Câu hỏi tự luận công dân 8 kết nối tri thức Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Bộ câu hỏi tự luận Công dân 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 8 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án công dân 8 kết nối tri thức

BÀI 7 : PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

(14 câu)

  1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1. Thế nào là bạo lực gia đình? Bạo lực gia đình để lại những hậu quả gì?

Trả lời

- Bạo lực gia đình được hiểu là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. 

- Bạo lực gia đình để lại những hậu quả như: 

+ Gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội.

+ Gây thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong.

+ Làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực.

Câu 2. Thế nào là bạo lực gia đình? Bạo lực gia đình được thể hiện dưới những hình thức nào?

Trả lời

- Bạo lực gia đình được hiểu là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình. 

- Hình thức thể hiện của bạo lực gia đình:

+ Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình.

+ Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình.

+ Bạo lực kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động...)

+ Bạo lực về tình dục: là hành vi mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.

Câu 3. Em hãy nêu những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình?

Trả lời

- Thiếu hiểu biết về pháp luật và bình đẳng giới.

- Đói nghèo, áp lực kinh tế, thất nghiệp.

- Lạm dụng rượu và chất gây nghiện.

- Mất cân đối về quyền lực.

- Mối quan hệ không lành mạnh: Ngoại tình, ghen tuông...

- Chứng kiến hoặc là nạn nhân bạo lực gia đình từ nhỏ. 

Câu 4. Em hãy nêu các cách để phòng, chống bạo lực gia đình.

Trả lời

- Tôn trọng, bình đẳng, chia sẻ, yêu thương các thành viên trong gia đình.

- Kiềm chế cảm xúc tiêu cực.

- Rời khỏi nơi có nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình, nói với người đáng tin cậy để nhờ can thiệp. Không nên dùng lời nói, thái độ tiêu cực để tỏ thái độ thách thức, nhờ người khác can thiệp bằng cách thức tiêu cực.




  1. THÔNG HIỂU (4 câu) 

Câu 1. Theo em, trách nhiệm cảu các thành viên trong phòng, chống bạo lực gia đình là gì?

Trả lời

- Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình.

- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thực hiện các biện pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Câu 2. Theo em, người có mặt ở nơi xảy ra bạc lực gia đình có trách nhiệm như thế nào?

Trả lời 

- Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình và cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình.

- Ngăn cản hành vi bạo lực gia đình đang xảy ra, báo với cơ quan có thẩm quyền đến để chứng kiến vụ việc, bắt giữ người có hành vi bạo lực để chờ cơ quan công an đến giải quyết.

Câu 3: Theo em, nền tảng gia đình như thế nào có là mầm mống xảy ra bạo lực gia đình? 

Trả lời: 

- Người trong gia đình có nhận thức kém, không đủ tinh tế xử lí các tình huống trong gia đình dẫn đến xảy ra xung đột. 

- Gia đình có kinh tế eo hẹp, áp lực về kinh tế có thể làm cho các thành viên trong gia đình trở nên nóng nảy, không giữ được bình tĩnh và gây ra các hành động bạo lực.

- Do tệ nạn xã hội, người bố hoặc người mẹ trong gia đình nghiện ngập, cờ bạc.

- Do trình độ dân trí thấp và công tác tuyên truyền phổ biến luật chưa được hiệu quả. 

Câu 4: Theo em nếu là nạn nhân của các vụ bạo lực gia đình nên làm gì? 

Trả lời:

- Khi bị bạo hành thường xuyên, có thể tìm sự giúp đỡ của hàng xóm, bạn bè, hoặc chính quyền địa phương để can thiệp và xử lý.

- Nên tự chủ về tài chính hoặc có một khoản tiền tiết kiệm để không phụ thuộc vào chồng.

- Quay hình và chụp ảnh tất cả những bằng chứng bạo hành của đối phương để sử dụng khi cần thiết.

- Khi bị bạo hành nhiều lần, với thương tích nặng, có thể đi giám định thương tật để làm bằng chứng tố cáo đối phương.

- Phối hợp với bạn bè, gia đình, cơ quan chức năng giúp đối phương thay đổi tâm tính, để hạn chế các hành vi bạo lực.

- Nếu không thể thay đổi được tâm tính của đối phương và hành vi bạo lực vẫn tiếp diễn thường xuyên, chủ động yêu cầu ly hôn và phải đảm bảo an toàn cho bản thân và con cái để tránh hành vi bạo hành.

- Nếu do hành vi bạo hành khiến nạn nhân gặp vấn đề về tâm lý, có thể tìm đến chuyên gia tâm lý để hỗ trợ chữa lành tổn thương tâm lý.

  1. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1. Em hãy chỉ ra hình thức và tác hại của những hành vi bạo lực với cá nhân, gia đình và xã hội.

Stt

Trường hợp

Hình thức

Tác hại

1

Anh C không cho vợ đi làm vì sợ vợ có nhiều bạn. Hằng tháng, anh chỉ cho vợ một khoảng sinh hoạt phí rất ít.

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

2

Chị L thường xuyên đánh đập con cái, khiến cho con cái phải bỏ về nhà bà ngoại.

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

3

Vì không sinh được con trai nên chị T đã bị gia đình chồng ép sinh thêm con dù đã đủ 3 con.

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

4

Do không đồng tình với quyết định phân chia tài sản của cha mẹ, anh em T đã xảy ra xích mích, cãi vã, thậm chí xô xát với nhau.

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

......................................

Trả lời 

Stt

Trường hợp

Hình thức

Tác hại

1

Anh C không cho vợ đi làm vì sợ vợ có nhiều bạn. Hằng tháng, anh chỉ cho vợ một khoảng sinh hoạt phí rất ít.

Bạo lực về kinh tế

- Gây mất bình đẳng hôn nhân.

- Là nguyên nhân chính dẫn tới tan vỡ gia đình.

2

Chị L thường xuyên đánh đập con cái, khiến cho con cái phải bỏ về nhà bà ngoại.

Bạo lực tinh thần

- Gây tổn hại đến cuộc sống của các con (danh dự, sức khỏe, tâm lý...)

- Là nguyên nhân chính dẫn tới tan vỡ gia đình.

3

Vì không sinh được con trai nên chị T đã bị chồng ép sinh thêm con dù đã đủ 3 con.

Bạo lực tinh thần, bạo lực về tình dục

- Gây tổn thương đến cuộc sống của c T.

- Làm các con khiếp sợ.

- Là nguyên nhân chính dẫn tới tan vỡ gia đình.

4

Do không đồng tình với quyết định phân chia tài sản của cha mẹ, anh em T đã xảy ra xích mích, cãi vã, thậm chí xô xát với nhau.

Bạo lực tinh thần, bảo lực thể chất

- Gây tan vỡ gia đình.

- Tổn hại đến sức khỏe, danh sự... của anh em T.

- Làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội, gián tiếp gây ra các tệ nạn xã hội.

Câu 2. Theo em, một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có mầm mống của bạo lực gia đình, phải chứng kiến các hành động bạo lực từ nhỏ. Khi lớn lên đứa trẻ ấy sẽ như thế nào? 

 Trả lời: 

Những ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới trẻ nhỏ:

- Ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lí của trẻ nhỏ. 

- Những hành vi bạo lực trực tiếp lên trẻ nhỏ có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ. 

- Học hỏi từ những người trong gia đình về các thói quen bạo lực, trẻ em vốn học rất nhanh nên những hành vi bạo lực của cha, mẹ có thể làm trẻ bắt chước.

 - Mất niềm tin vào gia đình, trở nên vô cảm, thờ ơ. 

Câu 3: Em sẽ làm gì nếu chứng kiến các các hành vi bạo lực gia đình trong khu dân cư mình đang sinh sống.  

Trả lời: 

- Nếu em chứng kiến các hành vi bạo lực gia đình trong khu dân cư em đang sinh sống em sẽ làm như sau:

+ Xác định được mức độ nghiêm trọng của vấn đề bạo lực. 

+ Nhờ sự giúp đỡ của người lớn, để ngăn chặn lại hành vi bạo lực đang diễn ra.

+ Báo cho lực lượng giữ gìn an ninh địa phương đến để giải quyết tình hình bạo lực. 

+ Chú ý đến sự an toàn của bản thân khi thực hiện giúp đỡ các nạn nhân gặp tình trạng bạo lực gia đình. 

Câu 4: Em hãy sắp xếp các hành vi bạo lực gia đình dưới đây vào các hình thức bạo lực tương ứng: 

Hình thức bạo lực gia đình

Bạo lực về thể chất 

Bạo lực về tinh thần

Bạo lực về kinh tế

Bạo lực về tình dục

  1. Mỗi khi làm gì sai, bạn Y lại bị bố đánh. 
  2. Chị X ngăn cản chồng cũ không được đến thăm con. 
  3. Đặt kì vọng quá lớn vào con trai, bố mẹ bạn C bắt con học quá nhiều, không có thời gian để nghỉ ngơi, khiến bạn bị trầm cảm.
  4. Mặc dù mới 14 tuổi, bạn Q đã bị bố mẹ bắt làm nhiều việc nặng nhọc, quá sức. 
  5. Mỗi lần tức giận, ông M lại đập phá đồ đạc trong nhà.
  6. Anh T ép buộc vợ phải sinh bằng được con trai để lấy người nối dõi. 
  7. Chị H bắt chồng phải giao nộp hết tiền lương hằng tháng. 

Trả lời: 

Bạo lực về thể chất 

Bạo lực về tinh thần

Bạo lực về kinh tế

Bạo lực về tình dục 

a, d

b, c, e

h

g

  1. VẬN DỤNG CAO (2 câu) 

Câu 1. Do nghi ngờ vợ ngoại tình với một đồng nghiệp ở cơ quan, trong những lần cãi nhau, anh A thường nói to cho bà con xung quanh nghe thấy. Không chịu được hành động của chồng, vợ anh đã bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Không những thế, anh A còn viết thư nặc danh gửi đến cơ quan vợ, photo, phát tán thư ở khu dân cơ nơi vợ chồng anh sống để nhằm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của chị. 

Theo em, hành vi này của a A có phải là hành vi bảo lực gia đình hay không? Vì sao?

Trả lời 

Hành vi của anh A là bạo lực gia đình dưới hình thức bảo lực về tinh thần của vợ. Hành vi nói xấu vợ với những người xung quanh, phát tờ rơi nói xấu bôi nhọ danh dự vợ của anh A là hành vi cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

Câu 2: Em sẽ xử lí như thế nào trong các trường hợp sau đây để tránh xảy ra các tình huống bạo lực gia đình. 

  1. Em cùng với bố cùng thảo luận về một vấn đề, chưa phân được rõ ai đúng ai sai thì bố em phải đi ra ngoài. Đến khi về thì em phát hiện bố đang say rượu. 
  2. Bố đi làm về muộn thường hay nổi cáu và đánh đập mẹ. 
  3. Em đi chơi nhưng chưa xin phép bố, khi chuẩn bị về đến nhà thì thấy bố đã đợi sẵn ở cổng với chiếc roi cầm trên tay. 

Trả lời: 

  • Hẹn bố khi khác sẽ nói về vấn đề đang thảo luận dở vì hiện tại bố đang say, không thích hợp để thảo luận.
  • Gọi điện cho ông bà, nhờ sự trợ giúp của ông bà đến can ngăn. 
  • Chạy sang nhờ ông bà, người thân trong gia đình xin bố bớt giận.   

=> Giáo án công dân 8 kết nối bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay