽ gây đau đớn nhiều hơn, các cơ bắp mất kiểm soát; cường độ 20 mA – 25 mA khi chạm vào sẽ gây đau đớn, bắt đầu có hiện tượng khó thở; cường độ 25 mA – 80 mA làm hệ hô hấp tê liệt, tim đập nhanh hơn và có thể bị ngừng đập do sốc điện; với cường độ 90 mA – 100 mA tim có thể ngừng đập hoàn toàn sau 3 s
Câu 8: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: một pin, một công tắc, một bóng đèn và các dây nối.
Trả lời:
Câu 9: Giải thích hiện tượng nhiễm điện ở quả bóng bay khi cọ xát với áo len và nhiễm điện ở áo len khi cởi áo len.
Trả lời:
- Khi cởi áo len, chiếc áo len cọ xát với lớp áo khác làm nó bị nhiễm điện do cọ xát do bị mất hoặc thừa electron, gây ra hiện tượng phóng điện làm ta có thể thấy tia lửa điện nhỏ kèm theo tiếng nổ lách tách phát ra ở khu vực tiếp xúc.
- Khi cọ xát quả bóng bay vào áo len thì quả bóng bay và áo len bị nhiễm điện do cọ xát do bị mất hoặc thừa electron, làm nhiễm điện trái dấu. Do vậy chúng có thể hút nhau.
Câu 10: Trong quá trình làm thí nghiệm ở hình 22.3, chỉ ra các trường hợp đóng công tắc nhưng trong mạch vẫn không có dòng điện.
Trả lời:
Các trường hợp đóng công tắc nhưng trong mạch vẫn không có dòng điện:
+ Nguồn pin hết điện.
+ Nối sai cực đèn điốt phát quang vì đèn điôt phát quang chỉ cho dòng điện đi theo một chiều nhất định từ cực dương sang cực âm.
+ Khi để biến trở có giá trị điện trở lớn nhất làm cản trở dòng điện nhiều nhất, dòng điện chạy qua mạch quá nhỏ dẫn tới bóng đèn không sáng được. Trong trường hợp này có thể coi trong mạch không có dòng điện.
Câu 11: Ampe kế có giới hạn đo là 100 mA có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Nghĩa là dòng điện đi qua các thiết bị điện có cường độ nhỏ hơn hoặc bằng 100 mA
Câu 12: Cho các thiết bị điện: hai pin, dây nối, ampe kế, vôn kế, công tắc, biến trở, đèn. Em hãy vẽ một mạch điện để dùng các pin thắp sáng một bóng đèn với độ sáng thay đổi được.
Trả lời:
Sơ đồ mạch điện:
Câu 13: Biết mạch điện dùng rơle ở hình 21.6 hoạt động theo cách sau: Khi đóng hoặc mở công tắc của rơle thì sẽ có dòng điện chạy qua cuộn dây của rơle, cuộn dây này sẽ đóng hay mở công tắc của mạch điện dùng đèn ở vị trí 1 hoặc 2. Hãy mô tả hoạt động của mạch điện khi rơle đóng công tắc mạch ở vị trí 1 và vị trí 2.
Trả lời:
- Khi rơ le đóng công tắc mạch ở vị trí 1 thì bóng đèn Đ1 sáng, bóng đèn Đ2 không sáng.
- Khi rơ le đóng công tắc mạch ở vị trí 2 thì bóng đèn Đ1 không sáng, bóng đèn Đ2 sáng.
Câu 14: Hãy tìm hiểu các quy định an toàn về điện để tránh các nguy hiểm do dòng điện gây ra.?
Trả lời:
Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện:
- Trong thực hành chỉ thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 V.
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
- Không được tự mình tiếp xúc với mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
- Khi có người bị điện giật cần phải tìm cách ngắt ngay dòng điện bằng cách tắt công tắc, kéo cầu dao điện xuống,... và gọi ngay người cấp cứu.
Câu 15: Tại sao khi lau kính bằng các khăn vải khô ta thấy không sạch bụi?
Trả lời:
Khi lau kính bằng các khăn vải khô, ta thấy không sạch hết bụi vì khăn vải khô làm kính bị nhiễm điện nên sẽ hút các hạt bụi và các bụi vải lại => không sạch bụi
Câu 16: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: nguồn điện (2 pin); khóa đóng, 2 bóng đèn nối tiếp và dây dẫn. Dùng mũi tên chỉ chiều dòng điện trong sơ đồ mạch.
Trả lời:
Ta có sơ đồ:
Câu 17:
a, Nêu quy ước chiều dòng điện?
b, Hãy dùng các kí hiệu, vẽ lại sơ đồ mạch điện sau và dung mũi tên để biểu diễn chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện vừa vẽ.
Trả lời:
- a) Quy ước: chiều dòng điện là chiều dịch chuyển của các hạt mang điện dương.
- b)Ta vẽ được sơ đồ có mạch điện:
Câu 18: Khi đưa tay sát gần màn hình tivi hay màn hình máy vi tính đang hoạt động sẽ nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Điều này là do?
Trả lời:
Khi đưa tay lại gần màn hình ti vi hay màn hình máy vi tính đang hoạt động sẽ nghe thấy những tiếng lách tách nhỏ. Điều này là do:
+ Màn hình đã bị nhiễm điện
+ Có sự phóng điện giữa tay và màn hình
Câu 19: Hai bóng đèn 220V – 60W giống hệt nhau được mắc vào mạng điện thành phố như hình vẽ.
- Khi khoá K đóng cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn nào lớn hơn? Đèn nào sáng hơn?
- Mở khoá K cường độ dòng điện qua các bóng thay đổi thế nào? Các đèn sáng ra sao?
Trả lời:
- Khi khóa K đóng, hai đèn 1 và 2 được mắc song song với nhau vào mạch điện 220V nên cường độ dòng điện qua hai bóng như nhau, cả hai bóng đều sáng bình thường.
- Khi mở khóa K, không còn dòng điệnqua đèn 2 nên đèn 2 không sáng, đèn 1 được nối với nguồn điện 220Vbằng với hiệu điện thế định mức của đèn nên đèn 1 vẫn sáng bình thường.
Câu 20: Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, hai đèn, hai khóa K sao cho:
Đóng K1: cả hai đèn cùng sáng
Đóng K2: hai đèn cùng tắt.
Đóng cả hai khóa: chỉ 1 đèn sáng.
Trả lời:
Vì đóng K1: cả hai đèn cùng sáng nên K1 điều khiển cả hai đèn.
Đóng cả hai khóa: chỉ 1 đèn sáng tức là một đèn bị nối tắt bởi K2.
Như vậy, hai đèn mắc nối tiếp.
Ta có sơ đồ mạch điện