Câu hỏi tự luận Công dân 8 kết nối Ôn tập từ bài 4 - bài 6 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập từ bài 4 - bài 6 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 8 kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 4-6 (PHẦN 2)

Câu 1: Bảo vệ lẽ phải được biểu hiện như thế nào? Ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải trong cuộc sống như thế nào?

Trả lời:

- Bảo vệ lẽ phải được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: qua thái độ, qua lời nói, cử chỉ và hành động của con người. Bảo vệ lẽ phải là phẩm chất cần thiết của mỗi người, góp phần làm cho xã hội trở nên lành mạnh tốt đẹp hơn.

- Bảo vệ lẽ phải giúp cho con người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.

Câu 2: Thế nào là tài nguyên thiên nhiên? Tài nguyên thiên nhiên có quan hệ như thế nào đối với môi trường?

Trả lời:

- Tài nguyên môi trường là những của cải, vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý, hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí...)

- Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Mỗi hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên dù tốt xấu đều có tác động đến môi trường.

 

Câu 3: Em hãy cho biết khái niệm của mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn là gì? Nêu ví dụ.

Trả lời:

- Mục tiêu ngắn hạn là những mục tiêu liên quan đến những kế hoạch và dự định của em trong thời gian gần đây nhất.

+ Ví dụ: đạt được học sinh giỏi trong học kì tới.

- Mục tiêu dài hạn là những mục tiêu liên quan đến những kế hoạch trong một khoảng thời gian rất dài sau này của em.

+ Ví dụ: trở thành giáo viên tại một trường Tiểu học gần nhà.

Câu 4: Em hãy kể những việc làm thể hiện việc bảo vệ lẽ phải trong gia đình, nhà trường và xã hội

Trả lời:

- Biết nghe những ý kiến của người ta nói sau đó phân tích mặt đúng sai

- Chấp hành đúng quy định nơi mình học tập và làm việc

- Góp ý để bạn biết cái sai của bạn, giúp bạn sửa đổi khuyết điểm của mình để ngày càng hoàn thiện

Câu 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Vậy theo em, chúng ta cần có biện pháp gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Trả lời:

- Chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

- Tích cực tham gia các phong trào, hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương.

- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế ít chất thải, kinh tế tuần hoàn, trồng rừng...

- Nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt nguồn tài nguyên, hủy hoại môi trường.

- Phê phán, đấu tranh với các hành vi gây ô nhiễm môi trường và phá hoại tài nguyên thiên nhiên.

- Nếu thấy các hiện tượng, hành vi làm ô nhiễm môi trường, phá hoại tài nguyên thiên nhiên thì phải nhắc nhở hoặc báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền để trừng trị theo đúng pháp luật những kẻ cố ý hủy hoại môi trường, phá hoại thiên nhiên.

Câu 6: Để xác định được mục tiêu cá nhân em có thể thực hiện qua những cách nào? Nêu tóm tắt ngắn gọn về các cách đó.

Trả lời:

Để xác định được mục tiêu cá nhân, em có thể thực hiện bằng các cách sau:

* Mục tiêu cụ thể: Mỗi mục tiêu cần có kết quả cụ thể, rõ ràng.

- Ví dụ: Mong muốn “giảm cân” là chưa đủ cụ thể, phải là “giảm được 5kg”.

* Mục tiêu có thể định lượng: Cho phép theo dõi tiến trình của bản thân.

- Ví dụ: Em có thể theo dõi chính xác số cân mà em đã giảm được dựa vào việc cân đo cân nặng của em hằng tháng.

* Mục tiêu có thể đạt được: Mục tiêu phải có tính khả thi.

- Ví dụ: Nếu em đặt mục tiêu giảm 5kg trong vòng 4 tháng thì điều đó là khả thi nhưng nếu để giảm 5kg trong vòng 1 tuần điều đó là bất khả thi.

* Mục tiêu có tính thực tế: Mục tiêu phải hướng tới mục đích chung.

- Ví dụ: Để đạt được mục đích chung là “đạt được thành tích tốt trong học kì tới” thì việc đặt mục tiêu là “giảm được 5kg để có được thân hình cân đối, khỏe mạnh là phù hợp.

* Mục tiêu có thời hạn cụ thể: Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn đạt được.

- Ví dụ: “Giảm được 5kg trong vòng 4 tháng.”

Câu 7: Em sẽ lựa chọn cách giải quyết nào trong những trường hợp sau và giải thích vì sao?

Trong các cuộc tranh luận của các bạn cùng lớp, em sẽ:

  1. a) Bảo vệ đến cùng ý kiến của mình, không cần lắng nghe ý kiến của người khác.
  2. b) Ý kiến nào được nhiều bạn đồng tình làm theo.
  3. c) Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo.
  4. d) Không bao giờ dám đưa ra ý kiến của mình.

Trả lời:

- Em lựa chọn cách giải quyết (c): Lắng nghe ý kiến của bạn, tự phân tích, đánh giá xem ý kiến nào hợp lý nhất thì theo.

- Bởi vì: Khi bạn có ý kiến, em lắng nghe tức là em đang tôn trọng ý kiến của bạn, khi lắng nghe ý kiến của bạn trên cơ sở đó em phân tích, đánh giá xem ý kiến của bạn đã hợp lý hay chưa hợp lý, sau đó em mới đưa ra ý kiến của mình, nếu ý kiến của bạn đúng em phải bảo vệ ý kiến đó tức là e đang bảo vệ lẽ phải. Nếu ý kiến của bạn chưa đúng, em phải thuyết phục bạn và mọi người thấy được cái sai để tôn trọng ý kiến đúng.

Câu 8: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  1. Muốn phát triển kinh tế thì phải chấp nhận môi trường ô nhiễm.
  2. Sử dụng túi vải, giấy, một số loại lá,... để gói, đựng sản phẩm thay cho túi ni-lông là góp phần bảo vệ môi trường.
  3. Để bảo vệ cây trồng thì phun thuốc trừ sâu hóa học diệt trừ hết các loại côn trùng.
  4. Giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường chỉ là nhiệm vụ riêng của cán bộ quản lí môi trường.

Trả lời:

Em đồng tình với ý kiến: b, c.

Em không đồng tình với ý kiến: a, d.

Vì môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, là cơ sở để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần vì vậy mỗi con người đều có nhiệm vụ bảo vệ môi trường ngày một tốt hơn.

 

Câu 9: Em hiểu thế nào là ô nhiễm môi trường? Việc môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi dẫn đến hậu quả như thế nào?

Trả lời:

- Là sự làm thay đổi tính chất môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường.

- Môi trường bị ô nhiễm, hủy hoại môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi không có kế hoạch sẽ gây mất cân bằng sinh thái, làm cho môi trường bị suy thoái, điều đó dẫn đến hậu quả lớn: thiên tai, lũ lụt, ảnh hướng đến điều kiện sống, sức khỏe và tính mạng của con người.

Câu 10: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây?

- Ý kiến của bố mẹ luôn luôn đúng, mình phải tôn trọng.

- Ý kiến của bố mẹ luôn luôn đúng, mình phải nghe theo.

Trả lời:

Em không đồng ý với hai ý kiến trên. Bởi vì có lúc ý kiến của bố mẹ, thầy cô không hợp lý, chưa đúng. Vì thế, theo em mình phải lắng nghe những ý kiến của thầy cô, của bố mẹ và sau đó mình có cách xử sự đúng đắn, có ý kiến, nói lên quan điểm của mình để bảo vệ lẽ phải, tôn trọng lẽ phải.

 

Câu 11: Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (ngày 5 - 6), ỦY ban nhân dân xã T đã phát động cuộc thi "Sáng kiến tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên". Mỗi xóm sẽ chọn một sáng kiến xuất sắc để tham dự.

Nếu là người dân xã T, em và gia đình sẽ đề xuất sáng kiến tiết kiệm tài nguyên nào? Vì sao?

Trả lời:

Nếu là người dân trong xã T, em và gia đình sẽ đề xuất sáng kiến là sử dụng máy tạo ra năng lượng sạch như từ gió, nắng,...

Câu 12: A và B cùng tranh luận với nhau, A cho rằng việc đốt rừng làm nương rẫy là hành động vì con người. B cho rằng: hành động đó gây tác hại rất lớn với môi trường và cuộc sống của con người. Em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao?

Trả lời:

- Đồng ý với ý kiến của B.

- Đốt rừng gây ra tình trạng ô nhiễm do khói bụi, lớp đất màu mỡ bị rửa trôi, khí hậu thay đổi, gây lũ lụt, hạn hán, động thực vật quý hiếm giảm dần và tuyệt chủng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của con người.

 

Câu 13: Nếu người bạn thân của em mắc khuyết điểm, em sẽ lựa chọn phương án nào sau đây, vì sao?

  1. a) Bỏ qua như không biết khuyết điểm đó và vẫn chơi thân với bạn như bình thường.
  2. b) Xa lánh không chơi với bạn.
  3. c) Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.

Trả lời:

- Em lựa chọn cách giải quyết (c): Chỉ rõ cái sai cho bạn và khuyên bạn, giúp đỡ bạn để lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa.

- Bởi vì: Nếu bạn thân mắc khuyết điểm em chỉ rõ cái sai của bạn, khuyên bạn nhận ra cái sai để khắc phục sửa chữa và lần sau bạn không mắc khuyết điểm đó nữa, chính là em đã hành động đúng, không bao che dung túng những thiếu sót của bạn, đó là em đã giúp đỡ bạn một cách chân tình thẳng thắn, là em đã bảo vệ lẽ phải, giúp bạn điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình theo hướng tích cực.

Câu 14: Để đạt được mục tiêu học tập tốt môn tiếng Anh trong học kì tới, em cần làm những gì? 

Trả lời:

Để đạt được mục tiêu học tập tốt môn tiếng Anh trong học kì tới em cần lên kế hoạch ôn tập cụ thể cho môn tiếng Anh:

  • Bước 1. Xác định được các điểm ngữ pháp, kĩ năng chính em sẽ học trong học kì tới.
  • Bước 2. Liệt kê ra những phần khó, em cần nhiều thời gian ôn tập, phần quan trọng đối với em để ưu tiên làm trước.
  • Bước 3. Lên thời gian cụ thể cho từng đầu việc để có thể kiểm soát tiến độ ôn tập.
  • Bước 4. Thường xuyên kiểm tra lại mức độ tiếp thu kiến thức của bản thân để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp.
  • Bước 5. Tính đến điều chỉnh các hoạt động ôn tập cho phù hợp với thời gian thực tế.
  • Bước 6. Thực hiện một cách nghiêm túc kế hoạch đã đề ra.

Câu 15: Hai bạn N và Y thảo luận, N cho rằng nhiệm vụ của học sinh đương nhiên là phải học tập tốt nên không cần đặt mục tiêu cho việc học. Y lại cho rằng học sinh vẫn cần phải đặt những mục tiêu cụ thể cho việc học,.....

Em đồng tình với ý kiến của bạn nào? Hãy giải thích lí do vì sao?

Trả lời:

Em đồng tình với ý kiến của bạn Y vì đặt ra mục tiêu sẽ giúp cho người đó có động lực hơn trong việc học và hoàn thiện được bản thân hướng tới các kĩ năng, mục tiêu khác trong cuộc sống.

Câu 16: Nhóm bạn đang ngồi tám chuyện với nhau về mục tiêu trong tương lai. Bạn M liền tiếp lời: “Chỉ có những bạn có thành tích học tập không tốt mới cần phải xác định mục tiêu cá nhân, còn khi có thành tích học tập tốt thì sẽ không cần đến mục tiêu cá nhân”. Nếu em là một thành viên trong nhóm bạn đó em sẽ khuyên M như thế nào để M có nhận thức đúng về xác định mục tiêu cá nhân.

Trả lời:

Nếu em là một thành viên trong nhóm bạn đó, em sẽ khuyên bạn dựa trên các ý như sau:

- Việc lập kế hoạch không phải dành riêng cho một đối tượng, nó dành cho tất cả mọi người để hướng tới hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

- Dù học giỏi hay học học chưa tốt thì việc lập kế hoạch đều rất quan trọng, nó giúp chúng ta tập trung được vào mục tiêu của mình, có thể hoàn thành các công việc được hiệu quả hơn.

Câu 17: Thế nào là bảo vệ môi trường? Thế nào là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

Trả lời:

- Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra.

- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, tu bổ, tái tạo những tài nguyên có thể phục hồi được.

Câu 18: Vì không có tiền để chơi điện tử nên Đ đã lấy trộm tiền của một nhà hàng xóm và bị T bắt gặp. Đ đe dọa T nếu nói chuyện này với người khác sẽ bị ăn đòn. Nếu là T, em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống trên.

Trả lời:

- Nếu là T, em sẽ khuyên ngăn bạn không nên lấy trộm tiền vì đây là hành động phạm pháp. Nếu bạn không nghe em sẽ báo với thầy cô, bố mẹ của bạn để có phương án xử lí.

Câu 19: Anh N có mục tiêu dài hạn là sẽ trở thành một giảng viên dạy môn tiếng Anh giao tiếp tại Đại học, anh N cần phải nên kế hoạch để thực hiện mục tiêu này của mình sao cho phù hợp. Em hãy giúp anh N tìm ra các kĩ năng cần thiết để giúp anh N hoành thành được mục tiêu của mình.

Trả lời:

Các kĩ năng cần thiết để anh N có thể hoàn thành được mục tiêu của mình:

- Anh N cần phải có khả năng giao tiếp, truyền đạt tốt nếu muốn trở thành giảng viên, đặc biệt là giảng viên của ngành ngôn ngữ. Vì thế, nếu anh N cảm thấy kĩ năng giao tiếp của mình chưa ở mức tự tin thì anh có thể tham gia các khóa học để thúc đẩy tốt kĩ năng giao tiếp của mình.

- Anh N cần phải có chuyên môn vững vàng về môn học mình sẽ theo dạy.

- Để theo được nghề giáo, giữ được nhiệt huyết với nghề anh N phải đam mê với nghề mà mình theo đuổi.

Câu 20: Đánh dấu X vào cột phù hợp với ý kiến của em và giải thích lí do tại sao?

STT

Hành vi, việc làm

Ý kiến của em

Lí do

Đúng

Sai

1

Nam chỉ làm những việc mà bản thân cảm thấy thích, khi các bạn góp ý, Nam tỏ thái độ khó chịu và không chơi với các bạn đó nữa

...........................................

...........................................

...........................................

...........................................

...........................................

...........................................

2

Hân chỉ ủng hộ và làm theo ý kiến của đám đông.

...........................................

...........................................

3

Hoa và Mai là bạn thân nên mỗi khi Mai mắc khuyết điểm, Hoa tìm mọi cách để bảo vệ cho Mai.

...........................................

...........................................

...........................................

...........................................

4

Khi được bạn bè chỉ ra khuyết điểm, Trung luôn vui vẻ tiếp thu và khắc phục khuyết điểm

...........................................

...........................................

...........................................

...........................................

5

Thành luôn phản đối những ý kiến không giống mình

...........................................

...........................................

...........................................

Trả lời:

STT

Hành vi, việc làm

Ý kiến của em

Lí do

Đúng

Sai

1

Nam chỉ làm những việc mà bản thân cảm thấy thích, khi các bạn góp ý, Nam tỏ thái độ khó chịu và không chơi với các bạn đó nữa

X

Việc làm của Nam là sai vì Nam đã không tiếp thu những ý kiến, góp ý của bạn mà mà luôn tỏ ra khó chịu và không chơi với các bạn.

2

Hân chỉ ủng hộ và làm theo ý kiến của đám đông.

X

Việc làm của Hân là Hân là người không có chứng kiến, chỉ biết nghe theo đám đông.

3

Hoa và Mai là bạn thân nên mỗi khi Mai mắc khuyết điểm, Hoa tìm mọi cách để bảo vệ cho Mai.

X

Việc làm của Hoa là sai vì nếu là bạn tốt, chúng ta nhìn nhận khuyết điểm của bạn thì hãy tìm mọi cách giúp bạn sửa khuyết điểm đó thành điểm tốt.

4

Khi được bạn bè chỉ ra khuyết điểm, Trung luôn vui vẻ tiếp thu và khắc phục khuyết điểm.

X

Việc làm của Trung là đúng vì chúng luôn biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các bạn để khắc phục khuyết điểm của mình.

5

Thành luôn phản đối những ý kiến không giống mình

X

Việc làm của Thành là sai vì thành đã không biết lắng nghe, tôn trọng các ý kiến khác của mình, kể cả đó là ý kiến đúng.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay