Câu hỏi tự luận Công nghệ 7 cánh diều Ôn tập Chủ đề 2: Chăn nuôi và thuỷ sản (P5)

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 7 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 2: Chăn nuôi và thuỷ sản (P5). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 7 cánh diều.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 2: CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN
(PHẦN 5 – 20 CÂU)

Câu 1: Bệnh ở động vật thủy sản là gì?

Trả lời:

Bệnh ở động vật thuỷ sản là trạng thái bất bình thường của cơ thể, khi một hay một số hoạt động sống bị rối loạn, ngừng trệ dưới tác động của yếu tố môi trường, dinh dưỡng hoặc mầm bệnh.

Câu 2: Nêu nguyên nhân cần bảo vệ môi trường nuôi thủy sản? Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?

Trả lời:

Môi trường nước có vai trò rất quan trọng đối với các loài thuỷ sản, khi nước bị ô nhiễm sẽ gây tác động xấu đến đời sống của chúng.

Câu 3: Các yếu tố gây bệnh trên thủy sản là gì? Nguồn lợi thủy sản là gì?

- Bệnh xảy ra khi xuất hiện 3 yếu tố: mầm bệnh đã xâm nhập vào cơ thể vật chủ, sức đề kháng của vật chủ suy giảm, điều kiện môi trường có những biến đổi bất lợi, gây sốc cho vật chủ hoặc làm cho mầm bệnh phát triển.

- Nguồn lợi thuỷ sản bao gồm tất cả các sinh vật trong nguồn nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí.

Câu 4: Cần quan tâm đến các yếu tố nào khi thả cá giống?

Trả lời:

Khi thả cá giống, cần quan tâm đến các yếu tố sau:

- Nguyên tắc ghép các loài cá: tập tính ăn khác nhau; sống ở các tầng nước khác nhau; không cạnh tranh thức ăn; tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có; chống chịu tốt với điều kiện môi trường.

- Mùa vụ thả: vụ xuân (từ tháng 2 đến tháng 3), vụ thu (từ tháng 8 đến tháng 9).

- Mật độ thả: phụ thuộc vào hệ thống nuôi, trình độ quản lý, điều kiện chăm sóc.

- Yêu cầu chất lượng: cá khoẻ, đều, không mang mầm bệnh; màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn.

- Cách thả: cá giống được thả từ từ cho quen với môi trường nước mới.

Câu 5: Trình bày đặc tính hóa học của nước?

Trả lời:

Một số yếu tố hoá học quan trọng của nước trong ao nuôi thuỷ sản gồm: oxygen hoá tan, pH, nitrite, BOD, kim loại nặng.... Trong đó, trong quá trình nuôi cần chú ý nhất là sự biến động của oxygen hòa tan trong nước.

Câu 6: Trình bày những biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản?

Trả lời:

Biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:

- Khai thác thuỷ sản hợp lý.

- Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản: thả tôm, cá giống vào môi trường tự nhiên, trồng san hô.

- Bảo vệ đường di cư của các loài thuỷ sản: không dùng đăng chắn khai thác cá trên sông, xây dựng đường dẫn để cá vượt đập thuỷ điện.

- Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản: không xả thải chất độc hại vào môi trường tự nhiên.

- Bảo vệ rừng ngập mặn, phát triển các khu bảo tồn biển, các khu bảo tồn nội địa.

Câu 7: Trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?

Trả lời:

Biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản:

- Xử lý các nguồn nước thải đạt tiêu chuẩn quy định trước khi xả vào thuỷ vực (ao, hồ, sông, biển,...).

- Kiểm soát môi trường nuôi thuỷ sản.

Câu 8: Nên ghép các loài cá sống ở tầng nước khác nhau và không cạnh tranh về thức ăn. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Nên ghép các loài cá sống ở tầng nước khác nhau và không cạnh tranh về thức ăn vì:

- Cá sống trong một ao sẽ tận dụng được nguồn thức ăn (kể cả thức ăn sẵn có trong nước và thức ăn tự chế) ở các tầng nước khác nhau, phát huy được mối quan hệ “cùng chung sống, phát triển giữa các loài cá”. Hình thức này cũng giúp tận dụng triệt để không gian sống, từ đó cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Bản chất của việc sử dụng hệ động, thực vật để loại bỏ các chất ô nhiễm dựa trên cơ sở quá trình chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn. Nguồn nước ô nhiễm hữu cơ chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng. Người ta sử dụng các loại thực vật như tảo, rong, sinh vật phù du hay các loài cây thủy sinh khác (rau, bèo...) để hấp thụ các chất dinh dưỡng này. Kế tiếp trong nuôi cá ghép là các loài cá tai tượng, sặc rằn, cá hường, rô phi… sẽ ăn các loại thực vật trên. Như vậy, nuôi cá ghép là nuôi các loài cá sao cho chúng có thể tham gia vào chuỗi thức ăn trong ao nuôi, vừa giúp xử lý các chất dinh dưỡng dư thừa, vừa tạo ra sinh khối để tăng năng suất sản xuất của ao nuôi.

Câu 9: Trình bày đặc tính sinh học của nước?

Trả lời:

Đặc tính sinh học được thể hiện qua thành phần loài và mật độ của các sinh vật sống trong nước bao gồm nhóm vi sinh vật, thực vật phù du, động vật phù du và động vật đây.

Câu 10: Tại sao cần bảo vệ nguồn lợi thủy sản?

Trả lời:

Hiện nay, nguồn lợi thuỷ sản ngày càng suy giảm do: khai thác thuỷ sản quá mức, sử dụng ngư cụ cầm, khai thác thuỷ sản mang tính huỷ diệt (min, kích điện), xả thải gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản, chặn đường di cư của các loài thuỷ sản.

 Câu 11: Tại sao có hiện tượng cá nổi đầu trong ao nuôi và cách xử lý?

Trả lời:

Nguyên nhân:

- Ao nuôi thiếu oxy

- Cá bị nhiễm khí độc

Cách xử lí:

- Đưa nước mới vào ao nhiều hơn hoặc thay đổi một phần nước, bơm nước.

- Ngừng bón phân và cho cá ăn, vớt hết cọng cây, cỏ dưới ao lên bờ.

- Tiến hành sục khí để cung cấp oxy cho ao và đào thải khí độc.

Câu 12: Nêu các biện pháp phòng, trị bệnh tổng hợp?

Trả lời:

Biện pháp phòng, trị bệnh tổng hợp gồm:

- Nâng cao sức đề kháng của động vật thủy sản

- Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh

- Quản lý môi trường nuôi

- Trị bệnh

Câu 13: Động vật thủy sản khi bệnh thường có những biểu hiện gì?

Trả lời:

Động vật thuỷ sản bị bệnh thường có các biểu hiện:

- Hoạt động không bình thường (mất thăng bằng, nổi đầu, dạt bờ,...).

- Thay đổi màu sắc, tổn thương trên cơ thể.

- Thể trạng yếu, bỏ hoặc kém ăn.

Câu 14: Trong nuôi trồng thủy sản cần phòng bệnh tổng hợp. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Mỗi khi trong ao động vật thuỷ sản bị bệnh, không thể chữa từng con mà phải tính cả ao hay trọng lượng cả đàn để chữa bệnh nên tính lượng thuốc khó chính xác, tốn kém nhiều, các loại thuốc chữa bệnh ngoài da cho động vật thuỷ sản thường phun trực tiếp xuống nước chỉ áp dụng với các ao diện tích nhỏ, còn các thuỷ vực có diện tích mặt nước lớn không sử dụng được. Các loại thuốc chữa bệnh bên trong cơ thể động vật thuỷ sản thường phải trộn vào thức ăn, nhưng lúc bị bệnh, động vật thuỷ sản không ăn, nên dù có sử dụng loại thuốc tốt sẽ không có hiệu quả. Có một số thuốc khi chữa bệnh cho động vật thuỷ sản có thể tiêu diệt được nguồn gốc gây bệnh nhưng kèm theo phản ứng phụ. Vậy nên phải phòng bệnh tổng hợp trong nuôi thủy sản.

Câu 15: Làm thế nào để ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào ao nuôi?

Trả lời:

Các biện pháp để ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh vào ao nuôi:

- Thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Các dụng cụ (lưới, vợt..) cần được khử khuẩn và sử dụng đúng cách.

- Chọn và chăm sóc con giống tốt, khỏe để đời sau khỏe mạnh

- Cách ly các thủy sản mang mầm bệnh

- Bơm thêm nước vào ao, thay nước sạch cải thiện môi trường nuôi; sử dụng chế phẩm sinh học xử lý nước ao; sục khí, quạt nước, phun mưa khi cần.

Câu 16: Em hãy kể tên một số cây cỏ có thể dùng để chữa bệnh cho tôm, cá?

Trả lời:

- Cây thuốc cá: Dùng cây thuốc cá để diệt cá tạp trong ao, đầm nuôi tôm: lấy rễ cây đập giập nát để ra chất nhựa trắng, sau đó đem ngâm nước, lấy nước đó té đều xuống ao, hoặc ngâm xuống ao với liều lượng 3 - 5kg rễ tươi/1.000m2 ao ở mức nước 15-20cm.

- Cây thầu dầu tía: Lá thầu dầu có chất đắng, dùng để chữa bệnh loét mang, đốm đỏ cho cá rất hiệu quả: lấy lá thầu dầu bó thành từng bó ngâm xuống ao với lượng 250-300kg lá thầu dầu/ha ao, với mức nước sâu 1,5-2m.

- Cây tỏi: Tỏi được dùng chữa bệnh đường ruột cho cá nuôi. Khi dùng cần nghiền nát củ tỏi, trộn lẫn với thức ăn tinh cho cá ăn, liều lượng 0,5-1,5kg tỏi, trộn với thức ăn/100kg cá, cho cá ăn liên tục 6 ngày.

Câu 17: Người dân thu hoạch các loại hải sản bằng những cách nào?

Trả lời:

– Người dân thu hoạch các loại hải sản bằng những cách:

+ Kéo lưới, quăng chài

+ Thả câu

+ Đánh bằng bom, mìn

+ Kích điện

+ Dùng chất độc,…

Câu 18: Nêu nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường biển?

Trả lời:

– Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường biển là:

+ Tràn dầu ra biển

+ Ô nhiễm từ đất liền: nước thải từ các dòng sông, nước thải sinh hoạt, nước thải du lịch.

+ Rò rỉ chất phóng xạ, tai nạn tàu bè và các hoạt động của tàu bè trên biển.

+ Hoạt động nuôi trồng, khai thác hải sản không đúng quy định gây ô nhiễm.

Câu 19: Đề xuất những biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi, hải sản ở địa phương em?

Trả lời:

– Những biện pháp bảo vệ, phát triển nguồn lợi hải sản ở địa phương em là:

+ Không sử dụng bom, mìn, điện để đánh bắt cá những khu vực ao, hồ, sông, suối.

+ Xử lý nguồn nước thải sinh hoạt trước khi thải ra sông, hồ, tránh làm ô nhiễm nguồn nước.

Câu 20: Vì sao phải chia nhỏ thức ăn cho cá để cho ăn nhiều lần? Vì sao phải cho ăn đúng giờ, đúng số lượng, đúng chất lượng và đúng vị trí cho ăn?

Trả lời:

Phải chia nhỏ thức ăn cho tôm, cá để cho ăn nhiều lần vì:

- Tập tính ăn của tôm, cá

- Tiết kiệm thức ăn và cá, tôm sẽ ăn hết thức ăn.

- Hệ số thức ăn càng nhỏ thì lượng thức ăn tiêu tốn càng ít và giá thành sản phẩm càng hạ => kinh tế hơn.

- Tránh lãng phí thức ăn và tránh ô nhiễm môi trường.

Phải cho ăn đúng giờ, đúng số lượng, đúng chất lượng và đúng vị trí cho ăn để tập thói quen cho tôm, cá.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay