Câu hỏi tự luận Công dân 8 kết nối Ôn tập từ bài 1 - bài 3 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập từ bài 1 - bài 3 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 8 kết nối tri thức.

ÔN TẬP BÀI 1-3 (PHẦN 1)

Câu 1: Theo em, truyền thống tốt đẹp của dân tộc có nghĩa là gì? 

Trả lời:

- Là tổng hợp những giá trị tinh thần (hệ tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp …) được hình thành trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

- Là tài sản tinh hoa của thế hệ trước chuyển giao cho thế hệ sau và thế hệ sau có trách nhiệm gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp ấy.

Câu 2: Thế nào là tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc khác? Nêu các biểu hiện của tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc khác?

Trả lời:

- Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng tính cách, truyền thống, phong tục tập quán... của các dân tộc; luôn tích cực tìm hiểu và tiếp thu những giá trị tốt đẹp của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào chính đáng về dân tộc mình; phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.

- Biểu hiện của tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc khác: tôn trọng ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán của họ: thừa nhận và học hỏi những tinh hoa, văn hóa, những thành tựu về các mặt của họ.

 

Câu 3: Như thế nào là lao động cần cù, sáng tạo? Nêu ý nghĩa của lao động cần cù, sáng tạo?

Trả lời:

- Lao động cần cù là chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc.

- Lao động sáng tạo là luôn luôn suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.

- Lao động cần cù, sáng tạo giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân, gia đình và xã hội bởi vì: Tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng trong một thời gian ngắn sẽ thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần người dân được nâng cao. Đồng thời, bản thân người lao động sẽ thấy hạnh phúc, tự hào vì thành quả lao động của mình và họ sẽ có thu nhập cao, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình.

Câu 4: Kể tên những truyền thống đáng tự hào của dân tộc Việt Nam.

Trả lời:

Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống đáng tự hào như yêu nước, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo, uống nước nhớ nguồn,..

Câu 5: Cho tình huống sau: Thắng nói với Hùng:

- Thắng: Chỉ có học sinh giỏi mới có khả năng sáng tạo, bọn mình thì làm sao mà sáng tạo trong học tập được.

- Tùng: Đúng đấy, học sinh lực học trung bình chỉ cần tự giác học tập là tốt rồi!

Câu hỏi:

  1. a) Em đồng ý với ý kiến của hai bạn hay không? Vì sao?
  2. b) Hãy cho biết ý kiến riêng của em về vấn đề trên?

Trả lời:

  1. a) Không đồng ý với ý kiến của hai bạn.
  2. b) Vì cả hai ý kiến của bạn đều sai:

- Con người bình thường ai cũng có khả năng sáng tạo.

- Học sinh lực học trung bình, thậm chí học lực yếu, nếu biết cách rèn luyện cũng có thể có được sự sáng tạo trong học tập.

Câu 6: Vì sao chúng ta cần giữ gìn các truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Trả lời:

Việc gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quan trọng, nó giúp chúng ta phát triển hoàn thiện cả về thể xác và tinh thần, giúp phát triển đất nước để sánh vai với các cường quốc năm châu.

Câu 7: Em hãy nêu 4 việc làm thể hiện sự tôn trọng các dân tộc khác?

Trả lời:

- Niềm nở, tự tin khi tiếp xúc với người dân tộc khác.

- Tôn trọng các phong tục, tập quán của họ.

- Không kì thị các dân tộc khác màu da, ngôn ngữ.

- Luôn tôn trọng các nước khác dù họ giàu hay nghèo.

Câu 8:

  1. a) Cho ví dụ về lao động sáng tạo?
  2. b) Có quan điểm cho rằng: Chỉ có thể rèn luyện được tính cần cù vì đó là phẩm chất của con người, còn sự sáng tạo không rèn luyện được vì đó là tố chất trí tuệ, do bẩm sinh di truyền mà có.

Em có đồng ý với quan điểm đó không? Tại sao?

Trả lời:

  1. a) Ví dụ về lao động sáng tạo: Trong giải bài tập toán luôn tìm ra cách giải mới hay và nhanh hơn.

b)

- Không đồng tình với ý kiến trên.

- Bởi vì: Sự sáng tạo trong học tập, trong lao động và các hoạt động khác cùng phải từ sự rèn luyện và bản thân tự tìm tòi, rút kinh nghiệm từ những gì đã làm để từ đó sáng tạo ra những cái mới, phương pháp mới, tất nhiên tố chất trí tuệ, yếu tố bẩm sinh di truyền là rất quan trọng...

 

Câu 9: Em hãy phân tích tác động của việc giữ gìn truyền thống dân tộc đối với việc phát triển đất nước.

Trả lời:

Việc giữ gìn truyền thống dân tộc giúp bảo tồn bản sắc văn hóa, tạo động lực và niềm tự hào cho người dân trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Nó cũng giúp quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra thế giới.

Câu 10: Người lao động sáng tạo là người như thế nào?

Trả lời:

Người lao động sáng tạo là người luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và xử lí linh hoạt các tình huống trong học tập, lao động, công tác... nhằm đạt kết quả cao.

Câu 11: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc khác thì chỉ cần tôn sùng thần tượng văn hóa, vật chất của nước ngoài không? Hãy lập luận để giải thích quan điểm của em.

Trả lời:

Theo em là không vì chúng ta tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc không có nghĩa là thần tượng văn hóa, vật chất của nước ngoài mà là muốn học hỏi để xem nó có phù hợp với nước ta hay chưa. Nếu phù hợp thì chúng ta áp dụng, mục đích để tăng sự đặc sắc và phong phú cho văn hóa của dân tộc, khiến dân tộc ta trở nên phát triển hơn.

Câu 12: Em đồng tình hay không đồng tình với mỗi quan điểm dưới đây? Vì sao?

  1. Mỗi dân tộc, quốc gia trên thế giới đều có những điều tốt đẹp để chúng ta học tập.
  2. Chúng ta có thể học hỏi tất cả những điều tốt đẹp của các dân tộc khác nhưng chỉ nên áp dụng những gì phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống của dân tộc ta.
  3. Khi học hỏi, tiếp thu văn hóa của các dân tộc khác, chúng ta sẽ đánh mất bản sắc của dân tộc mình.

Trả lời:

  1. Em đồng ý với ý kiến của bạn vì mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều có những điểm độc đáo, riêng biệt mà chúng ta nên học tập để làm phong phú thêm vốn hiểu biết của chính mình.
  2. Em đồng ý với ý kiến của bạn vì chúng ta chỉ nên chọn lọc, áp dụng những điều tốt đẹp của các dân tộc khác phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và truyền thống. c. Em không đồng ý với ý kiến của bạn vì chúng ta cần học hỏi, tiếp thu văn hóa của các dân tộc khác có chọn lọc để làm giàu đẹp, phong phú thêm vốn hiểu biết của mình.

 

Câu 13: Em hãy so sánh việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam trong quá khứ và hiện tại.

Trả lời:

Trong quá khứ, lòng tự hào về truyền thống dân tộc thường được thể hiện qua các lễ hội, ca dao, tục ngữ. Ngày nay, nó còn được thể hiện qua việc sử dụng công nghệ để giới thiệu văn hóa Việt Nam trên các nền tảng quốc tế và qua việc tham gia vào các hoạt động xã hội, cộng đồng có ý nghĩa.

Câu 14: Trường em tổ chức tham quan dã ngoại ở làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Ba Vì – Hà Nội) đúng dịp tại đây diễn ra giao lưu văn hóa các dân tộc. Em rất muốn tham gia chuyến tham quan dã ngoại dịp này nhưng bố mẹ không đồng ý vì sợ ảnh hưởng đến việc ôn thi lớp 9.

Em hãy sử dụng kiến thức trong bài: “Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam” và bài “Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc” để thuyết phục bố mẹ.

Trả lời:

- Các khái niệm:

+ Truyền thống dân tộc là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+ Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền văn hóa, kinh tế, xã hội của các dân tộc. Đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

- Ý nghĩa của các bài học để làm cơ sở giải thích cho bố mẹ hiểu việc đi dã ngoại giao lưu là cần thiết:

+ Việc tham gia dã ngoại giao lưu là cần thiết vì đây là cơ hội để chúng ta tìm hiểu, khám phá những nét đẹp trong văn hóa của các dân tộc.

+ Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

+ Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo được điều kiện để chúng ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc.

- Trách nhiệm của bản thân với việc học hỏi, tôn trọng các dân tộc khác, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình để thuyết phục bố mẹ:

+ Là công dân Việt Nam, chúng ta có trách nhiệm phải thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và với các dân tộc khác bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện với họ trong cuộc sống hằng ngày.

+ Chúng ta cần tự hào, giữ gìn, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống Việt Nam.

+ Chúng ta phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và các nền văn hóa của các dân tộc khác, tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh truyền thống của con người Việt Nam.

Câu 15: Em hãy suy nghĩ và nêu ý kiến về câu nói “Lao động là vinh quang”.

Trả lời:

Lao động là quá trình làm việc thông qua tri thức của bản thân, bằng các hoạt động chân tay nhằm tạo nên của cải, vật chất nhằm đáp ứng các nhu cầu của bản thân cũng như giúp xã hội phát triển. "Vinh quang" trong câu nói "Lao động là vinh quang" được hiểu là những thành quả bằng vật chất hoặc tinh thần mà bản thân có được trong quá trình lao động. Câu nói không chỉ khuyến khích mà còn khẳng định công việc lao động sẽ mang đến một tương lai tươi sáng phía trước.

 

Câu 16: Chúng ta có cần tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác hay không? Vì sao?

Trả lời:

+ Chúng ta cần tôn trọng độc lập chủ quyền và các giá trị văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới, có quan hệ hữu nghị không kì thị, phân biệt, coi thường bất cứ dân tộc nào.

+ Chúng ta cần khiêm tốn học hỏi có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác để bổ sung kinh nghiệm, làm giàu nên văn hóa dân tộc, lấy kinh nghiệm các nước khác làm bài học quý giá trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

+ Bên cạnh việc học hỏi các dân tộc, chúng ta phải bảo vệ và thể hiện lòng tự hào chính đáng của mình.

- Bởi vì:

+ Mỗi dân tộc có giá trị văn hóa riêng mà chúng ta không có.

+ Những giá trị văn hóa của các dân tộc khác góp phần giúp chúng ta phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và khoa học – kĩ thuật.

+ Đất nước ta còn nghèo, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, rất cần học hỏi các giá trị văn hóa của các dân tộc khác.

Câu 17: Hãy kể tên một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và nêu những thái độ, việc làm phù hợp và không phù hợp với truyền thống đó theo bảng gợi ý dưới đây.

Tên truyền thống

Thái độ việc làm phù hợp

Thái độ, việc làm không phù hợp

Trả lời:

Tên truyền thống

Thái độ việc làm phù hợp

Thái độ, việc làm không phù hợp

Cần cù lao động

- Chăm chỉ, nỗ lực làm việc hết mình để hoàn thành các công việc, nhiệm vụ được giao.

- Luôn tự giác, tích cực trong lao động không cần ai phải nhắc nhở.

- Lười biếng, ỷ lại vào người khác, thích hưởng thụ,…

- Làm việc một cách hời hợt, qua loa, đại khái,…

Hiếu học

- Luôn chủ động tìm tòi, học hỏi để mở rộng và nâng cao vốn hiểu biết.

- Tích cực, tự giác trong học tập, không cần ai phải nhắc nhở.

- Tập trung chú ý nghe giảng.

- Luôn nỗ lực để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ học tập được giao.

- Thụ động, lười nhác; không chịu học hỏi kiến thức mới.

- Cần có người nhắc nhở mới chịu học tập.

- Nói chuyện và làm việc riêng trong giờ học.

- Thực hiện các nhiệm vụ học tập một cách qua loa hoặc ỷ lại vào người khác.

Hiếu thảo

- Lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ.

- Quan tâm, chăm sóc và phụng dưỡng ông bà, cha mẹ.

- Giúp đỡ ông bà, cha mẹ những việc làm phù hợp với lứa tuổi.

- Vô lễ, thiếu sự tôn trọng, xúc phạm ông bà, cha mẹ.

- Thiếu sự quan tâm, yêu thương hoặc ngược đãi ông bà, cha mẹ.

- Ỷ lại, lười biếng, không giúp đỡ ông bà, cha mẹ

Câu 18: Em hãy nêu hậu quả của việc học tập thiếu tính sáng tạo.

Trả lời:

- Học tập thiếu sáng tạo sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, chất lượng học tập sẽ không được nâng cao.

- Bản thân không thể hoàn thiện và phát triển được phẩm chất và năng lực cá nhân của mình.

- Luôn ỉ lại vào sách giải, bạn bè hoặc thầy cô.

- Tư duy chậm phát triển.

Câu 19: Đối với nước ta hiện nay việc mở rộng hợp tác với tất cả các nước trên thế giới là rất cần thiết, tại sao? Trong khi mở rộng quan hệ hợp tác, nước ta tôn trọng theo những nguyên tắc nào? Những nguyên tắc đó có tác dụng gì?

Trả lời:

* Sự cần thiết mở rộng hợp tác:

- Hoàn cảnh nước ta: Đi lên CNXH từ một nước nghèo, lạc hậu, ảnh hưởng lớn của hai cuộc chiến tranh.

- Ý nghĩa:

+ Về chính trị: ổn định nâng cao vị thế nước ta.

+ Về kinh tế: Phát triển hội nhập, giúp ta có điều kiện tiếp cận nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật, học tập trình độ quản lí...

+ Về văn hoá giáo dục: học hỏi, giao lưu, làm giàu bản sắc dân tộc.

* Nguyên tắc:

+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

+ Không can thiệp nội bộ, không dùng vũ lực.

+ Bình đẳng cùng có lợi.

+ Giải quyết bất đồng bằng thương lượng hòa bình.

+ Phản đối âm mưu, hành động gây sức ép cường quyền.

* Tác dụng:

+ Giúp nước ta phát triển toàn diện, cùng nhau giải quyết các vấn đề bức xúc toàn cầu.

+ Tạo điều kiện cho nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng trở thành nước công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Câu 20: Những hành động và hành vi nào sau đây thể hiện sự tự hào về truyền thống của dân tộc? Vì sao?

  1. Tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật truyền thống của dân tộc như: chèo, tuồng, hát xẩm, đờn ca tài tử,…
  2. Kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo.
  3. Lấn chiếm, xâm phạm các khu di tích lịch sử, khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.
  4. Tích cực tham gia các lễ hội truyền thống của dân tộc.

Trả lời:

  1. Hành động thể hiện sự tự hào về truyền thống dân tộc, vì việc giới thiệu cho bạn bè quốc tế về các làn điệu nghệ thuật truyền thống của dân tộc là một cách quảng bá rộng rãi cho nhiều người biết đến, tìm hiểu về nét đẹp đặc trưng của dân tộc Việt Nam.
  2. Hành động thể hiện sự tự hào về truyền thống dân tộc, vì từ xa xưa người Việt ta vẫn luôn có truyền thống quý trọng người đã dạy dỗ, truyền đạt tri thức cho chúng ta.
  3. Hành động không thể hiện sự tự hào về truyền thống dân tộc, vì các anh hùng liệt sĩ đã không tiếc thân mình hy sinh cho sự độc lập tự do của dân tộc vậy mà người đời sau không ghi nhớ công ơn còn làm ra các hành động thể hiện sự thiếu tôn trọng đến người đã khuất.
  4. Hành động thể hiện sự tự hào về truyền thống của dân tộc, vì việc tham gia các lễ hội truyền thống của dân tộc giúp chúng ta có thêm cơ hội tìm hiểu về những nét đẹp truyền thống mà ông cha đã hết lòng gây dựng, phát triển.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay