Câu hỏi tự luận Công dân 8 kết nối Ôn tập từ bài 7 - bài 10 (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Giáo dục công dân 8 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập từ bài 7 - bài 10 (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công dân 8 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án công dân 8 kết nối tri thức

ÔN TẬP BÀI 7-10 (PHẦN 1)

Câu 1: Thế nào là bạo lực gia đình? Bạo lực gia đình để lại những hậu quả gì?

Trả lời:

- Bạo lực gia đình được hiểu là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

- Bạo lực gia đình để lại những hậu quả như:

+ Gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội.

+ Gây thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong.

+ Làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực.

Câu 2: Em hãy cho biết khái niệm của kế hoạch chi tiêu là gì?

Trả lời:

Kế hoạch chi tiêu xác định các khoản chi tiêu dựa trên những nguồn lực hiện có để thực hiện những mục tiêu tài chính của cá nhân, gia đình.

 

Câu 3: Em hãy cho biết các nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

Trả lời:

Có nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại như: thiết bị điện quá tải; rò rỉ khí ga; thiết bị điện kém chất lượng; nắng nóng kéo dài; nguyên vật liệu xây dựng dễ cháy; trang, thiết bị phòng cháy, chữa cháy không đảm bảo; chế biến, bảo quản thực phẩm sai cách; cất giấu vũ khí trong nhà; sấm sét khi mưa giông,…

Câu 4: Lao động là gì? Lao động có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

- Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.

- Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người, là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của đất nước và nhân loại.

Câu 5: Theo em, người có mặt ở nơi xảy ra bạo lực gia đình có trách nhiệm như thế nào?

Trả lời:

- Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi bạo lực và khả năng của mình buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình và cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình.

- Ngăn cản hành vi bạo lực gia đình đang xảy ra, báo với cơ quan có thẩm quyền đến để chứng kiến vụ việc, bắt giữ người có hành vi bạo lực để chờ cơ quan công an đến giải quyết.

Câu 6: Em hãy đọc các nhận định sau đây:

  1. Mỗi người đều nên thiết lập kế hoạch chi tiêu cụ thể cho bản thân.
  2. Việc lập kế hoạch chi tiêu chỉ dành cho những người có mức thu nhập bấp bênh.

Em hãy cho biết từng nhận định trên là đúng hay sai. Giải thích lí do.

Trả lời:

  1. Nhận định đúng. Mỗi người cần thiết lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân để có thể chi tiêu một cách hợp lí, cân đối được các khoản tài chính cần thiết và tránh được các khoản chi tiêu không thiết yếu.
  2. Nhận định sai. Vì không chỉ người có thu nhập thấp mà đối với cả những người có thu nhập cao, nếu chúng ta không có một kế hoạch chi tiêu hợp lí thì việc tiêu tiền vô độ sẽ có lúc rơi vào tình trạng khó khăn.

Câu 7: Các bạn trong những bức tranh trên đã làm gì khi xảy ra bạo lực gia đình?

Trả lời:

- Bức tranh 1: Khi xảy ra bạo lực gia đình, bạn học sinh nam đã nhờ sự trợ giúp, can thiệp của những người lớn đáng tin cậy khác.

- Bức tranh 2: Bạn học sinh nữ đã khuyên nhủ bố mẹ không nên tranh cãi nữa.

- Bức tranh 3: Khi xảy ra bạo lực gia đình, bạn học sinh nữ đã nhờ sự trợ giúp, can thiệp của người thân.

Câu 8: Em hãy cho biết trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. 

Trả lời:

Trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn, vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại:

+ Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại như: không tham gia vào các hoạt động sản xuất, tàng trữ, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất cháy, nổ...; không đốt pháo, không đốt lửa gần khu vực để xăng, ga...; không nghịch, cưa bom, mìn, đạn pháo để lấy thuốc...

+ Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhắc nhở mọi người xung quanh cẩn thận trong mọi hành vi, việc làm để không xảy ra các tai nạn đáng tiếc do vũ khí, các chất cháy, nổ và độc hại gây ra.

+ Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại.

 

Câu 9: Thế nào là hợp đồng lao động?

Trả lời:

- Để thiết lập quan hệ lao động, người lao động và người sử dụng lao động phải kí kết một văn bản, gọi là hợp đồng lao động.

- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Câu 10: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

  1. a) Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân.
  2. b) Bạo lực gia đình gây nên những tổn hại về kinh tế cho gia đình và xã hội.
  3. c) Người gây ra hành vi bạo lực gia đình chỉ bị xã hội lên án chứ không bị pháp luật trừng phạt.

Trả lời:

- Ý kiến a) Không đồng tình. Vì: bạo lực gia đình gây nên những thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong; làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực;...

- Ý kiến b) Đồng tình. Vì: bên cạnh những tác hại đối với cá nhân; bạo lực gia đình còn gây những ảnh hưởng xấu đến gia đình và xã hội. Ví dụ: làm thiệt hại kinh tế và rạn nứt hạnh phúc gia đình; gây mất trật tự an toàn xã hội,…

- Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: người gây bạo lực gia đình sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật (mức phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

 

Câu 11: Theo em, vì sao chúng ta cần kiểm tra và điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu trong quá trình lập kế hoạch chi tiêu cá nhân?

Trả lời:

Chúng ta phải kiểm tra và điều chỉnh lại kế hoạch chi tiêu vì:

- Trong quá trình thực hiện kế hoạch chi tiêu sẽ xảy ra các tình huống mà chúng ta chưa biết được trước nên cần phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện các điểm bất thường và điều chỉnh kịp thời để không làm hỏng kế hoạch đã đề ra. 

Câu 12: Em đang trên đường đi học về thì phát hiện một nhóm bạn nhỏ xúm lại vây quanh một vật thể lạ. Em sẽ làm gì để giải thích với nhóm bạn về sự nguy hiểm của việc chơi chung với các vật thể lạ?  

Trả lời:

Nếu phát hiện một nhóm bạn nhỏ chơi với các vật thể lạ:

- Khuyên các em không nên chơi gần, tò mò tới các vật thể mà mình không rõ là gì.

- Những vật thể lạ đó có thể là bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh, sẽ vô cùng nguy hiểm nếu các em chơi gần. 

 

Câu 13: Em sẽ làm gì nếu ở trong những tình huống: “Bạn T ở cùng với bác họ. Hằng ngày, bác bắt bạn phải thức khuya dậy sớm, lao động nặng nhọc. Vì vậy, đã 14 tuổi mà T còi cọc chỉ như đứa trẻ lên mười.”

Trả lời:

Nếu là bạn T, em sẽ:

+ Tâm sự với bác về những suy nghĩ của bản thân, mong bác không bắt mình phải lao động nặng nhọc nữa; hứa với bác: mình vẫn giúp bác những công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khỏe.

+ Nhờ sự trợ giúp của những người thân đáng tin cậy (ông bà, mẹ ruột, các chú, bác,..) hoặc gọi đến tổng đài bảo vệ trẻ em để nhờ sự trợ giúp.

+ Gọi điện đến cơ sở y tế để điều trị (trong trường hợp cần thiết).

Câu 14: Theo em chỉ chọn những món đồ có giá rẻ có phải là cách tốt nhất để thực hiện tốt kế hoạch chi tiêu đã đề ra. 

Trả lời:

- Để thực hiện tốt được kế hoạch chi tiêu đã đề ra chúng ta cần phải thực hiện tốt nhiều yếu tố: đặt ra được thời hạn thực hiện mục tiêu hợp lí, xác định được các khoản cần chi, thiết lập được quy tắc thu chi, cam kết thực hiện kế hoạch đã đề ra,…

- Việc mua đồ giá rẻ không phải cách tốt nhất để thực hiện kế hoạch chi tiêu nhưng nếu cứ chỉ chú ý mua đồ giá rẻ có thể mua phải các đồ dùng không tốt cho sức khỏe.

Câu 15: Theo em, quyền làm việc của công dân được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

- Công dân có quyền làm việc, quyền tự do sử dụng sức lao động đem lại thu nhập cho bản thân và có ích cho xã hội.

- Công dân có quyền tạo ra việc làm, bất kì hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được công nhận là việc làm.

- Quyền làm việc là sử dụng sức lao động để làm ra sản phẩm vật chất, tinh thần hoặc thực hiện một dịch vụ nhất định.

 

Câu 16: Theo em, khi phát hiện ra người tàng trữ các chất, vật liệu dễ cháy tại nơi mình đang sinh sống em sẽ xử lí như thế nào?

Trả lời:

Khi phát hiện ra người tàng trữ các chất, vật liệu dễ cháy ở tại khu dân cư em sẽ xử lí như sau: xem xét tình hình thực tế tại nơi xảy ra vụ việc, báo cho cơ quan chức năng, chính quyền địa phương phụ trách để xử lí vấn đề. 

Câu 17: Hãy cho biết ý kiến của em về hai quan niệm dưới đây và giải thích vì sao?

  1. a) Lao động là hoạt động sử dụng sức lao động để tạo ra thu nhập.
  2. b) Chỉ những hoạt động tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội mới là lao động.

Trả lời:

- Em đồng ý với ý kiến (b).

- Bởi vì: Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.

Câu 18: Theo em, một đứa trẻ sinh ra trong một gia đình có mầm mống của bạo lực gia đình, phải chứng kiến các hành động bạo lực từ nhỏ. Khi lớn lên đứa trẻ ấy sẽ như thế nào?

Trả lời:

Những ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới trẻ nhỏ:

- Ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lí của trẻ nhỏ.

- Những hành vi bạo lực trực tiếp lên trẻ nhỏ có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ.

- Học hỏi từ những người trong gia đình về các thói quen bạo lực, trẻ em vốn học rất nhanh nên những hành vi bạo lực của cha, mẹ có thể làm trẻ bắt chước.

 - Mất niềm tin vào gia đình, trở nên vô cảm, thờ ơ.

 

Câu 19: Em tán thành với ý kiến nào sau đây:

Ý kiến

Tán thành

Không tán thành

a. Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra.

b. Chỉ cần có kế hoạch là chúng ta đã có thể có chi tiêu hợp lí.

c. Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu.

d. Kế hoạch chi tiêu giúp kinh tế gia đình của chúng ta trở nên giàu mạnh hơn.

Trả lời:

Ý kiến

Tán thành

Không tán thành

a. Sau khi đã lập được kế hoạch cần chi tiêu một cách hợp lí để thực hiện được những mục tiêu đã đề ra.

X

b. Chỉ cần có kế hoạch là chúng ta đã có thể có chi tiêu hợp lí.

X

c. Không cần kiểm tra hay thực hiện thêm bất cứ điều gì sau khi đã lập được kế hoạch chi tiêu.

X

d. Kế hoạch chi tiêu giúp kinh tế gia đình của chúng ta trở nên giàu mạnh hơn.

X

 

Câu 20: Trong một lần đứng đợi mua dầu hỏa cho bố ở cửa hàng xăng dầu, em trông thấy một chú vừa đứng chờ vừa hút thuốc lá. Em nên làm gì trong tình huống đó.  

Trả lời:

Khi trông thấy có người đứng hút thuốc lá tại cửa hàng xăng dầu, em sẽ khuyên người đó không nên hút nữa vì cửa hàng xăng dầu chứa rất nhiều chất đốt, dễ cháy nổ; một hành động bất cẩn có thể dẫn đến các tai nạn về cháy nổ thương tâm.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công dân 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay