Câu hỏi tự luận công nghệ 7 cánh diều Bài 3: Nhân giống cây trồng

Bộ câu hỏi tự luận công nghệ 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3: Nhân giống cây trồng. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ 7 cánh diều

Xem: => Giáo án công nghệ 7 cánh diều (bản word)

BÀI 3: NHÂN GIỐNG CÂY TRỒNG

(10 câu)

1. Nhận biết (5 câu)

Câu 1: Thế nào là nhân giống cây trồng?

Trả lời:

Nhân giống cây trồng là việc tạo ra các cá thể mới với các đặc tính vốn có của giống cây trồng đó.

 

Câu 2: Có bao nhiêu phương pháp nhân giống cây trồng?

Trả lời:

Có 2 phương pháp nhân giống cây trồng gồm nhân giống hữu tính (bằng hạt) và nhân giống vô tính (tự nhiên; nhân tạo).

Câu 3: Nhân giống vô tính cây trồng là gì?

Trả lời:

Nhân giống vô tính cây trồng là phương pháp tạo cây con từ các cơ quan, bộ phận sinh dưỡng của cây như cành, thân, rễ, lá, củ,...

Câu 4: Nhân giống vô tính tự nhiên là gì?

Trả lời:

Nhân giống vô tính tự nhiên là lợi dụng khả năng phân chia tự nhiên của cây để tạo ra chồi mới.

 

Câu 5: Nêu các phương pháp nhân giống vô tính nhân tạo?

Trả lời:

Phương pháp nhân giống vô tính nhân tạo gồm giâm cành, chiết cành, ghép cây, nuôi cấy mô.

2. Thông hiểu (2 câu)

Câu 1: Trình bày các phương pháp nhân giống vô tính nhân tạo?

Trả lời:

- Giâm cành: cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới.

- Chiết cành:tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống, dùng đất bỏ lại để hình thành rễ và tách đem trồng.

- Ghép cây: ghép mắt hoặc cành của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo thành một cây mới.

- Nuôi cấy mô: tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con.

 

Câu 2: Trình bày các bước giâm cành?

Trả lời:

Bước 1. Chọn cành giâm

Bước 2. Cắt cành giâm

Bước 3. Xử lí cành giâm

Bước 4. Cắm cành giâm

Bước 5. Chăm sóc cành giâm

 

3. Vận dụng (2 câu)

Câu 1: Yếu tố đảm bảo giâm cành thành công là gì?

Trả lời:

Những yếu tố đảm bảo giâm cành thành công: Giâm cành đúng thao tác và đúng kĩ thuật:

+ Chọn cành bánh tẻ (không quá non, không quá già), khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.

+ Cắt vát cành giâm thành từng đoạn khoảng 7- 10 cm, mỗi đoạn có từ 2 đến 4 lá, cắt bớt phiến lá.

+ Nhúng gốc cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ, ngập từ 1 đến 2 cm, trong khoảng 5 - 10 giây.

+ Cắm cành giâm xuống đất hơi chếch, cắm sâu từ 3 đến 5 cm.

+ Khu vực chăm sóc cành giâm đảm bảo được che sáng, che mưa hợp lí. Tưới nước giữ ẩm thường xuyên. Sau khoảng 15 – 20 ngày, kiểm tra nếu thấy ra rễ nhiều và chuyển màu từ trắng sang vàng thì phải chuyển ra vườn ươm.

Câu 2: Liệt kê một số loại cây nhân giống bằng biện pháp giâm cành?

Trả lời:

Một số loại cây nhân giống bằng biện pháp giâm cành: rau muống, hoa hồng, cây rau ngót, rau mồng tơi,...

4. Vận dụng cao (1 câu)

Câu 1: Cần lưu ý những vấn đề gì khi thực hiện phương pháp giâm cành?

Trả lời:

Mặc dù phương pháp giâm cành rất dễ thực hiện nhưng cần phải chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Nên chọn những cành cây khỏe mạnh, sạch bệnh, tránh chọn những cây có dấu hiệu thiếu dinh dưỡng khoáng hoặc những cây bón nhiều phân nitơ sẽ khiến cành giâm không ra rễ tốt.
  • Phải luôn giữ cho cành giâm ẩm và mát cho đến khi được giâm xuống đất.

=> Giáo án công nghệ 7 cánh diều bài 3: Nhân giống cây trồng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay