Câu hỏi tự luận công nghệ 7 cánh diều Bài 11: Giới thiệu chung về nuôi trồng thủy sản
Bộ câu hỏi tự luận công nghệ 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 11: Giới thiệu chung về nuôi trồng thủy sản. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ 7 cánh diều
Xem: => Giáo án công nghệ 7 cánh diều (bản word)
BÀI 11: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
(10 câu)
1. Nhận biết (3 câu)
Câu 1: Nuôi trồng thủy sản là gì?
Trả lời:
Nuôi trồng thuỷ sản bao gồm nuôi cá, tôm, nghêu,... và trồng rong biển. Nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta phát triển ở tất cả các vùng nước ngọt, nước lợ, nước mận theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn với trình độ kĩ thuật tiên tiến.
Câu 2: Nêu vai trò của nuôi trồng thủy sản?
Trả lời:
Nuôi trồng thuỷ sản cung cấp thực phẩm giàu đạm, giàu acid béo omega-3 giúp giảm thiểu các bệnh về tim mạch.
Sản phẩm từ nuôi trồng thuỷ sản cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu như: cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng... Xuất khẩu thuỷ sản luôn đạt giá trị cao, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước.
Nuôi trồng thuỷ sản cung cấp nguyên liệu cho ngành được mĩ phẩm. Phụ phẩm trong quá trình chế biến có thể làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Ngoài ra, nuôi trồng thuỷ sản còn tạo việc làm và thu nhập cho người dân.
Câu 3: Kể tên các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao ?
Trả lời:
Các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao: Cá tra, Cá rô phi, Cá chẽm (vược), Tôm sú, Tôm thẻ chân trắng, Cá chép
2. Thông hiểu (2 câu)
Câu 1: Trình bày ý nghĩa của việc bảo vệ rừng?
Trả lời:
- Cá tra là loài da trơn (không vảy), thân dài, lưng xám đen, bụng hơi bạc, miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, phân bố ở lưu vực sông Mê Kông.
- Cá rô phi có thân màu xanh xám, vảy cứng sáng bóng, có khoảng 9 – 12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Viền vây lưng và vây đuôi có màu hồng nhạt. Cá rô phi sinh trưởng và phát triển trong nước ngọt, nước lợ, nước mặn; dễ nuôi, lớn nhanh. Nghêu có hai vỏ bằng nhau có dạng hình tam giác, vỏ gắn vào nhau bằng một bản lề. Nghêu sống ở vùng triều, vùi mình trong cát.
- Cá chẽm (vược) có thân dài, dẹp bên, phần lưng hơi gồ cao, vảy dạng lược rộng. Miệng rộng, chếch, hàm dưới nhô dài hơn hàm trên. Hai vây lưng tách rời nhau. Loài cá này sống ở vùng nước mặn hoặc nước lợ.
- Tôm sú có vỏ dày, lưng xen kẽ giữa màu xanh hoặc đen và màu vàng. Tuỳ thuộc vào môi trường sống và thức ăn mà màu sắc cơ thể khác nhau (nâu, xám, xanh). Tôm sú sống ở môi trường nước lợ và nước mặn.
- Tôm thẻ chân trắng có vỏ mỏng, thân có màu nâu sáng hoặc màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà. Chúng sống trong môi trường nước lợ và nước mặn.
- Cá chép có thân hình thoi, mình dày dẹp bên, vảy tròn lớn. Đầu thuôn cân đối, có 2 đôi râu, vây lưng dài. Cá chép sống ở nước ngọt.
Câu 2: Trình bày những biện pháp để bảo vệ rừng?
Trả lời:
Để bảo vệ rừng, cần triển khai đồng bộ nhiều biện pháp. Một số biện pháp bảo vệ rừng cần chú trọng là:
- Cá nhân, tổ chức kinh doanh rừng, đất rừng phải được Nhà nước cho phép theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức định canh, định cư cho người dân, phòng chống cháy rừng, quản lí chăn thả vật nuôi.
- Nâng cao nhận thức, năng lực thực thi pháp luật bảo vệ rừng.
- Nghiêm cấm và ngăn chặn mọi hành vi phá hoại tài nguyên rừng, đất rừng.
3. Vận dụng (3 câu)
Câu 1: Phân biệt cá chẽm và cá tra?
Trả lời:
- Giống nhau: Cả 2 đều có thân dài, miệng rộng
- Khác nhau:
+ Cá chẽm: Dẹp bên, phần lưng hơi gồ cao, vảy dạng lược rộng, chếch, hàm dưới nhô dài hơn hàm trên, hai vây lưng tách rời nhau.
+ Cá tra: Da trơn, lưng xám đen, bụng hơi bạc, có 2 đôi râu dài.
Câu 2: Phân biệt cá chép và cá rô phi?
Trả lời:
- Khác nhau:
+ Cá chép: Thân hình thon, mình dày dẹp bên, vảy tròn lớn. đầu thuôn cân đối, có 2 đôi râu, vây lưng dài
+ Cá rô phi: Thân màu xanh xám, vảy cứng sáng bóng, viền vây lưng và vây đuôi có màu hồng nhạt.
Câu 3: Phân biệt cá thẻ chân trắng và tôm sú?
Trả lời:
- Giống nhau: Thân có xem màu xanh
- Khác nhau:
+ Cá thẻ chân trắng: Vỏ mỏng, thân có màu nâu sáng hoặc màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà.
+ Tôm sú: Vỏ dày, lưng xen kẽ giữa màu xanh hoặc đen và màu vàng
4. Vận dụng cao (2 câu)
Câu 1: Kể tên những loài thủy sản được xuất khẩu ở nước ta?
Trả lời:
Những loài thủy sản được xuất khẩu của nước ta: tôm hùm, cá mú, cá cam, cá măng biển, cá mú vàng nước ngọt, cá ba sa, cá tra, cá chình, ếch đồng, cua biển,…
Câu 2: Kể tên những loài thủy sản được nhập khẩu ở nước ta?
Trả lời:
Những loài thủy sản được nhập khẩu của nước ta: Cá tầm Nga, cá tầm Xi bê ri, cá tầm Sterlet, cá tầm Beluga, ốc vòi voi, cua huỳnh đế, tôm hùm Canada/tôm hùm Mỹ, sò điệp, hầu Phương đông/hầu Mỹ, hầu Thái Bình Dương, vẹm xanh, cua Dungeness, cua tuyết, ốc biển Đại Tây Dương, trai Địa Trung Hải, sò Manila.
=> Giáo án công nghệ 7 cánh diều bài 11: Giới thiệu chung về nuôi trồng thủy sản