Câu hỏi tự luận Công nghệ 7 cánh diều Ôn tập Chủ đề 1: Trồng trọt và lâm nghiệp (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 1: Trồng trọt và lâm nghiệp (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 7 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 1: TRỒNG TRỌT VÀ LÂM NGHIỆP
(PHẦN 2 - 20 CÂU)

Câu 1: Trình bày phương thức trồng ngoài trời?

Trả lời:

Trồng ngoài trời là phương thức trồng trọt mà các bước từ gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đến thu hoạch đều được thực hiện ngoài trời (điều kiện tự nhiên).

Câu 2: Quy trình trồng trọt là gì?

Trả lời:

Quy trình trồng trọt gồm các biện pháp kỹ thuật canh tác một loại cây trồng theo một trình tự nhất định nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của cây trồng.

Câu 3: Trồng trọt là gì?

Trả lời:

Trồng trọt là hoạt động của con người tác động vào cây trồng thông qua các biện pháp kĩ thuật nhằm tạo ra sản phẩm cây trồng phục vụ các mục đích khác nhau của con người.

Câu 4: Có bao nhiêu phương pháp nhân giống cây trồng?

Trả lời:

Có 2 phương pháp nhân giống cây trồng gồm nhân giống hữu tính (bằng hạt) và nhân giống vô tính (tự nhiên; nhân tạo).

Câu 5: Các khu rừng hiện đang giữ bao nhiêu lượng cacbon?

Trả lời:

Các khu rừng trên thế giới hiện đang lưu trữ 1.000 tỷ tấn carbon, nhiều gấp 2 lần lượng carbon trôi nổi trong khí quyển.

Câu 6: Bón thúc là gì?

Trả lời:

Bón thúc là bón phân trong thời gian sinh trưởng của cây nhằm đáp ứng kịp nhu cầu dinh dưỡng của cây theo từng thời kỳ quan trọng tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Câu 7: Bón thúc gồm những hình thức nào?

Trả lời:

Căn cứ vào cách bón phân, có 4 hình thức bón phân: bón vãi, bón theo hốc, bón theo hàng, bón phun qua lá.

Câu 8: Trình bày đặc điểm của trồng trọt công nghệ cao?

Trả lời:

Trồng trọt công nghệ cao có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Phát triển các phương thức sản xuất tiên tiến: thuỷ canh, khí canh, nông nghiệp chính xác, nông nghiệp thông minh,...

- Ứng dụng công nghệ cao (cảm biến, robot, máy bay không người lái, vật liệu nano, công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật,...).

- Sản xuất theo hướng công nghiệp hoá, tập trung tạo ra khối lượng sản phẩm lớn.

- Người quản lý và người sản xuất có kiến thức, trình độ chuyên môn giỏi.

Câu 9: Làm đất gồm những công việc nào?

Trả lời:

Các công việc làm đất gồm:

- Cây đất làm xáo trộn đất mặt ở độ sâu khoảng 20-30 cm.

- Bừa và đập đất (làm nhỏ đất), thu có dại.

- Lên luống (tuỳ theo yêu cầu của từng loại cây trồng).

Câu 10: Trình bày các phương pháp nhân giống vô tính nhân tạo?

Trả lời:

- Giâm cành: cắt một đoạn cành, cắm xuống đất để tạo cây mới.

- Chiết cành:tách vỏ một đoạn cành trên cây đang sống, dùng đất bỏ lại để hình thành rễ và tách đem trồng.

- Ghép cây: ghép mắt hoặc cành của cây mang những đặc tính mong muốn vào một cây khác để tạo thành một cây mới.

- Nuôi cấy mô: tách lấy mô của cây, nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tạo cây con.

Câu 11: Liệt kê các khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam?

Trả lời:

Hiện nay Việt Nam có 11 khu dự trữ sinh quyển:

  • Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
  • Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà.
  • Khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng.
  • Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang.
  • Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An.
  • Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau.
  • Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm.
  • Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai.
  • Khu dự trữ sinh quyển Langbiang.
  • Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa.
  • Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng.

Câu 12: Phân biệt một số ngành nghề trong trồng trọt?

Trả lời:

- Nghề chọn tạo giống cây trồng: người làm nghề này thực hiện cải tiến và phát triển các giống cây trồng mới năng suất cao, chất lượng tốt.

- Nghề trồng trọt: người làm nghề này tham gia sản xuất và quản lý các cây trồng khác nhau như: lúa, rau, cam, vải, cà phê,... ở nông hộ hoặc trang trại. Người làm nghề này có nhiều kinh nghiệm và kiến thức đa dạng từ đất đai, khí hậu, trồng trọt, kiểm soát sâu bệnh hại, thu hoạch đến kinh doanh.

- Nghề bảo vệ thực vật: người làm nghề này đưa ra những dự báo về sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ hiệu quả, an toàn giúp bảo vệ mùa màng và môi trường sinh thái.

- Nghề khuyến nông: người làm nghề này đưa ra những hướng dẫn kĩ thuật giúp cho người sản xuất tăng năng suất, chất lượng cây trồng và hiệu quả kinh tế. Những người làm các nghề trên có thể được hoặc không được đào tạo từ các cơ sở đào tạo về nông nghiệp.

Câu 13: Làm cỏ vun xới có tác dụng gì đối với cây trồng?

Trả lời:

Sau khi cây mọc, cần tiến hành làm cỏ, vun xới kịp thời để đảm bảo cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

Câu 14: Nêu vai trò của rừng đối với sinh hoạt, sản xuất?

Trả lời:

Vai trò của rừng đối với sinh hoạt, sản xuất:

- Rừng cũng là nơi cư trú của nhiều loài động vật và cả con người.

- Rừng cung cấp củi đốt, nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ, làm nhà, sản xuất giấy, thủ công mỹ nghệ, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

- Bên cạnh đó, rừng còn cung cấp nguồn dược liệu quý.

- Rừng là nơi du lịch sinh thải, thắng cảnh thiên nhiên.

- Việc giao đất, giao rừng đã tạo việc làm và thu nhập cho người dân.

Câu 15: Làm đất, bón lót trước khi gieo trồng rất có lợi cho cây. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Làm đất giúp cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.

Câu 16: Người dân có thể làm gì để dự báo sâu bệnh?

Trả lời:

- Ứng dụng công nghệ cao trong dự báo sâu bệnh.

- Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phân tích mối quan hệ giữa quá trình sinh trưởng của sâu bệnh với các yếu tố thời tiết, thiên địch, điều kiện địa lý,... có thể dự báo sự xuất hiện và bùng phát sâu bệnh, đưa ra được giải pháp phòng trừ tốt nhất.

Câu 17: Phân tích các biện pháp phòng trừ sâu bệnh?

Trả lời:

- Biện pháp canh tác: vệ sinh đồng ruộng, làm đất, sử dụng giống chống chịu sâu bệnh, luân canh, xen canh,... để ngăn ngừa và giảm thiệt hại do các loài sâu bệnh gây ra.

- Biện pháp vật lý, cơ giới: bẫy bả, bắt bằng tay, bao quả, che lưới,...

- Biện pháp sinh học: sử dụng các loài sinh vật hay sản phẩm hoạt động của chúng để phòng trừ sâu bệnh (bọ rùa, ong mắt đỏ, vi khuẩn Bt, chế phẩm thảo mộc,...).

- Biện pháp hoá học: sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh,... để tiêu diệt sâu bệnh.

Câu 18: Tại sao cần phải bón phân thúc cho cây trồng?

Trả lời:

Bón phân thúc bằng phân hữu cơ hoai mục và phân hoá học. Trước khi bón phân cần làm sạch cỏ dại, sau khi bón phân cần vun xới, vùi phân bón vào đất. Bón phân thúc giúp cung cấp đầy đủ, kịp thời chất dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng, giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản

Câu 19: Lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng một loại cây em yêu thích.

Trả lời:

- Lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng cây ớt.

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Hạt giống ớt sừng (mua ớt khô về lấy hạt)

Trái

5

200đ

1000đ

2

Chậu nhựa chuyên dụng: đường kính khoảng 15 – 20cm

Chiếc

1

10000đ

10000đ

3

Đất trồng: Đất cát pha

Miễn phí (lấy ở vườn)

4

Phân bón: phân bón cây loại NPK

Gram

20

600đ

12000đ

5

Dụng cụ trồng và tưới nước: bộ dụng cụ trồng rau, bình tưới nước

Bộ

1

50000đ

50000đ

Tổng cộng

73000đ

- Chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ:

+ Hạt giống: Một ít hạt ớt khô làm giống.

+ Chậu nhựa chuyên dụng: Đường kính khoảng 15 – 20 cm.

+ Đất trồng: Đất cát pha.

+ Phân bón: phân bón cây loại NPK.

+ Dụng cụ trồng và tưới nước: bộ dụng cụ trồng rau, bình tưới nước.

- Trồng, chăm sóc và thu hoạch:

+ Bước 1: Chuẩn bị đất trồng ớt: Cho đất cát pha vào thùng xốp, cách miệng khoảng 5 - 7 cm.

+ Bước 2: Gieo hạt ớt: Xử lý hạt ớt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (53oC) trong 30 phút, hong khô dưới ánh nắng Mặt Trời, gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để ngăn ngừa mầm bệnh, sâu hại tấn công. Khi cây có từ 4 - 5 lá thật (30 - 35 ngày sau gieo), thì chuyển cây con ra trồng. Có thể trồng theo khoảng cách: 50 x 30 cm hoặc 70 x 60 cm.

+ Bước 3: Chăm sóc cây ớt

Câu 20: Ở nước ta có bao nhiêu vụ gieo trồng chính trong năm?

Trả lời:

Ở nước ta có ba vụ gieo trồng chính trong năm là vụ đông xuân (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), vụ hè thu (từ tháng 4 đến tháng 7), vụ mùa (từ tháng 7 đến tháng 11). Các tỉnh miền Bắc còn có vụ đồng (từ tháng 10 đến tháng 12), gieo trồng một số loại cây như các loại ngô, khoai tây, đậu tương, cải bắp, su hào...

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay