Bài tập file word Vật lí 8 cánh diều Ôn tập Chủ đề 6: Nhiệt (P1)
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 (Vật lí) cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 6: Nhiệt (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Vật lí 8 cánh diều.
Xem: => Giáo án vật lí 8 cánh diều
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6: NHIỆT
(PHẦN 1 – 20 CÂU)
Câu 1: Bức xạ nhiệt là gì?
Trả lời:
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt và có thể truyền qua chân không.
Câu 2: Nêu ví dụ về tác hại của sự nở vì nhiệt? Và cách ngăn chặn các tác hại ấy.
Trả lời:
Những ngày nắng nóng, các thanh ray bị nở vì nhiệt, nó có thể gây ra những lực rất lớn, có thể làm cong cả những thanh ray tàu hoá. Đề ngăn chặn tác hại do sự nở vì nhiệt của các chất gây ra, trong từng trường bợp, người ta đưa ra các giải pháp thích hợp. Ví dụ như: gối đỡ ở hai đầu cầu được làm bằng các con lăn thép, bia không đóng đầy chai, lắp van thoát khí ở nồi áp suất.
Câu 3: Khi nhiệt độ thay đổi nội năng của vật thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Khi một vật được làm nóng, các phân tử của vật chuyển động nhanh hơn và nội năng của vật tăng.
Câu 4: Chất lỏng và chất khí nở vì nhiệt như thế nào?
Trả lời:
Chất lỏng và chất khí đều nở ra khi nóng lên co lại khi lạnh đi.
Chất lỏng nở ra vì nhiệt ít hơn so với chất khí khi nở ra vì nhiệt.
Câu 5: Một viên đạn đang bay trên cao, có những dạng năng lượng nào mà em đã được học?
Trả lời:
Một viên đạn đang bay trên cao có các dạng năng lượng sau:
+ Thế năng vì có độ cao so với mặt đất.
+ Động năng vì đang chuyển động.
+ Nhiệt năng vì các phân tử nguyên tử cấu tạo nên viên đạn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
Câu 6: Nêu một ví dụ về ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất khí và giải thích.
Trả lời:
Những chiếc khinh khí cầu có thể bay lên nhờ không khí khi được đốt nóng giãn nở ra, dòng không khí nóng này di chuyển lên cao tạo thành lực đẩy hướng lên trên làm cho khinh khí cầu nhẹ hơn và có thể bay lên cao.
Câu 7: Máy điều hòa thường có dàn nóng được đặt ở phía ngoài và dàn lạnh được đặt ở trong nhà. Dàn lạnh là nơi có luồng không khí lạnh bay ra. Vì sao dàn lạnh của máy điều hòa thường treo ở sát trần nhà?
Trả lời:
Dàn lạnh của máy điều hòa thường treo ở sát trần nhà vì khi hoạt động dàn lạnh thổi ra luồng không khí lạnh, luồng khí này có khối lượng riêng lớn hơn luồng không khí nóng nên dễ dàng đi xuống, chiếm chỗ luồng không khí nóng; luồng không khí nóng có khối lượng riêng nhẹ hơn di chuyển lên phía trên, bị quạt gió trong dàn lạnh hút vào, đẩy qua dàn lạnh để làm lạnh rồi đưa trở lại phòng và di chuyển xuống phía dưới. Cứ như vậy, sự di chuyển của các luồng không khí lạnh và nóng tạo thành dòng đối lưu không khí, làm mát cả căn phòng.
Câu 8: Thả một miếng sắt nóng vào một cốc nước lạnh. Nội năng của miếng sắt và của nước trong cốc thay đổi thế nào? Giải thích.
Trả lời:
Nội năng của miếng sắt giảm đi còn nội năng của nước trong cốc tăng lên. Vì khi thả miếng sắt nóng vào cốc nước lạnh sẽ có sự truyền nhiệt từ miếng sắt sang cốc nước làm cốc nước tăng nhiệt độ khiến các phân tử nước chuyển động nhanh lên còn miếng sắt bị giảm nhiệt độ làm các phân tử sắt chuyển động chậm lại.
Câu 9: Dựa vào bảng dưới đây, hãy nhận xét về sự nở vì nhiệt của các chất khí ở điều kiện áp suất không đổi.
Trả lời:
Sự nở vì nhiệt của các chất khí ở điều kiện áp suất không đổi: Chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
Câu 10: Vì sao khi đun nấu thức ăn, phải đun từ phía dưới?
Trả lời:
Khi đun nấu thức ăn, phải đun từ phía dưới để xuất hiện hiện tượng truyền nhiệt bằng hình thức đối lưu, giúp thức ăn được chín nhanh hơn và đều hơn.
Câu 11: Nội năng của vật có liên hệ với năng lượng nhiệt của vật không? Vì sao?
Trả lời:
Nội năng của vật có liên hệ với năng lượng nhiệt của vật, vì nội năng càng lớn thì các phân tử tạo nên vật chuyển động càng nhanh kéo theo năng lượng nhiệt của vật càng lớn.
Câu 12: Để xác định nhiệt độ của một lò nung, người ta đưa vào trong lò một miếng sắt có khối lượng 90 g. Khi miếng sắt có nhiệt độ bằng nhiệt độ của lò, người ta lấy ra và thả nó vào một nhiệt lượng kế chứa 700 g nước ở nhiệt độ 23oC. Khi đó nhiệt độ của nước tăng lên đến 35oC, biết nhiệt dung riêng của sắt là 478 J/(kg.k), của nước là 4180 J/(kg.k). Nhiệt độ của lò xấp xỉ bằng?
Trả lời:
Nhiệt lượng do sắt tỏa ra: Q1 = m1c1(t1 – t)
Nhiệt lượng do nước thu vào: Q2 = m2c2(t – t2)
Vì Q1 = Q2 ⇒ m1c1(t1 – t) = m2c2(t – t2)
⇔ 0,09.478(t1 – 35) = 0,7.4180(35 – 23)
t1 ≈ 851℃
Câu 13: Cho biết tác hại của hiệu ứng nhà kính lên môi trường và trái đất?
Trả lời:
- Biến đổi khí hậu: Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô, hạn hán nặng, lượng mưa tăng,….
- Hiện tượng băng tan làm nước biển dâng khiến đất đai bị nhiễm mặn, chất lượng và số lượng nguồn nước ngọt dùng cho sinh hoạt của con người, cho nông nghiệp, công nghiệp bị ảnh hưởng, …..
- Nóng lên toàn cầu: Sa mạc ngày càng mở rộng, hệ sinh thái bị biến đổi, ….
Câu 14: Nhiệt năng của một miếng đồng là 180 J. Sau khi thực hiện được một công vào miếng đồng làm nó nóng lên và nhiệt năng của miếng đồng lúc đó là 500 J. Nhiệt lượng miếng đồng nhận được là?
Trả lời:
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
⇒ Nhiệt lượng mà miếng đồng nhận được trong trường hợp trên bằng:
500 − 180 = 320 J.
Câu 15: Lọ thủy tinh có nắp xoay bằng sắt khi để lâu ngày, rất khó dùng tay mở nắp. Nếu hơ nóng nắp sắt này rồi mới xoay thì xoay dễ dàng hơn. Giải thích vì sao?
Trả lời:
Khi hơ nóng nắp sắt thì nắp sắt nóng lên nở ra không bám chặt vào miệng lọ thủy tinh nữa giúp ta xoay mở được dễ dàng hơn.
Câu 16: Biết 1 lít rượu khi tăng thêm 50°C thì thể tích của nó tăng thêm 50ml. Khi đun nóng 0,5m3 một chất A tăng thêm 50°C thì thể tích của nó tăng thêm 9000ml. Hỏi A là chất nào?
Trả lời:
- Biết 1 lít rượu khi tăng thêm 50°C thì thể tích của nó tăng thêm 50ml. Như vậy nếu 500 lít rượu (0,5m3) tăng thêm 50°C thì thể tích của nó tăng thêm 25000ml.
- Vậy chất A giãn nở vì nhiệt kém rượu (chất lỏng) do đó chất A không thể là chất khí, nó chỉ có thể là chất rắn hoặc chất lỏng.
Câu 17: Một vật có khối lượng 3 kg được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 9m. Bỏ qua sức cản của không khí. Nhiệt lượng toả ra khi vật chạm đất cứng mà không nảy lên là (giả sử năng lượng sinh ra trong khi chạm đất đều toả thành nhiệt):
Trả lời:
+ Khi thả vật không vận tốc đầu từ độ cao h = 10 m.
Ta có: Thế năng chuyển hóa thành động năng sau đó chuyển hóa thành nhiệt năng (khi chạm đất).
+ Trọng lượng của vật là: P = 10.m = 10.3 = 30 N.
+ Công của trọng lực là: A = P.h = 30.9 = 270 J.
⇒ Nhiệt lượng tỏa ra khi vật chạm đất cứng mà không nảy lên chính là công của trọng lực và bằng 270 J.
Câu 18: Một tấm đồng có một mặt sáng bóng và mặt kia sẫm nhám (hình vẽ). Nung nóng tấm đồng rồi đặt hai bàn tay cách mỗi bề mặt của tấm đồng một khoảng nhất định thì phía bên tay nào cảm thấy nóng hơn?
Trả lời:
Bề mặt sẫm nhám hấp thụ nhiệt và phát ra bức xạ nhiệt tốt hơn nên bàn tay ta áp gần bề mặt này sẽ cảm thấy nóng hơn.
Câu 19: Ban đầu hai bình A và B chứa cùng một lượng nước ở nhiệt độ 80°C. Người ta giảm nhiệt độ của bình A 10°C và bình B xuống 30°C.
- Khi đó cho ta biết điều gì về thể tích nước của hai bình A và B?
Trả lời:
- Sau khi giảm nhiệt độ thì bình A có nhiệt độ là 70°C, bình B có nhiệt độ là 50°C. Do bình A hạ nhiệt độ ít hơn bình B nên thể tích của nó bị giảm đi ít hơn bình B.
- Vì vậy thể tích nước ở bình A lúc này lớn hơn nước ở bình B.
Câu 20: Một bình nhôm khối lượng 0,5 kg chứa 0,118 kg nước ở nhiệt độ 20°C. Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,2kg đã được nung nóng tới 75°C.. Xác định nhiệt độ của nước khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt. Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 896 J/(kg.K); của nước là 4,18.103 J/(kg.K); của sắt là 0,46.103 J/(kg.K).
Trả lời:
Gọi t là nhiệt độ cân bằng của hệ.
Nhiệt lượng mà nước thu vào cho đến khi cân bằng nhiệt:
Q1 = m1.c1. Δt1
Nhiệt lượng mà bình nhôm thu vào cho đến khi cân bằng nhiệt:
Q2 = m2.c2.Δt2
Nhiệt lượng miếng sắt tỏa ra cho đến khi cân bằng nhiệt:
Q3 = m3.c3.Δt3
Tổng nhiệt lượng thu vào bằng nhiệt lượng tỏa ra: Q1 + Q2 = Q3
↔ (m1.c1 + m2.c2)Δt1 = m3.c3.Δt3
Thay số ta được:
(0,118.4,18.103 + 0,5.896).(t - 20) = 0,2.0,46.103 .(75 - t)
↔ 941,24.(t – 20) = 92.(75 – t) ↔ 1033,24.t = 25724,8
=> t = 24,9°C.
Vậy nhiệt độ cân bằng trong bình là t ≈ 24,9°C