Câu hỏi tự luận công dân 8 kết nối tri thức Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
Bộ câu hỏi tự luận Công dân 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 8 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án công dân 8 kết nối tri thức
BÀI 8: LẬP KẾ HOẠCH CHI TIÊU
(15 câu)
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1. Em hãy cho biết khái niệm của kế hoạch chi tiêu là gì?
Trả lời:
Kế hoạch chi tiêu xác định các khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình.
Câu 2: Em hãy nêu các bước để thực hiện kế hoạch chi tiêu.
Trả lời:
Các bước để thực hiện kế hoạch chi tiêu là:
- Bước 1. Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có.
- Bước 2. Xác định các khoản cần chi.
- Bước 3. Thiết lập quy tắc thu chi.
- Bước 4. Thực hiện kế hoạch chi tiêu.
- Bước 5. Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu.
Câu 3. Lập kế hoạch chi tiêu mang lại những lợi ích gì cho chúng ta?
Trả lời:
Việc lập kế hoạch chi tiêu mang lại những lợi ích sau:
- Có được cái nhìn rõ ràng, tổng quan cho các khoản chi hằng tháng.
- Phân biệt được khoản chi tiêu nào là cần thiết, khoản chi tiêu nào chưa thật sự cần thiết để có thể cân đối cho phù hợp.
- Việc lập kế hoạch chi tiêu cũng giúp chúng ta có thêm được các khoản tiền tiết kiệm dự trù cho các tình huống không ngờ đến.
Câu 4: Em hãy đọc các nhận định sau đây:
- Mỗi người đều nên thiết lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho bản thân.
- Việc lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho những người có mức thu nhập bấp bênh.
Em hãy cho biết từng nhận định trên là đúng hay sai. Giải thích lí do.
Trả lời:
- Nhận định đúng. Mỗi người cần thiết lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân để có thể chi tiêu một cách hợp lí, cân đối được các khoản tài chính cần thiết và tránh được các khoản chi tiêu không thiết yếu.
- Nhận định sai. Vì không chỉ người có thu nhập thấp mà đối với cả những người có thu nhập cao, nếu chúng ta không có một kế hoạch chi tiêu hợp lí thì việc tiêu tiền vô độ sẽ có lúc rơi vào tình trạng khó khăn.
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1. Theo em, vì sao chúng ta cần kiểm tra và điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu trong quá trình lập kế hoạch chi tiêu cá nhân?
Trả lời:
Chúng ta phải kiểm tra và điều chính lại kế hoạch chi tiêu vì:
Trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu sẽ xảy ra các tình huống mà chúng ta chưa biết được trước nên cần phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện các điểm bất thường và điều chỉnh kịp thời để không làm hỏng kế hoạch đã đề ra.
Câu 2. Em tán thành hay không tán thành với những ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
- Lập kế hoạch chi tiêu chủ yếu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm.
- Đảm bảo các khoản chi thiết yếu là nội dung quan trọng trong kế hoạch chi tiêu.
- Chỉ những người có thói quen chi tiêu tùy tiện mới cần lập kế hoạch chi tiêu.
- Chỉ những người có ít tiền mới cần lập kế hoạch chi tiêu.
Trả lời:
- Không tán thành. Lập kế hoạch chi tiêu không chỉ để thực hiện mục tiêu tiết kiệm, kế hoạch chi tiêu chủ yếu giúp chúng ta có thể cân bằng được tài chính.
- Tán thành. Vì mục tiêu tài chính là để chi cho các khoản chi tiêu thiết yếu tránh lãng phí vào các khoản không cần thiết.
- Không tán thành. Tất cả mọi người đều cần phải lập kế hoạch chi tiêu, đối với những người có thói quen chi tiêu tùy tiện thì cần nghiêm túc thực hiện kế hoạch đã đề ra.
- Không tán thành. Vì bất kì ai cũng cần phải thực hiệ kế hoạch chi tiêu.
Câu 3. Theo em chỉ chọn những món đồ có giá rẻ có phải là cách tốt nhất để thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu đã đề ra.
Trả lời:
- Để thực hiện tốt được kế hoạch chi tiêu đã đề ra chúng ta cần phải thực hiện tốt nhiều yếu tố: đặt ra được thời hạn thực hiện mục tiêu hợp lí, xác định được các khoản cần chi, thiết lập được quy tắc thu chi, cam kết thực hiện kế hoạch đã đề ra,…
- Việc mua đồ giá rẻ không phải cách tốt nhất để thực hiện kế hoạch chi tiêu nhưng nếu cứ chỉ chú ý mua đồ giá rẻ có thể mua phải các đồ dùng không tốt cho sức khỏe.
Câu 4: Em tán thành với ý kiến nào sau đây:
Ý kiến | Tán thành | Không tán thành |
a. Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra. | ||
b. Chỉ cần có kế hoạch là chúng ta đã có thể có chi tiêu hợp lí. | ||
c. Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu. | ||
d. Kế hoạch chi tiêu giúp kinh tế gia đình của chúng ta trở nên giàu mạnh hơn. |
Trả lời:
Ý kiến | Tán thành | Không tán thành |
a. Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra. | X | |
b. Chỉ cần có kế hoạch là chúng ta đã có thể có chi tiêu hợp lí. | X | |
c. Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu. | X | |
d. Kế hoạch chi tiêu giúp kinh tế gia đình của chúng ta trở nên giàu mạnh hơn. | X |
3. VẬN DỤNG (4 câu)
Câu 1. Sắp vào năm học, em cần mua thêm một số đồ dùng học tập nhưng số tiền tiêu vặt mẹ cho hằng ngày không quá nhiều để có thể mua được số đồ dùng mà em mong muốn em phải làm như thế nào?
Trả lời:
Để mua được những món đồ dùng học tập cần thiết em có thể làm như sau:
- Lên danh sách các món đồ dùng cần thiết phải mua, giá tiền của từng món và ước tính số tiền cần sử dụng.
- Thực hiện tiết kiệm tiền mỗi ngày, từ số tiền tiêu vặt mà em có được, từ các khoản được bố mẹ cho thêm.
- Có thể hỏi sự giúp đỡ của bố mẹ nếu số tiền em còn thiếu quá nhiều.
Câu 2. M lập kế hoạch chi tiêu trong vòng một tháng với các mục tiêu cho việc mua sắm đồ dùng cho dịp Tết, nhưng trong quá trình thực hiện phát sinh thêm một số việc cần sử dụng đến tiền, M lo lắng về việc kế hoạch chi tiêu đã đặt ra không thực hiện được. Theo em, M nên làm thế nào để có thể vẫn thực hiện được kế hoạch đã đề ra cùng với xử lí được các việc phát sinh?
Trả lời:
Để lập được kế hoạch đã đề ra M cần thực hiện như sau:
Khi lên kế hoạch chi tiêu M cần liệt kê các hoạt động có thể xen ngang vào kế hoạch chi tiêu của mình.
Dự trù một khoản phí để có thể ứng phó được với các việc phát sinh xảy ra trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu.
Câu 3. Em có ngoài việc thiết lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng, em còn cách nào để có thể giúp bản thân khắc phục được các thói quen chi tiêu không lành mạnh?
Trả lời:
Để khắc phục được các thói quen chi tiêu không lành mạnh có thể áp dụng các mẹo sau đây:
- Hạn chế xem các trang thông tin mua sắm trực tuyến, để tránh mua sắm quá độ.
- Cân nhắc kĩ lưỡng trước khi mua một sản phẩm nào đó, chỉ mua các sản phẩm thực sự cần thiết để tránh lãng phí.
- Không lựa mua các sản phẩm chỉ vì sở thích cá nhân, phải cân nhắc đến giá trị sử dụng và giá cả của sản phẩm trước khi mua.
Câu 4: N muốn mua được bộ sách mới ra của tác giả Antoine de Saint-Exupéry nhưng số tiền mà N đang có chưa đủ. Theo em, N có thể thực hiện tiết kiệm chi tiêu như thế nào để đạt được mục tiêu mua bộ sách mới?
Trả lời:
N có thể tiết kiệm tiền để mua bộ sách mới bằng các cách sau:
- Thực hiện kế hoạch nhỏ đem bán kiếm thêm một khoản tiền.
- Tiết kiệm từ các khoản tiền tiêu vặt hằng ngày.
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1. Sắp tới là sinh nhật mẹ H, bản thân có tiết kiệm được một 500.000 đồng từ phần thưởng học bổng của học kì trước. H muốn mua bánh sinh nhật và quà tặng mẹ. Em hãy giúp H lập kế hoạch chi tiêu để vừa có thể tặng quà sinh nhật cho mẹ mà vẫn đảm bảo được các khoản chi tiêu có thể phát sinh trong những ngày trước sinh nhật của mẹ?
Trả lời:
H có thể cân đối chi tiêu cho dịp sinh nhật của mẹ với số tiền hiện có như sau:
- Tham khảo các mẫu bánh sinh nhật trong tầm giá 250.000 đồng để mua tặng mẹ.
- Dựa vào sở thích của mẹ H có thể mua thêm một món quà trong tầm 100.000 đồng làm quà tặng.
- Số tiền còn lại H có thể dùng để dự trù cho các khoản chi phí phát sinh.
Câu 2. M tiết kiệm được một số tiền từ khoản chi tiêu hàng ngày mà bố mẹ cho em, em dự tính sẽ để mua chiếc áo mà em hằng mong ước. Nhưng ở trường, để chuẩn bị cho kì thi cuối kì, nhà trường có bán ra bộ sách ôn tập cho học sinh. M vừa muốn mua sách vừa muốn mua áo mà số tiền em có lại hạn chế. M nên làm gì trong tình huống này?
Trả lời:
Cách M có thể tham khảo để giải quyết tình huống:
- M nên ưu tiên khoản chi tiêu cần thiết trước, việc học là quan trọng nên M hãy dành số tiền tiết kiệm được để mua bộ sách, phục vụ cho việc ôn tập thi cho tốt.
- Chiếc áo M có thể mua vào lần tới khi M có đủ tiền.
Câu 3. Em thấy trong cửa hàng bày bán chiếc áo len rất đẹp, em muốn mua nhưng trong túi lại chỉ có đủ số tiền mà mẹ cho để nộp tiền học phí. Em sẽ làm thế nào khi ở trong tình huống này?
Trả lời:
- Việc đóng học phí quan trọng hơn, em sẽ không dùng tiền đóng học để mua các sản phẩm mà mình thích.
- Việc chiếc áo len, em có thể cùng mẹ đến cửa hàng vào ngày khác để mua sau.
=> Giáo án công dân 8 kết nối bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu