Phiếu trắc nghiệm KHTN 8 Vật lí Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 8 cánh diều
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 8 CÁNH DIỀU CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU ĐÁP ÁN
Câu 1: Dựa trên các thí nghiệm về hiện tượng nở vì nhiệt, kết luận nào sau đây là chính xác khi so sánh sự nở của không khí và khí oxi?
A. Không khí nở vì nhiệt nhiều hơn oxi.
B. Không khí nở vì nhiệt ít hơn oxi.
C. Không khí và oxi nở nhiệt như nhau.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 2: Hoàn thành câu sau bằng cách chọn cụm từ đúng:
Khi ánh nắng mặt trời chiếu vào các khối hơi nước bay lên từ mặt biển, sông, hồ, chúng sẽ ______, ______, ______ và sau đó bay lên tạo thành mây.
A. nở ra, nóng lên, nhẹ đi.
B. nhẹ đi, nở ra, nóng lên.
C. nóng lên, nở ra, nhẹ đi.
D. nhẹ đi, nóng lên, nở ra.
Câu 3: Một vật ban đầu có nhiệt năng là 200 J; sau khi nung nóng, nhiệt năng của nó tăng thành 400 J. Vậy vật đã nhận được bao nhiêu nhiệt lượng?
A. 600 J
B. 200 J
C. 100 J
D. 400 J
Câu 4: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào không đúng với tính chất của chất khí khi thay đổi nhiệt độ?
A. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
D. Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí giảm.
Câu 5: Hoàn thiện câu sau với cụm từ thích hợp:
Khi giảm nhiệt độ, thể tích của ______ sẽ giảm ít hơn so với thể tích của ______.
A. chất khí, chất lỏng
B. chất khí, chất rắn
C. chất lỏng, chất rắn
D. chất rắn, chất lỏng
Câu 6: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về thể tích của khối khí trong một bình thủy tinh đậy kín khi được đun nóng?
A. Thể tích không thay đổi vì bình thủy tinh đậy kín.
B. Thể tích tăng.
C. Thể tích giảm.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 7: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chất khi nở vì nhiệt ... chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ... chất rắn
A. nhiều hơn- ít hơn
B. nhiều hơn- nhiều hơn
C. ít hơn- nhiều hơn
D. ít hơn- ít hơn
Câu 8: Chọn câu phát biểu sai
A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.
B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.
D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.
Câu 9: Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?
A. Sự đối lưu.
B. Sự dẫn nhiệt của không khí.
C. Sự bức xạ.
D. Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.
Câu 10: Chọn câu trả lời sai:
A. Một vật khi hấp thụ bức xạ nhiệt truyền đến thì nhiệt độ của vật sẽ tăng lên.
B. Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng cách phát ra các tia nhiệt đi thẳng.
C. Vật lạnh quá thì không thể bức xạ nhiệt.
D. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra trong chân không.
Câu 11: Chọn nhận xét sai:
A. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng nổi lên, lớp nước lạnh chìm xuống.
B. Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C. Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.
D. Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau.
Câu 12: Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?
A. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.
B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò đến người đứng gần bếp lò.
C. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.
D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.
Câu 13: Chọn câu trả lời đúng. Đứng gần một bếp lửa, ta cảm thấy nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến người bằng cách nào?
A. Sự đối lưu.
B. Sự dẫn nhiệt của không khí.
C. Bức xạ nhiệt
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14: Chọn câu trả lời đúng. Trong những ngày rét sờ vào kim loại ta thấy lạnh. Hình thức truyền nhiệt đã xảy ra là:
A. Sự đối lưu.
B. Sự bức xạ.
C. Cả truyền nhiệt, bức xạ nhiệt và đối lưu cùng xảy ra đồng thời.
D. Truyền nhiệt.
Câu 15: Chọn câu sai:
A. Chất khí đậm đặc dẫn nhiệt tốt hơn chất khí loãng.
B. Sự truyền nhiệt bằng hình thức dẫn nhiệt chủ yếu xảy ra trong chất rắn.
C. Bản chất của sự dẫn nhiệt trong chất khí, chất lỏng và chất rắn nói chung là giống nhau.
D. Khả năng dẫn nhiệt của tất cả các chất rắn là như nhau.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG – SAI
Câu 1: Người ta đổ 1 kg nước ở nhiệt độ t1 = 10 oC vào một bình cách nhiệt chứa 1 kg nước nóng ở nhiệt độ t2. Khi có cân bằng nhiệt trong bình, nhiệt độ trong bình là t = 300. Biết 1 kg nước nhận thêm nhiệt năng (hoặc mất bớt nhiệt năng) 4200 J thì nóng thêm 10C (hoặc giảm đi 10C).
a) 1 kg nước ở t1 sẽ thu thêm nhiệt năng.
b) Nhiệt độ của 1 kg nước lạnh tăng thêm 100C.
c) Nhiệt năng của 1 kg nước lạnh thu thêm là 42 000 J.
d) t2 có giá trị là 50 0C.
Câu 2: Đốt ngọn nến, sau đó để hai bàn tay cách ngọn nến cùng khoảng cách như nhau nhưng một bàn tay để ở phía trên ngọn nến, bàn tay kia để ở ngang ngọn nến.
a) Trong thí nghiệm này có sự truyền năng lượng nhiệt.
b) Năng lượng nhiệt từ ngọn nến truyền đến hai bàn tay chỉ bằng hình thức dẫn nhiệt
c) Lượng nhiệt mà hai bàn tay nhận được từ ngọn nến là khác nhau.
d) Bàn tay đặt phía trên ngọn nến nóng hơn do đối lưu.
Câu 3: ............................................
............................................
............................................