Câu hỏi tự luận Công dân 8 cánh diều Ôn tập từ bài 7 - bài 10 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập từ bài 7 - bài 10 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 8 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 7-10 (PHẦN 1)

Câu 1: Em hãy cho biết xác định mục tiêu cá nhân có nghĩa là gì?

Trả lời:

Mục tiêu cá nhân là những kết quả cụ thể mà mỗi cá nhân muốn đạt được trong một thời gian nhất định.

Câu 2: Em hãy cho biết khái niệm của kế hoạch chi tiêu là gì?

Trả lời:

Kế hoạch chi tiêu xác định các khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình.

 

Câu 3: Em hãy cho biết các nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Trả lời:

Có nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như: thiết bị điện quá tải; rò rỉ khí ga; thiết bị điện kém chất lượng; nắng nóng kéo dài; nguyên vật liệu xây dựng dễ cháy; trang, thiết bị phòng cháy, chữa cháy không đảm bảo; chế biến, bảo quản thực phẩm sai cách; cất giấu vũ khí trong nhà; sấm sét khi mưa giông,…

Câu 4: Lao động là gì? Ý nghĩa của lao động là?

Trả lời:

- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.

- Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.

Câu 5: Em hãy cho biết có bao nhiêu loại mục tiêu cá nhân? Hãy nêu phân biệt ngắn gọn về các loại mục tiêu đó.

Trả lời:

Có 2 loại mục tiêu cá nhân: mục tiêu cá nhân được phân loại theo lĩnh vực à mục tiêu cá nhân được phân loại theo thời gian.

+ Mục tiêu cá nhân được phân loại theo lĩnh vực: phát triển bản thân, gia đình, bạn bè, sức khỏe, học tập, tài chính, cống hiến xã hội,…

+ Mục tiêu cá nhân được phân loại theo thời gian: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.

Câu 6: Theo em, vì sao chúng ta cần kiểm tra và điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu trong quá trình lập kế hoạch chi tiêu cá nhân?

Trả lời:

Chúng ta phải kiểm tra và điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu vì:

Trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu sẽ xảy ra các tình huống mà chúng ta chưa biết được trước nên cần phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện các điểm bất thường và điều chỉnh kịp thời để không làm hỏng kế hoạch đã đề ra. 

 

Câu 7: Em hãy cho biết trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Trả lời:

Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn, vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại như: không tham gia vào các hoạt động sản xuất, tàng trữ, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất cháy, nổ...; không đốt pháo, không đốt lửa gần khu vực để xăng, ga...; không nghịch, cưa bom, mìn, đạn pháo để lấy thuốc...

+ Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhắc nhở mọi người xung quanh cẩn thận trong mọi hành vi, việc làm để không xảy ra các tai nạn đáng tiếc do vũ khí, các chất cháy, nổ và độc hại gây ra.

+ Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.

Câu 8: Việc hợp đồng lao động được tiến hành theo phương thức và nguyên tắc như thế nào?

Trả lời:

- Việc ký kết hợp đồng lao động được tiến hành theo phương thức thương lượng, thỏa thuận, trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.

 

Câu 9: Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi:

     Thông tin: Để thành công trong cuộc sống, mỗi người có một cách xác định mục tiêu cá nhân khác nhau. Chìa khoá để việc xác định mục tiêu có hiệu quả là xác định rõ các mục tiêu của bạn. Một trong những cách xác định mục tiêu cá nhân được nhiều người áp dụng hiện nay là sử dụng mô hình S.M.A.R.T. Cụm từ SMART là viết tắt của các từ:

Specific: Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng về thời gian, nguồn lực và cách thức thực hiện.

Measurable: Mục tiêu có thể đo lường được về mức độ, số lượng.

Attainable: Mục tiêu phải khả thi, căn cứ vào cuộc sống hiện tại để thiết lập một đích đến.

Relevant: Mục tiêu phù hợp, tập trung vào điều bạn thực sự mong muốn.

Time – bound: Mục tiêu phải xác định được thời hạn hoàn thành cụ thể.

(Theo sách Đừng để mục tiêu như diều không gió, S.M.A.R.T goals made simple: 10 bước để thiết lập và đạt được mục tiêu SMARTS.J.Scott,, Tâm An dịch; NXB Công thương; 2022)

Trường hợp: Nga đặt mục tiêu luyện tập thể dục để phát triển thể lực, nâng cao sức khỏe bản thân. Mục tiêu là vậy nhưng Nga không có kế hoạch rõ ràng mà rất tùy hứng, có khi cả tuần Nga chỉ dành được một buổi để tập thể dục. Vì luyện tập thiếu khoa học như vậy nên Nga cảm thấy áp lực với kế hoạch của của bản thân đã đề ra.

Câu hỏi: Em hãy sử dụng mô hình S.M.A.R.T trong thông tin để nhận xét cách xác định mục tiêu trong trường hợp trên.

Trả lời:

Bạn Nga xác định mục tiêu thiếu tiêu chí của mô hình SMART, đó là Specific: Mục tiêu phải cụ thể, rõ ràng về thời gian, nguồn lực và cách thức thực hiện.

Câu 10: Sắp vào năm học, em cần mua thêm một số đồ dùng học tập nhưng số tiền tiêu vặt mẹ cho hằng ngày không quá nhiều để có thể mua được số đồ dùng mà em mong muốn em phải làm như thế nào?

Trả lời:

Để mua được những món đồ dùng học tập cần thiết em có thể làm như sau:

- Lên danh sách các món đồ dùng cần thiết phải mua, giá tiền của từng món và ước tính số tiền cần sử dụng.

- Thực hiện tiết kiệm tiền mỗi ngày, từ số tiền tiêu vặt mà em có được, từ các khoản được bố mẹ cho thêm.

- Có thể hỏi sự giúp đỡ của bố mẹ nếu số tiền em còn thiếu quá nhiều. 

 

Câu 11: Em đang trên đường đi học về thì phát hiện một nhóm bạn nhỏ xúm lại vây quanh một vật thể lạ. Em sẽ làm gì để giải thích với nhóm bạn về sự nguy hiểm của việc chơi chung với các vật thể lạ?  

Trả lời:

Nếu phát hiện một nhóm bạn nhỏ chơi với các vật thể lạ:

- Khuyên các em không nên chơi gần, tò mò tới các vật thể mà mình không rõ là gì.

- Những vật thể lạ đó có thể là bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, sẽ vô cùng nguy hiểm nếu các em chơi gần. 

Câu 12: Hãy cho biết ý kiến của em về hai quan niệm dưới đây và giải thích vì sao?

  1. a) Lao động là hoạt động sử dụng sức lao động để tạo ra thu nhập.
  2. b) Chỉ những hoạt động tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội mới là lao động.

Trả lời:

- Em đồng ý với ý kiến (b).

- Bởi vì: Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.

 

Câu 13: Em hãy cho biết lợi ích của việc xác định mục tiêu cá nhân trong các trường hợp dưới đây:

  1. Bạn P đặt mục tiêu tiết kiệm 200.000 đồng trong một năm để mua quà tặng mừng thọ ông bà.
  2. Bạn K đặt mục tiêu mỗi ngày dành 30 phút tập thể dục
  3. Bạn S đặt mục tiêu mỗi tuần dành một buổi để sắp xếp lại đồ đạc trong phòng của mình.
  4. Bạn T đặt mục tiêu trong năm học này sẽ tiết kiệm được 50.000 đồng để ủng hộ học sinh nghèo từ việc thu gom giấy vụn.

Trả lời:

  1. Để bày tỏ lòng hiếu thảo với ông bà
  2. Để nâng cao sức khỏe
  3. Để tạo môi trường sống sạch sẽ, gọn gàng; tạo thói quen ngăn nắp cho bản thân
  4. Để giúp đỡ các bạn học sinh nghèo vượt khó

Câu 14: Sắp tới là sinh nhật mẹ H, bản thân có tiết kiệm được một 500.000 đồng từ phần thưởng học bổng của học kì trước. H muốn mua bánh sinh nhật và quà tặng mẹ. Em hãy giúp H lập kế hoạch chi tiêu để vừa có thể tặng quà sinh nhật cho mẹ mà vẫn đảm bảo được các khoản chi tiêu có thể phát sinh trong những ngày trước sinh nhật của mẹ?

Trả lời:

H có thể cân đối chi tiêu cho dịp sinh nhật của mẹ với số tiền hiện có như sau:

- Tham khảo các mẫu bánh sinh nhật trong tầm giá 250.000 đồng để mua tặng mẹ.

- Dựa vào sở thích của mẹ H có thể mua thêm một món quà trong tầm 100.000 đồng làm quà tặng.

- Số tiền còn lại H có thể dùng để dự trù cho các khoản chi phí phát sinh.

Câu 15: Bà M là một thành viên trong Hợp tác xã Nông nghiệp sạch, các hoạt động nuôi trồng trong Hợp tác xã đều chú trọng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng. Trong một lần về quê thăm bà con, bà M chứng kiến cảnh nông dân phun tưới số lượng nhiều thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng, vứt bừa bãi các vỏ chai, lọ ở bờ mương. Theo em, để truyền tải được thông điệp về nông nghiệp sạch tới bà con nơi đây, bà M có thể làm gì?

Trả lời:

Để truyền tải được thông điệp về nông nghiệp sạch, bà M có thể thử các cách sau đây:

  • Tìm đến cán bộ phụ trách về nông nghiệp tại địa phương, trao đổi về vấn đề lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng.
  • Nêu các tác hại của việc sử dụng nhiều các chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật.
  • Giới thiệu về mô hình Hợp tác xã Nông nghiệp sạch cho bà con nơi đây áp dụng và thực hiện.

 

Câu 16: Công ty S cố ý chấm dứt hợp đồng lao động của chị H khi đang hưởng chế độ thai sản. Theo em, việc làm của công ty S có sai hay không? Chị H có thể làm gì để đòi lại các quyền lợi thuộc về mình.

Trả lời:

- Công ty S đã sai phạm khi cố ý chấm dứt hợp đồng với chị H khi chị đang hưởng chế độ thai sản.

- Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động năm 2019:

“Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự…”

⇒ Chị H có thể căn cứ theo Luật pháp đã ban hành để tìm lại các quyền lợi thuộc về mình.

Câu 17: Đầu năm học, P quyết tâm đạt danh hiệu học sinh giỏi. P đã liệt kê các việc cần làm ở trên lớp và ở nhà. Hai tuần đầu, P thực hiện rất tốt, nhưng sau đó P chủ quan cho rằng mình có đủ khả năng để đạt được mục tiêu đặt ra, không cần tính toán các công việc cụ thể mỗi ngày. P tự nhủ cứ để tất cả bài tập vào cuối tuần làm một loáng là xong. Nhưng đến cuối tuần, P ngập trong đống bài mà không thể hoàn thành. Nhiều tuần trôi qua như vậy và cũng sắp đến kì thi học kì, P có vẻ nản lòng với mục tiêu đặt ra từ đầu năm.

  1. a) Em hãy nhận xét việc thực hiện mục tiêu của P
  2. b) Nếu là bạn của P, em sẽ đưa ra lời khuyên cho P như thế nào?

Trả lời:

  1. a) P không thực hiện được mục tiêu mà mình đặt ra chỉ vì chủ quan về khả năng của bản thân mình, dễ dàng bỏ cuộc, dễ chán nản, thiếu quyết tâm và kiên định khi thực hiện mục tiêu đặt ra.
  2. b) Nếu là bạn của P, em sẽ khuyên P làm theo những việc mà P đã liệt kê ra;cùng rủ P đặt ra mục tiêu đạt danh hiệu học sinh giỏi để cả hai cùng phấn đấu.

Câu 18: M tiết kiệm được một số tiền từ khoản chi tiêu hàng ngày mà bố mẹ cho em, em dự tính sẽ để mua chiếc áo mà em hằng mong ước. Nhưng ở trường, để chuẩn bị cho kì thi cuối kì, nhà trường có bán ra bộ sách ôn tập cho học sinh. M vừa muốn mua sách vừa muốn mua áo mà số tiền em có lại hạn chế. M nên làm gì trong tình huống này?

Trả lời:

Cách M có thể tham khảo để giải quyết tình huống:

- M nên ưu tiên khoản chi tiêu cần thiết trước, việc học là quan trọng nên M hãy dành số tiền tiết kiệm được để mua bộ sách, phục vụ cho việc ôn tập thi cho tốt.

- Chiếc áo M có thể mua vào lần tới khi M có đủ tiền.

 

Câu 19: Cuối tuần, đoàn thanh niên xã tổ chức hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy cho học sinh. Bạn A xin phép bố mẹ cho phép tham gia, tuy nhiên bố mẹ bạn cho rằng đó không phải là hoạt động học tập nên không đồng ý.

Nếu là bạn A, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào?

Trả lời:

Bạn A có thể giải thích cho bố mẹ dựa vào các gợi ý dưới đây:

  • Nói cho bố mẹ nghe về điều cần thiết của việc hiểu biết các quy tắc về phòng cháy chữa cháy.
  • Việc tham gia hoạt động đó tuy không phải là một hoạt động học tập, nhưng những kiến thức, kĩ năng học được lại có ích rất lớn trong việc bảo vệ bản thân khỏi tai nạn cháy nổ.

Câu 20: Cho tình huống sau: Hàng cơm gần nhà chị Hoa có một cô bé làm thuê mới 14 tuổi những ngày nào cũng phải gánh thùng nước to, nặng quá sức mình và còn hay bị bà chủ đánh đập, chửi mắng.

  1. a) Bà chủ hàng cơm đã có những hành vi sai phạm gì?
  2. b) Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử như thế nào?

Trả lời:

  1. a) Bà chủ hàng cơm đã có những sai phạm sau:

- Sử dụng trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.

- Bắt trẻ em làm những việc nặng nhọc, qua sức.

- Ngược đãi người lao động.

  1. b) Nếu là người chứng kiến, em sẽ:

- Góp ý để bà chủ quán biết những vi phạm của người chủ quán.

- Báo cho người có trách nhiệm biết nếu bà ta không sửa chữa những việc làm sai trái của mình.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay