Câu hỏi tự luận Công nghệ 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 2: Trồng và chăm sóc cây trồng (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 2: Trồng và chăm sóc cây trồng (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 2: TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY TRỒNG
(PHẦN 1 - 20 CÂU)

Câu 1: Sâu, bệnh dại trong đất trồng được phát sinh từ đâu?

Trả lời:

Nguồn phát sinh sâu, bệnh hại trong đất trồng:

- Cây cỏ dại trong đất.

- Sinh vật gây hại cho cây trồng trong đất.

Câu 2: Trồng trọt theo phương pháp hữu cơ là gì?

Trả lời:

Trồng trọt theo phương pháp hữu cơ là sử dụng đất trồng, nước tưới không chứa chất độc hại, không bị ô nhiễm, sử dụng thuốc, phân bón có nguồn gốc từ tự nhiên (hữu cơ); không sử dụng các chất gây biến đổi gene hoặc chất kích thích cây phát triển nhanh.

Câu 3: Nêu mục đích của việc chuẩn bị đất?

Trả lời:

Chuẩn bị đất (giá thể) nhằm đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển tốt. Cụ thể, chuẩn bị đất là làm đất trở nên tơi xốp, đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng; loại bỏ các chất độc hại, cỏ dại và mầm sâu, bệnh gây hại cho cây trồng. Chuẩn bị đất cũng bao gồm việc tạo luống hay đắp mô phù hợp với từng loại cây trồng để dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất dày cho cây phát triển.

Câu 4: Giâm cành là gì?

Trả lời:

Giâm cành là phương pháp nhân giống vô tính, được thực hiện bằng cách sử dụng một đoạn cảnh tách từ cây mẹ và trồng vào giá thể. Trong điều kiện môi trường thích hợp, cành giâm sẽ phát triển thành cây hoàn chỉnh.

Câu 5: Nêu mục đích của việc chăm sóc cây?

Trả lời:

- Chăm sóc cây trồng nhằm nuôi dưỡng, bảo vệ, phòng trừ các yếu tố gây hại cho cây. Cụ thể, chăm sóc là tưới nước, bón phân, vun, xới, tỉa, dặm, diệt cỏ dại và phòng trừ sâu, bệnh cho cây.

- Việc tưới, tiêu nước được thực hiện trong suốt thời gian chăm sóc cây trồng. Có một số cách tưới nước tùy theo giống cây như: tưới thâm, tưới ngập, tưới phun mưa. Dù tưới cách nào cũng không được gây ngập úng có thể làm chết cây.

- Bón phân đầy đủ, phù hợp với từng loại đất và giai đoạn phát triển của cây. Nếu thiếu phân bón, cây trồng sẽ còi cọc, kém phát triển, năng suất thấp.

Câu 6: Nêu các bước chuẩn bị hạt giống?

Trả lời:

Các bước chuẩn bị hạt giống:

- Bước 1: Lựa chọn giống để gieo trồng: chọn cả về số lượng và chất lượng.

+ Đối với hạt giống: kích thước hạt đồng đều, không bị sâu, bệnh, không lẫn với giống khác;

+ Đối với cây con: cây khoẻ, - đồng đều, không sâu, bệnh.

- Bước 2: Xử lý giống trước khi gieo trồng:

+ Đối với hạt giống: ngâm nước ẩm (nước ngâm hạt pha theo tỉ lệ 2 sôi : 3 lạnh) hoặc ủ trong túi ẩm; đảm bảo hạt đã hút no nước, nứt vỏ hoặc nhú mầm;

+ Đối với cây con: loại bỏ cây yếu, bị sâu, bệnh hoặc tỉa bỏ các cành, lá bị sâu, bệnh; đảm bảo không còn cành có lá héo, gãy, thủng, biến dạng, lá bị đốm đen, đốm nâu hoặc đổi màu bất thường.

- Bước 3: Kiểm tra số lượng hạt giống/ cây con.

Đảm bảo đủ số lượng hạt giống cây con trên diện tích đất trồng (đã được làm đất ở trên).

Câu 7: Làm thế nào để một đoạn cành của cây mẹ có thể phát triển thành cây con?

Trả lời:

Để một đoạn cành của cây mẹ có thể phát triển thành cây con, người ta tiến hành giâm cành.

Câu 8: Trình bày quy trình nhân giống cây rau muống bằng phương pháp giâm cành?

Trả lời:

- Bước 1: Chuẩn bị đất trồng rau muống

+ Sử dụng đất có trộn thêm phân hữu cơ hoặc trộn thêm tro, xơ dừa (thông thường trộn với tỉ lệ 3/4 đất và 1/4 tro hoặc xơ dừa,...).

+ Cho đất vào chậu hoặc khay trồng.

- Bước 2: Chuẩn bị cành giảm

+ Chọn cành giâm; dựa trên mật độ để chuẩn bị số lượng cành giâm. Cảnh giâm không quá giả, không quá non;

+ Cắt vát cành giâm và tỉa bớt lá. Cành được cắt vát, dài khoảng 15 - 20 cm và có số lượng các chối (mắt) như nhau.

- Bước 3: Giảm cành vào đất trồng

+ Giâm cành vào đất trồng đã chuẩn bị ở bước 1.

+ Cành được giâm hơi chếch so với mặt đất trồng; khoảng cách giữa các cành giâm đều nhau; giâm đúng đầu già của cành giâm và cắm sâu vào đất trồng từ 1 đến 2 mắt.

- Bước 4: Chăm sóc cành giâm

+ Tưới nước từ 2 đến 3 Lần/ ngày: Bề mặt đất luôn ẩm

Câu 9: Bao bì thuốc bảo vệ thực vật cần được vứt bỏ đúng nơi quy định. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Bao bì thuốc bảo vệ thực vật cần bỏ đúng nơi quy định nhằm:

- Hạn chế gây ô nhiễm môi trường, nguồn nước

- Tránh ảnh hưởng đến sự sống động, thực vật

- Hạn chế gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Câu 10: Nêu các bước gieo trồng cây?

Trả lời:

Các bước gieo trồng cây:

- Bước 1: Xác định thời vụ, phương tiện, cách thức gieo trồng: gieo vãi, gieo theo hàng hoặc gieo vào hốc.

(Khi gieo trồng trong chậu thì hạt giống cây trồng thường được gieo trồng thủ công)

+ Thời vụ gieo trồng phù hợp với hạt giống cây con dự định trồng.

+ Xác định được phương tiện, cách thức gieo trồng.

- Bước 2: Kiểm tra hạt giống hoặc cây giống và đất trồng.

+ Hạt giống cây con khỏe, không sâu, bệnh và hạt đã được ngâm ủ (nếu cần);

+ Đất đủ ẩm, tơi xốp.

- Bước 3: Tiến hành gieo trồng: Đặt hạt giống cây con vào đất (theo hình thức gieo trồng đã xác định ở bước 1).

+ Độ sâu khi đặt hạt giống cây con phù hợp với giống cây.

+Khoảng cách giữa các hạt.

Câu 11: Liệt kê một số loại cây ở nước ta có thể thực hiện kỹ thuật ghép?

Trả lời:

Ở nước ta, cây trồng thường được thực hiện kỹ thuật ghép là cây ăn quả. Một số loài cây phổ biến được thực hiện kỹ thuật ghép là cam quýt, cây nhãn, cây vải.

Câu 12: Tại sao cần phải đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng thuốc bảo vệ cây trồng?

Trả lời:

Thuốc bảo vệ cây trồng rất độc hại đối với cơ thể con người. Vì thế cần bảo hộ bản thân bằng cách mặc áo bảo hộ, đeo khẩu trang, bao tay, đội mũ để tránh tiếp xúc trực tiếp với thuốc.

Câu 13: Quan sát hình dưới đây em hãy nêu phương pháp thu hoạch tương ứng thu hoạch tương ứng với mỗi hình thu hoạch tương ứng với mỗi hình.

Trả lời:

Phương pháp thu hoạch tương ứng với mỗi hình:

+ Hình a: hái

+ Hình b: cắt

+ Hình c: nhổ

Câu 14: Làm đất, bón lót trước khi gieo trồng rất có lợi cho cây. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Làm đất giúp cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, chất dinh dưỡng, đồng thời diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi mới mọc hoặc mới bén rễ.

Câu 15: Trình bày những yêu cầu khi chuẩn bị trước khi tiến hành trồng cây cải xanh?

Trả lời:

– Khu vực trồng rau một góc vườn hay chậu, thùng xốp có đục lỗ thoát nước bên dưới.....

– Hạt giống cải xanh: Với khoảng cách giữa các cây 5 cm và giữa các hàng 10 cm (gieo vào hốc), có thể tỉnh số lượng hạt giống cần chuẩn bị như sau:

Số hạt giống = S/(axb)

Trong đó: S là điện tích đất cần trồng (m²)

a là khoảng cách giữa các cây (m)

b là khoảng cách giữa các các hàng (m)

- Phân bón: Chuẩn bị một trong số các loại phân sau: phân hữu cơ đã hoai mục, phân vi sinh, phân trùn quế, hạt ngô nghiền, trấu, phân khoảng từ nguồn tự nhiên (tro, vôi, bột đá,...);

– Cuốc, xẻng, thùng tưới, gáo tưới nước.

Câu 16: Cần áp dụng những biện pháp nào khi chăm sóc cây để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường?

Trả lời:

Khi chăm sóc cây trồng, cần áp dụng những biện pháp để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường là:

- Hạn chế sử dụng các chất hóa học.

- Đối với tưới tiêu nước, cần tạo rãnh thoát, tránh để nước ứ đọng gây thối rễ.

- Khi bón phân, vun xới, tỉa, dặm diệt cỏ dại và phòng trừ sâu cần đeo bao tay

và xử lý rác thải đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Câu 17: Thời gian ngâm ủ hạt phụ thuộc vào yếu tố nào?

Trả lời:

Thời gian ngâm ủ hạt dài hay ngắn phụ thuộc vào giống cây trồng. Đối với hạt dễ nảy mắm và điều kiện trồng thích hợp, có thể không cần ngâm ủ trước khi gieo.

Câu 18: Hãy nêu một loại cây có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Vì sao người trồng áp dụng phương pháp giâm cành để nhân giống cây đó?

Trả lời:

- Một số loại cây có thể nhân giống bằng phương pháp giâm cành như: cây mía, cây si, hoa hồng, rau muống, mồng tơi, khoai lang, rau thơm, rau dền, lá lốt..

- Người trồng áp dụng phương pháp giâm cành để nhân giống cây đó vì: cành của những loại cây đó có khả năng ra rễ phụ rất nhanh. Giâm cành có nhiều ưu điểm như:

+ Giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.

+ Các cây giống với số lượng nhiều, đảm bảo cho quá trình sản xuất hiệu quả.

+ Thời gian nhân giống nhanh.

+ Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu.

Câu 19: Cần thực hiện những biện pháp gì để đảm bảo an toàn lao động đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong trồng trọt?

Trả lời:

Những biện pháp để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong trồng trọt:

- Hạn chế sử dụng các chất hóa học.

- Đối với tưới tiêu nước, cần tạo rãnh thoát, tránh để nước ứ đọng gây thối rễ.

- Khi bón phân, vun xới, tỉa, dặm diệt cỏ dại và phòng trừ sâu cần đeo bao tay và xử lý rác thải đúng nơi quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Câu 20: Cách pha chế dung dịch dinh dưỡng từ các loại trái cây.

Trả lời:

- Nguyên vật liệu: chuối chín, đu đủ chín, cuống rau, rau cải, rau lang, ngải cứu, đường, hộp đựng.

- Các bước tiến hành:

+ Bước 1: Băm hoặc thái nhỏ nguyên liệu.

+ Bước 2: Cho nguyên liệu đã băm vào xô, chậu.

+ Bước 3: Bổ sung đường tỷ lệ 1:0,3 và đậy kín hộp đựng.

+ Bước 4: Sau 30  – 45 ngày, lọc lấy nước cho vào chai (lọ) để nơi râm mát tránh ánh sáng. Lưu ý: Không được đổ đầy chai vì có ga.

+ Bước 5: Khi sử dụng, pha từ 50-100ml nước ngâm hoa quả trên với 10 lít nước để phun cho cây.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay