Câu hỏi tự luận công dân 8 kết nối tri thức Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại

Bộ câu hỏi tự luận Công dân 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 8 kết nối tri thức.

BÀI 9: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI

(14 câu)

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1. Em hãy cho biết các nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. 

Trả lời: 

Có nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như: thiết bị điện quá tải; rò rỉ khí ga; thiết bị điện kém chất lượng; nắng nóng kéo dài; nguyên vật liệu xây dựng dễ cháy; trang, thiết bị phòng cháy, chữa cháy không đảm bảo; chế biến, bảo quản thực phẩm sai cách; cất giấu vũ khí trong nhà; sấm sét khi mưa giông,…

Câu 2. Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ, liên quan đến các chất độc hại. 

Trả lời: 

Pháp luật Việt Nam quy định: 

- Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và các chất độc hại khác. 

- Chỉ các cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ các phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn. 

Câu 3. Em hãy nêu tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại vũ khí, chất nổ, chất độc hại đối với con người và xã hội? 

Trả lời: 

- Tính chất nguy hiểm, tác hại của các loại vũ khí, chất nổ, chất độc hại đối với con người và xã hội:

+ Gây thiệt hại về tài sản cho cá nhân, gia đình, xã hội; gây tàn phế, làm chết người..

+ Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

+ Ô nhiễm môi trường, tài nguyên bị cạn kiệt.

Câu 4. Nêu một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại?

Trả lời: 

- Một số quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nại vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại:

+ Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. 

+ Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở, sử dụng vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại phải được huấn luyện chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ các quy định về an toàn. 

2. THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1. Em hãy cho biết trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.  

Trả lời: 

Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn, vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại: 

+ Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại như: không tham gia vào các hoạt động sản xuất, tàng trữ, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất cháy, nổ...; không đốt pháo, không đốt lửa gần khu vực để xăng, ga...; không nghịch, cưa bom, mìn, đạn pháo để lấy thuốc... 

+ Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhắc nhở mọi người xung quanh cẩn thận trong mọi hành vi, việc làm để không xảy ra các tai nạn đáng tiếc do vũ khí, các chất cháy, nổ và độc hại gây ra. 

+ Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.

Câu 2: Em đồng tình với hành động nào sau đây: 

  1. Khi phát hiện tại con mương ở đầu xóm có xuất hiện một vật thể lạ, H cùng các bạn kéo nhau ra xem thực hư thế nào. 
  2. Gần đến Tết, ông K nhập được một lô pháo lậu về để bán kiếm thêm thu nhập. 
  3. Nhà trồng rau bán, bà T ý thức được sự độc hại của thuốc bảo vệ thực vật nên chỉ phun có định kì để sâu bệnh không hại rau và ngưng sử dụng một khoảng thời gian trước khi hái bán. 

Trả lời: 

  1. Không đồng tình. Vì vật thể lạ có thể là một thứ vũ khí còn sót lại, nhóm bạn kéo nhau đi xem có thể gây ảnh hưởng tới sự an toàn của bản thân. 
  2. Không đồng tình. Việc làm của ông K là đang làm trái với quy định của nhà nước về tàng trữ các chất cháy, nổ; ông K có thể phải chịu trách nhiệm hình sự với hành động của mình. 
  3. Đồng tình, bà T đã có nhận thức đúng đắn khi sử dụng các chất bảo vệ thực vật để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. 

Câu 3: Theo em, khi phát hiện ra người tàng trữ các chất, vật liệu dễ cháy tại nơi mình đang sinh sống em sẽ xử lí như thế nào?

Trả lời:

Khi phát hiện ra người tàng trữ các chất, vật liệu dễ cháy ở tại khu dân cư em sẽ xử lí như sau: xem xét tình hình thực tế tại nơi xảy ra vụ việc, báo cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phụ trách để xử lí vấn đề.  

Câu 4: Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, chúng ta cần thực hiện và ủng hộ những việc làm nào?

Trả lời:

Để phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại chúng ta cần ủng hộ các việc làm: 

- Tìm hiểu nghiêm chỉnh về các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. 

- Tố giác các hành vi tàng trữ, buôn bán trái phép pháo hoa.

- Xúi giục, dụ dỗ người khác tham gia vào việc mua bán, tàng trữ các chất gây cháy, nổ, chất độc hại.

- Báo cho các cơ quan chức năng để xử lí kịp thời khi phát hiện ra các vật thể lạ.  

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1. Em đang trên đường đi học về thì phát hiện một nhóm bạn nhỏ xúm lại vây quanh một vật thể lạ. Em sẽ làm gì để giải thích với nhóm bạn về sự nguy hiểm của việc chơi chung với các vật thể lạ?   

Trả lời: 

Nếu phát hiện một nhóm bạn nhỏ chơi với các vật thể lạ:

- Khuyên các em không nên chơi gần, tò mò tới các vật thể mà mình không rõ là gì. 

- Những vật thể lạ đó có thể là boom mìn còn sót lại sau chiến tranh, sẽ vô cùng nguy hiểm nếu các em chơi gần.  

Câu 2. Nhà H ở cạnh đường biên giới, dạo gần đây H phát hiện có một nhóm đối tượng lợi dụng địa hình để thực hiện các hành vi buôn bán các loại thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc, vào tiêu thụ tại thị trường của Việt Nam. Em nên làm gì khi phát hiện hành vi phạm tội của nhóm người trên?

Trả lời:

H nên quan sát nhóm đối tượng một cách cẩn trọng, có thể hãy ghi lại các bằng chứng phạm tội, trình báo sự việc lên các cơ quan chức năng để có biện phát xử lí hiệu quả. 

Câu 3: Trong một lần đứng đợi mua dầu hỏa cho bố ở cửa hàng xăng dầu, em trông thấy một chú vừa đứng chờ vừa hút thuốc lá. Em nên làm gì trong tình huống đó.   

Trả lời:

Khi trông thấy có người đứng hút thuốc lá tại cửa hàng xăng dầu, em sẽ khuyên người đó không nên hút nữa vì cửa hàng xăng dầu chứa rất nhiều chất đốt, dễ cháy nổ; một hành động bất cẩn có thể dẫn đến các tại nạn về cháy nổ thương tâm. 

Câu 4: Cuối tuần, đoàn thanh niên xã tổ chứ hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật về phòng cháy, chữa cháy cho học sinh. Bạn A xin phép bố mẹ cho phép tham gia, tuy nhiên bố mẹ bạn cho rằng đó không phải là hoạt động học tập nên không đồng ý. 

Nếu là bạn A, em sẽ thuyết phục bố mẹ như thế nào? 

Trả lời: 

Bạn A có thể giải thích cho bố mẹ dựa vào các gợi ý dưới đây: 

  • Nói cho bố mẹ nghe về điều cần thiết của việc hiểu biết các quy tắc về phòng cháy chữa cháy. 
  • Việc tham gia hoạt động đó tuy không phải là một hoạt động học tập, nhưng những kiến thức, kĩ năng học được lại có ích rất lớn trong việc bảo vệ bản thân khỏi tai nạn cháy nổ. 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1. Bà M là một thành viên trong Hợp tác xã Nông nghiệp sạch, các hoạt động nuôi trồng trong Hợp tác xã đều chú trọng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng. Trong một lần về quê thăm bà con, bà M chứng kiến cảnh nông dân phun tưới số lượng nhiều thuốc bảo vệ thực vật cho cay trồng, vứt bừa bãi các vỏ chai, lọ ở bờ mương. Theo em, để truyền tải được thông điệp về nông nghiệp sạch tới bà con nơi đây, bà M có thể làm gì?

Trả lời: 

Để truyền tải được thông điệp về nông nghiệp sạch, bà M có thể thử các cách sau đây:

  • Tìm đến cán bộ phụ trách về nông nghiệp tại địa phương, trao đổi về vấn đề lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng. 
  • Nêu các tác hại của việc sử dụng nhiều các chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật.
  • Giới thiệu về mô hình Hợp tác xã Nông nghiệp sạch cho bà con nơi đây áp dụng và thực hiện. 

Câu 2: Em hãy nêu một vài tác hại của tai nạn cháy nổ trong đời sống của chúng ta hiện nay. Em hãy nêu một ví dụ về thiệt hại mà cháy nổ gây ra.  

Trả lời:

- Hiện nay các vụ cháy có thể gây ra các thiệt hại đến cuộc sống của chúng ta như sau: 

+ Phá hủy nghiêm trọng các tài sản, vật chất mà chúng ta cố gắng gây dựng.  

+ Gây thiệt hại về tính mạng con người, thương tật. 

+ Ảnh hưởng đến môi trường sống.

- Ví dụ: Cháy lớn ở quán Karaoke đường Trần Thái Tông

+ Vụ cháy diễn ra làm 13 người thiệt mạng. 

+ Toàn bộ tài sản trong quán Karaoke hư hại hoàn toàn.



Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay