Câu hỏi tự luận công nghệ 7 cánh diều Bài 2: Quy trình trồng trọt

Bộ câu hỏi tự luận công nghệ 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 2: Quy trình trồng trọt. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ 7 cánh diều

BÀI 2: QUY TRÌNH TRỒNG TRỌT

(19 câu)

1. Nhận biết (6 câu)

Câu 1: Quy trình trồng trọt là gì?

Trả lời:

Quy trình trồng trọt gồm các biện pháp kĩ thuật canh tác một loại cây trồng theo một trình tự nhất định nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của cây trồng.

 

Câu 2: Quy trình trồng trọt gồm những bước nào?

Trả lời:

Quy trình trồng trọt gồm các bước: làm đất, bón lót; gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch.

Câu 3: Thời vụ gieo trồng là gì và có lợi ích như thế nào nếu gieo trồng đúng thời vụ?

Trả lời:

Thời vụ là khoảng thời gian để gieo trồng đối với mỗi loại cây trồng.

Thời vụ gieo trồng thích hợp là thời vụ thuận tiện cho việc gieo trồng và đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao, tránh được các rủi ro về thời tiết, sâu bệnh.

Câu 4: Liệt kê những công việc cần làm trong bước chăm sóc cây?

Trả lời:

Những công việc cần làm trong bước chăm sóc cây: tỉa, dặm cây; làm cỏ, vun xới; bón thúc; tưới, tiêu nước; phòng trừ sâu, bệnh hại.

Câu 5: Bón thúc là gì?

Trả lời:

Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây nhằm đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kì quan trọng tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Câu 6: Bón thúc gồm những hình thức nào?

Trả lời:

Căn cứ vào cách bón phân, có 4 hình thức bón phân: bón vãi, bón theo hốc, bón theo hàng, bón phun qua lá.

2. Thông hiểu (7 câu)

Câu 1: Làm đất gồm những công việc nào?

Trả lời:

Các công việc làm đất gồm:

  1. Cây đất làm xảo trộn đất mặt ở độ sâu khoảng 20-30 cm.
  2. Bừa và đập đất (làm nhỏ đất), thu có dại.
  3. Lên luống (tuỳ theo yêu cầu của từng loại cây trồng).

 

Câu 2: Trình bày các phương thức gieo trồng?

Trả lời:

Các phương thức gieo trồng:

- Gieo hạt: Áp dụng đối với cây hàng năm (lúa, ngô, rau...) và trong các vườn ươm cây.

- Trồng bằng hom, bằng củ: Áp dụng với một số loại cây trồng như khoai tây, mía, sắn....

- Trồng bằng cây con: Áp dụng rộng rãi với nhiều loại cây hàng năm và lâu năm (bưởi, nhãn, cà phê, chè).

 

Câu 3: Tỉa, dặm cây có tác dụng gì đối với cây trồng?

Trả lời:

Tiến hành tỉa bỏ các cây yếu, bị sâu bệnh, chỗ có cây mọc dày và tiến hành dặm vào chỗ hạt không mọc, cây bị chết để đảm bảo khoảng cách, mật độ cây trên ruộng.

 

Câu 4: Làm cỏ vun xới có tác dụng gì đối với cây trồng?

Trả lời:

Sau khi cây mọc, cần tiến hành làm cỏ, vun xới kịp thời để đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

 

Câu 5: Tưới nước và phòng ngừa sâu bệnh có tác dụng gì đối với cây trồng?

Trả lời:

- Cây trồng cần nước để sinh trưởng và phát triển, do vậy phải tưới nước đầy đủ và kịp thời.

- Phòng trừ sâu bệnh nhằm ngăn ngừa tác hại của sâu bệnh, bảo vệ mùa màng.

 

Câu 6: Liệt kê các phương pháp thu hoạch?

Trả lời:

Các phương pháp thu hoạch:

- Thu hoạch thủ công: thu hoạch bằng tay với công cụ thô sơ.

- Thu hoạch cơ giới: dùng máy móc để thu hoạch.

 

Câu 7: Lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc trồng và chăm sóc cây cải xanh gồm những bước nào?

Trả lời:

Lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc trồng và chăm sóc cây cải xanh gồm 3 bước: liệt kê vật tư, dụng cụ; dự kiến kĩ thuật trồng và chăm sóc; tính toán chi phí.

 

3. Vận dụng (4 câu)

Câu 1: Làm đất, bón lót trước khi gieo trồng rất có lợi cho cây. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Làm đất giúp cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.

 

Câu 2: Phân biệt các phương pháp tưới nước cho cây?

Trả lời:

Các phương pháp tưới nước cho cây:

- Tưới tràn: cho nước chảy tràn trên mặt ruộng.

- Tưới rãnh: cho nước chảy vào rãnh, nước thấm vào luống tới rễ cây.

- Tưới phun mưa: nước được phun thành hạt nhỏ toả ra như mưa bằng hệ thống vòi tưới phun.

- Tưới nhỏ giọt hoặc tưới ngầm: dùng hệ thống ống dẫn nước có đục lỗ theo khoảng cách cây, nước trong ống sẽ đi qua lỗ nhỏ này thấm đến bộ rễ.

Câu 3: Phân tích các biện pháp phòng trừ sâu bệnh?

Trả lời:

- Biện pháp canh tác: vệ sinh đồng ruộng, làm đất, sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, luân canh, xen canh,... để ngăn ngừa và giảm thiệt hại do các loài sâu bệnh gây ra.

- Biện pháp vật lí, cơ giới: bẫy bả, bắt bằng tay, bao quả, che lưới,...

- Biện pháp sinh học: sử dụng các loài sinh vật hay sản phẩm hoạt động của chúng để phòng trừ sâu bệnh (bọ rùa, ong mắt đỏ, vi khuẩn Bt, chế phẩm thảo mộc,...).

- Biện pháp hoá học: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh,... để tiêu diệt sâu bệnh.

Câu 4: Tại sao cần thu hoạch đúng thời vụ?

Trả lời:

Để đảm bảo số lượng và chất lượng của nông sản phải tiến hành thu hoạch đúng thời điểm, nhanh gọn và cẩn thận. Tuỳ theo loại cây trồng mà có cách thu hoạch khác nhau: hái, nhổ, đào, cắt.

4. Vận dụng cao (2 câu)

Câu 1: Làm thế nào để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật?

Trả lời:

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần tuân theo NGUYÊN TẮC 4 ĐÚNG:

  1. Đúng thuốc: phun đúng đối tượng sâu bệnh hại theo hướng dẫn trên bao bì.
  2. Đúng liều lượng: phun đúng liều lượng và nồng độ theo hướng dẫn.
  3. Đúng cách: phun đúng vị trí, dạng thuốc; sử dụng đúng dụng cụ xử lí và áp dụng đúng nguyên tắc pha chế.
  4. Đúng lúc: phun khi mật độ sâu bệnh hại đạt mức gây hại và đảm bảo thời gian cách li trước khi thu hoạch.

 

Câu 2: Lập kế hoạch tính toán chi phí cho việc trồng và chăm sóc cây cải xanh?

Trả lời:

Bước 1. Liệt kê vật tư, dụng cụ:

- Thùng xốp đảm bảo thoát nước tốt.

- Hạt giống: có thể mua ở chợ hoặc siêu thị.

- Đất trồng: đất tơi xốp như đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất chuyên dụng trồng rau.

- Phân hữu cơ: phân chuồng ủ hoai mục, phân trùn quế, hoặc phân hữu cơ vi sinh....

- Phân bón lá: dịch trùn quế, địch cả, đậu tương ngâm.....

- Thuốc trừ sâu sinh học, chế phẩm tôi – ớt – gừng....

- Xèng, dao, bình tưới phun, găng tay,

Bước 2. Dự kiến kĩ thuật trồng và chăm sóc

  1. Xác định thời vụ gieo trồng

Có thể trồng cây cải xanh quanh năm nhưng thời điểm thích hợp nhất là vụ đông xuân.

  1. Chuẩn bị đất trồng

Trước khi trồng khoảng 7 – 10 ngày, trộn đất với phân hữu cơ với lượng bón khoảng

0,8-1,2 kg/m thùng xốp. Đổ đất vào thùng xốp cách miệng thùng khoảng 5-7 cm.

  1. Gieo trồng

Gieo hạt hoặc trồng cây con lên đất trồng đã chuẩn bị sẵn, với khoảng cách từ 5 đến 10 cm. Gieo xong, lấp một lớp đất mỏng, có thể phủ một lớp trầu và tưới nước bằng với phun nhẹ.

  1. Chăm sóc
  • Tưới nước ngày 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều tối.
  • Tia, dậm cây đảm bảo khoảng cách phù hợp.
  • Có thể bón thúc bổ sung bằng phun phân bón là định kì khoảng 5 - 7 ngày một lần.
  • Theo dõi và phòng trừ sâu bệnh kịp thời bằng chế phẩm tôi – ớt – gừng hoặc thuốc trừ sâu sinh học.
  1. Thu hoạch và trồng vụ tiếp theo
  • Sau khi trồng 20 ngày thì có thể thu tia dần. Khi thu hoạch cất sát gốc cây.
  • Sau khi thu hoạch xong, cần nhật hết gốc rễ, phơi đất một ngày, bổ sung thêm đất

và phân hữu cơ rồi mới tiếp tục trồng đợt sau.

Bước 3. Tính toán chỉ phỉ

Tổng chi phí = Chi phí giống + Chi phi phân bón

+ Chi phí thuốc bảo vệ thực vật + Chi phí khác (thùng xốp, găng tay, xèng, bình tưới phun....)

Trong đó: Chi phí = Số lượng × Đơn giả

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay