Câu hỏi tự luận công nghệ 7 cánh diều Bài 14: Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thủy sản

Bộ câu hỏi tự luận công nghệ 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 14: Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thủy sản. Cấu trúc tuần tự trong thuật toán. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học công nghệ 7 cánh diều

BÀI 14: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NUÔI VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

(9 câu)

1. Nhận biết (3 câu)

Câu 1:Nêu nguyên nhân cần bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?

Trả lời:

Môi trường nước có vai trò rất quan trọng đối với các loài thuỷ sản, khi nước bị ô nhiễm sẽ gây tác động xấu đến đời sống của chúng.

 

Câu 2:Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?

Trả lời:

Biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản:

- Xử lí các nguồn nước thải đạt tiêu chuẩn quy định trước khi xả vào thuỷ vực (ao, hồ, sông, biển,...).

- Kiểm soát môi trường nuôi thuỷ sản:

 

Câu 3:Nguồn lợi thủy sản là gì?

Trả lời:

Nguồn lợi thuỷ sản bao gồm tất cả các sinh vật trong nguồn nước tự nhiên có giá trị kính tế, khoa học, du lịch, giải trí.

 

2. Thông hiểu (3 câu)

Câu 1:Nêu các biện pháp kiểm soát môi trường nuôi thủy sản?

Trả lời:

Kiểm soát môi trường nuôi thuỷ sản:

+      Thực hiện chế độ ăn hợp lí cho động vật thuỷ sản.

+      Sử dụng ao lắng: các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, nước sạch ở phần trên được sử dụng để nuôi thuỷ sản.

+      Sử dụng chế phẩm sinh học: gồm một số loại vi sinh vật có lợi để phân huỷ chất thải rắn trong ao nuôi thuỷ sản.

+      Lọc sinh học: sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hoá nitrogen từ dạng độc sang dạng không độc.

+      Sử dụng thực vật thuỷ sinh: vi tảo, rong biển, cây thuỷ sinh có khả năng hấp thụ

+      các chất dinh dưỡng trong nước thải.

+      Sử dụng hoá chất: có thể sử dụng chlorine với nồng độ 2% để diệt khuẩn.

 

Câu 2:Những khu vực nào cần được bảo vệ?

Trả lời:

Các khu vực cần được bảo vệ bao gồm: nơi tập trung các loài thuỷ sản và môi trường sống của chúng, khu vực tập trung sinh sản (bãi đẻ), khu vực tập trung con non sinh sống (bãi ương giống), đường di cư của các loài thuỷ sản.

 

Câu 3:Trình bày những biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản?

Trả lời:

Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:

• Khai thác thuỷ sản hợp lí.

Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản: thả tôm, cá giống vào môi trường tự nhiên, trồng san hô.

• Bảo vệ đường di cư của các loài thuỷ sản: không dùng đăng chắn khai thác cá trên sông, xây dựng đường dẫn để cá vượt đập thuỷ điện.

• Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản: không xả thải chất độc hại vào môi trường tự nhiên.

Bảo vệ rừng ngập mặn, phát triển các khu bảo tồn biển, các khu bảo tồn nội địa.

 

3. Vận dụng (2 câu)

Câu 1:Tại sao cần bảo vệ nguồn lợi thủy sản?

Trả lời:

Hiện nay, nguồn lợi thuỷ sản ngày càng suy giảm do: khai thác thuỷ sản quá mức, sử dụng ngư cụ cầm, khai thác thuỷ sản mang tính huỷ diệt (min, kích điện), xả thải gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản, chặn đường di cư của các loài thuỷ sản.

 

Câu 2:Nguyên nhân nào gây suy giảm nguồn lợi thủy sản?

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nguồn lợi là do cùng với việc khai thác quá mức là sự suy thoái nghiêm trọng của các hệ sinh thái gần bờ (như hiện tượng rạn san hô, rừng ngập mặn, tảo biển v.v.. bị chết chẳng hạn); rồi còn do việc sử dụng các phương pháp khai thác huỷ diệt (chất nổ, xung điện) và các công cụ khai thác không lựa chọn.

 

4. Vận dụng cao (1 câu)

Câu 1:Ô nhiễm môi trường nước sẽ dẫn đến những hậu quả nào?

Trả lời:

Hậu quả của ô nhiễm môi trường nước đối với sinh vật dưới nước là hàng loạt tôm cá và những sinh vật dưới biển chậm phát triển. Khi mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép, chúng sẽ không thể thích nghi được, dẫn đến cái chết hàng loạt, làm tài nguyên biển, cũng như hệ sinh thái dưới nước bị suy kiệt. Nếu ăn cá bị nhiễm độc, sức khỏe con người cũng bị đe dọa.

Không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh vật sống dưới nước mà một trong những tác hại của ô nhiễm nước còn ảnh hưởng đến đời sống của hệ thực vật trên cạn. Cụ thể, dùng nước bị ô nhiễm để tưới tiêu cho cây trồng, hoa màu sẽ khiến chúng bị còi cọc, chậm phát triển. Nếu mức độ nhiễm bẩn của nước quá lớn còn làm thực vật bị chất hàng loạt, đất đai ngày càng bị cằn cỗi, dễ xói mòn.

Hậu quả của việc ô nhiễm môi trường nước là làm biến đổi chất lượng nguồn nước, bao gồm cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Điều này khiến nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh cá nhất, phục vụ nông nghiệp và công nghiệp rơi vào tình trạng khan hiếm. Đây chính là một thảm họa vô cùng lớn đối với toàn thể nhân loại.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay