Câu hỏi tự luận công dân 8 kết nối tri thức Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
Bộ câu hỏi tự luận Công dân 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 8 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công dân 8 kết nối tri thức
BÀI 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN
(15 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1. Lao động là gì? Ý nghĩa của lao động là?
Trả lời
- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.
- Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.
Câu 2. Vì sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân?
Trả lời
- Lao động là quyền của công dân: Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
- Lao động là nghĩa vụ của công dân:
+ Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình.
+ Mọi người đều phải tham gia lao động, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì với phát triển đất nước.
+ Lao động là nghĩa vụ đối với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước của mỗi công dân.
Câu 3. Thế nào là hợp đồng lao động?
Trả lời
- Để thiết lập quan hệ lao động, người lao động và người sử dụng lao động phải kí kết một văn bản, gọi là hợp đồng lao động.
- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuân giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Câu 4. Nội dung hợp đồng lao động gồm những vấn đề gì? Có các loại hợp đồng nào?
- Nội dung hợp đồng lao động bao gồm:
+ Công việc phải làm, thời gian, địa điểm làm việc.
+ Tiền lượng, chế độ bảo hiểm đối với người lao động.
+ Điều kiện về an toàn và vệ sinh lao động.
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên kí kết hợp đồng.
+ Thời hạn hợp đồng.
- Có các loại hợp đồng sau:
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chất dứt hiệu lực của hợp đồng.
+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời gian, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
+ Hợp đồng lao động theo mùa hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1. Theo em, quyền làm việc của công dân được thể hiện như thế nào?
Trả lời
- Công dân có quyền làm việc, quyền tự do sử dụng sức lao động đem lại thu nhập cho bản thân và có ích cho xã hội.
- Công dân có quyền tạo ra việc làm, bất kì hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được công nhận là việc làm.
- Quyền làm việc là sử dụng sức lao động để làm ra sản phẩm vật chất, tinh thần hoặc thực hiện một dịch vụ nhất định.
Câu 2. Việc hợp đồng lao động được tiến hành theo phương thức và nguyên tắc như thế nào?
Trả lời
- Việc kí kết hợp đồng lao động được tiến hành theo phương thức thương lượng, thỏa thuận, trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của nhau.
Câu 3. Trách nhiệm của bản thân công dân là gì? Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ, em cần làm gì?
Trả lời
- Trách nhiệm của công dân:
+ Tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ lao động của người công dân.
+ Góp phần đấu tranh chống những biểu hiện sai trái, trái pháp luật trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người công dân.
- Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ em phải ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, sống lành mạnh, rèn luyện toàn diện để chuẩn bị hành trang bước vào đời.
Câu 4. Em hãy nêu vai trò của lao động đối với xã hội và đời sống của con người.
Trả lời:
Vai trò của lao động đối với đời sống của con người:
- Lao động có ý nghĩa vô cùng quan trọng và to lớn trên khắp các mặt của đời sống, kinh tế, xã hội.
- Lao động tạo ra nguồn vật chất nuôi sống mỗi con người, gia đình và xã hội.
- Lao động là nguồn thu nhập chính đáng, giúp ổn định cuốc sống của con người.
- Lao động giúp phân công, tổ chức lao động hợp lý, biết tính toán và sáng tạo để đạt năng suất, chất lượng hiệu quả nhất, chi tiêu hợp lý cùng như tiết kiệm. Từ việc lao đông mà các cá nhân trong xã hội giữ được cân bằng trong cuộc sống. Lao động còn là quá trinh sáng tạo không ngừng để tạo ra những cái mới làm thay đổi , cải tiến xã hội.
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1. Hãy cho biết ý kiến của em về hai quan niệm dưới đây và giải thích vì sao?
- a) Lao động là hoạt động sử dụng sức lao động để tạo ra thu nhập.
- b) Chỉ những hoạt động tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội mới là lao động.
Trả lời
- Em đồng ý với ý kiến (b).
- Bởi vì: Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.
Câu 2. Theo em, trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng? Vì sao?
- a) Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không phải làm gì.
- b) Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình.
- c) Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình.
- d) Học nhiều cũng chẳng để làm gì, cứ làm ra nhiều tiền là tốt nhất.
đ) Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình.
- e) Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy nên không phải tham gia lao động.
Trả lời
- Các ý kiến đúng: b, đ, e
- Những ý kiến trên đều đúng quy định của pháp luật về quyền trẻ em. Trẻ em ngoài việc học tập có thể làm những việc gia đình vừa sức để giúp đỡ cha mẹ.
Câu 3. P năm nay 15 tuổi nhưng do nhà hoàn cảnh khó khăn nên em có xin vào một xưởng làm đồ thủ công mĩ nghệ để làm thêm, vừa kiếm thêm thu nhập vừa có thể rèn luyện được tay nghề. Chủ xưởng thường xuyên yêu cầu P làm các công việc như cắt, dập sợi mây bằng máy dập. Theo em, hành động của chủ xưởng đó đã thực hiện đúng các quy tắc về sử dụng lao động chưa thành niên của nhà nước không?
Trả lời:
- Hành động của chủ nhà xưởng mà P đang theo làm chưa làm đúng theo những điều mà Nhà nước đã quy định về việc sử dụng lao động thành niên.
- Theo quy định của Nhà nước lao động tuổi thành niên:
- Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
- Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động.
- Lao động chưa thành niên chỉ được làm công việc phù hợp với sức khoẻ để bảo đảm sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
- Người sử dụng lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên có trách nhiệm quan tâm chăm sóc người lao động về các mặt lao động, sức khoẻ, học tập trong quá trình lao động.
Câu 4: Công ty S cố ý chấm dứt hợp đồng lao động của chị H khi đang hưởng chế độ thai sản. Theo em, việc làm của công ty S có sai hay không? Chị H có thể làm gì để đòi lại các quyền lợi thuộc về mình.
Trả lời:
- Công ty S đã sai phạm khi cố ý chấm dứt hợp đồng với chị H khi chị đang hưởng chế độ thai sản.
- Theo quy định tại Điều 37 Bộ luật lao động năm 2019:
“Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự…”
Chị H có thể căn cứ theo Luật pháp đã ban hành để tìm lại các quyền lợi thuộc về mình.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1. Cho tình huống sau: Hàng cơm gần nhà chị Hoa có một cô bé làm thêu mới 14 tuổi những ngày nào cũng phải gánh thùng nước to, nặng quá sức mình và còn hay bị bà chủ đánh đập, chửi mắng.
- a) Bà chủ hàng cơm đã có những hành vi sai phạm gì?
- b) Nếu là người chứng kiến, em sẽ ứng xử như thế nào?
Trả lời
- a) Bà chủ hàng cơm đã có những sai phạm sau:
- Sử dụng trẻ dưới 15 tuổi vào làm việc.
- Bắt trẻ em làm những việc nặng nhọc, qua sức.
- Ngược đãi người lao động.
- b) Nếu là người chứng kiến, em sẽ:
- Góp ý để bà chủ quán biết những vi phạm của người chủ quán.
- Báo cho người có trách nhiệm biết nếu bà ta không sửa chữa những việc làm sai trái của mình.
Câu 2: Chị P làm việc tại công xưởng của ông Y đã 4 tháng, ông Y hứa sẽ tăng lương nếu chị P làm tốt các công việc đã được giao. Chị P có nên đồng ý với điều khoản của ông Y theo cách thỏa thuận miệng như vậy không nếu có xảy ra điều gì không đúng với thỏa thuận thì chị P có thể dựa vào đâu để bảo vệ quyền lợi của mình?
Trả lời:
Để đảm bảo được quyền lợi của mình trong trường hợp này, chị P nên yêu cầu ông Y đưa ra một văn bản quy phạm về việc sẽ tăng lương cho chị, để làm căn cứ, phòng khi ông Y quên mất những gì đã trao đổi với chị P.
Câu 3: Anh A một xưởng sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động chính của nhà anh là các bạn trẻ thuộc lứa tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Anh A nên căn cứ vào điều gì để có cách ứng xử, sử dụng lao động đúng đắn với lực lượng lao động nhà mình?
Trả lời:
Đối với lực lượng lao động là người đủ 15 đến chưa đủ 18 tuổi Nhà nước quy định không được giao cho người lao động những việc làm sau:
- a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên.
- b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác.
- c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hoá chất, khí ga, chất nổ.
- d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc.
đ) Phá dỡ các công trình xây dựng.
- e) Nấu, thỗi, đúc, cán, dập, hàn kim loại.
- g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ.
- h) Công việc khác gây tổn thương đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
=> Giáo án công dân 8 kết nối bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân