Câu hỏi tự luận công nghệ 7 cánh diều Bài 1: Giới thiệu chung về trông trọt

Bộ câu hỏi tự luận công nghệ 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 1: Giới thiệu về trông trọt. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ 7 cánh diều.

BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRỒNG TRỌT

(14 câu)

1. Nhận biết (7 câu)

Câu 1: Trồng trọt là gì?

Trả lời:

Trồng trọt là hoạt động của con người tác động vào cây trồng thông qua các biện pháp kĩ thuật nhằm tạo ra sản phẩm cây trồng phục vụ các mục đích khác nhau của con người.

 

Câu 2: Trình bày sự phân chia các nhóm cây trồng ở Việt Nam?

Trả lời:

Sự phân chia các nhóm cây trồng ở Việt Nam:

- Theo mục đích sử dụng, cây trồng được chia thành 4 nhóm chính: cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả.

- Theo thời gian sinh trưởng, cây trồng được chia thành 2 nhóm: cây hàng năm và cây lâu năm.

Câu 3: Liệt kê một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam?

Trả lời:

Một số phương thức trồng trọt phổ biến ở Việt Nam: Trồng ngoài trời và trồng trong nhà có mái che.

Câu 4: Trình bày phương thức trồng ngoài trời?

Trả lời:

Trồng ngoài trời là phương thức trồng trọt mà các bước từ gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đến thu hoạch đều được thực hiện ngoài trời (điều kiện tự nhiên).

 

Câu 5: Trình bày phương thức trồng trong nhà có mái che?

Trả lời:

Trồng trong nhà có mái che là phương thức trồng trọt được thực hiện trong nhà kính, nhà lưới, nhà màn (nhà có mái che) cho phép kiểm soát được các yếu tố khí hậu, đất đai và sâu bệnh; thường áp dụng ở những vùng nắng nóng, khô hạn, băng giá,... hoặc áp dụng cho cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Câu 6: Trồng trọt công nghệ cao là gì?

Trả lời:

Trồng trọt công nghệ cao là việc ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm trồng trọt.

Câu 7: Liệt kê một số ngành nghề trong trồng trọt?

Trả lời:

Có nhiều ngành nghề trong trồng trọt như: chọn tạo giống cây trồng, trồng trọt, khuyến nông, bảo vệ thực vật,...

2. Thông hiểu (2 câu)

Câu 1: Trình bày vai trò của ngành trồng trọt?

Trả lời:

Vai trò của ngành trồng trọt:

- Cung cấp lương thực, thực phẩm.

- Cung cấp nguyên liệu làm thức ăn cho chăn nuôi.

- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, mĩ phẩm, nhiên liệu sinh học,...

- Cung cấp các sản phẩm cho xuất khẩu.

- Tạo việc làm.

- Góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch, giữ gìn bản sắc văn hoá.

 

Câu 2: Trình bày đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao?

Trả lời:

Trồng trọt công nghệ cao có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Phát triển các phương thức sản xuất tiên tiến: thuỷ canh, khí canh, nông nghiệp chính xác, nông nghiệp thông minh,...

- Ứng dụng công nghệ cao (cảm biến, robot, máy bay không người lái, vật liệu nano, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật,...).

- Sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, tập trung tạo ra khối lượng sản phẩm lớn. - Người quản lí và người sản xuất có kiến thức, trình độ chuyên môn giỏi.

 

3. Vận dụng (3 câu)

Câu 1: So sánh ưu nhược điểm của phương thức trồng ngoài trời và trồng trong nhà có mái che?

Trả lời:

 

Trồng ngoài trời

Trồng trong nhà có mái che

Ưu điểm

Chi phí sản xuất thấp, dễ thích nghi với thời tiết, quy mô sản xuất cao, thân thiện với môi trường

Dễ quản lí sâu bệnh, khả năng trồng trái vụ cao, năng suất cây trồng cao

Nhược điểm

Khả năng quản lí sâu bệnh thấp, ít khả năng trồng trái vụ, năng suất cây trồng thấp.

Chi phí sản xuất cao, khả năng thích nghi với thời tiết thấp, quy mô sản xuất thấp và thiếu thân thiện với môi trường.

Câu 2: Ngành trồng trọt có những triển vọng gì trong nền nông nghiệp Việt Nam?

Trả lời:

Trồng trọt đóng vai trò quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam và có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai.

- Với lợi thế điều kiện tự nhiên đa dạng, Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực như: lúa, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây rau, hoa phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Việc áp dụng các phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến (nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn,...) giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Người nông dân Việt Nam sáng tạo, ham học hỏi sẽ chủ động cập nhật kiến thức, công nghệ mới trong trồng trọt để góp phần nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.

Câu 3: Phân biệt một số ngành nghề trong trồng trọt?

Trả lời:

- Nghề chọn tạo giống cây trồng: người làm nghề này thực hiện cải tiến và phát triển các giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt.

- Nghề trồng trọt: người làm nghề này tham gia sản xuất và quản lí các cây trồng khác nhau như: lúa, rau, cam, vải, cà phê,... ở nông hộ hoặc trang trại. Người làm nghề này có nhiều kinh nghiệm và kiến thức đa dạng từ đất đai, khí hậu, trồng trọt, kiểm soát sâu bệnh hại, thu hoạch đến kinh doanh.

- Nghề bảo vệ thực vật: người làm nghề này đưa ra những dự báo về sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn giúp bảo vệ mùa màng và môi trường sinh thái.

- Nghề khuyến nông: người làm nghề này đưa ra những hướng dẫn kĩ thuật giúp cho người sản xuất tăng năng suất, chất lượng cây trồng và hiệu quả kinh tế. Những người làm các nghề trên có thể được hoặc không được đào tạo từ các cơ sở đào tạo về nông nghiệp.

4. Vận dụng cao (2 câu)

Câu 1: Tại sao nói ngành trồng trọt ở nước ta có nhiều triển vọng trong tương lai?

Trả lời:

Ngành trồng trọt ở nước ta có nhiều triển vọng trong tương lai vì:Việt Nam có lợi thế điều kiện tự nhiên đa dạng nên có nhiều triển vọng phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực như: lúa, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây rau, hoa phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu. Việc áp dụng các phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến (nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn,...) giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

 

Câu 2: Người dân có thể làm gì để dự báo sâu bệnh?

Trả lời:

Ứng dụng công nghệ cao trong dự báo sâu bệnh

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lí (GIS) phân tích mối quan hệ giữa quá trình sinh trưởng của sâu bệnh với các yếu tố thời tiết, thiên địch, điều kiện địa lí,... có thể dự báo sự xuất hiện và bùng phát sâu bệnh, đưa ra được giải pháp phòng trừ tốt nhất.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay