Câu hỏi tự luận Công nghệ 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 4: Mở đầu về chăn nuôi

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 4: Mở đầu về chăn nuôi. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 4: MỞ ĐẦU VỀ CHĂN NUÔI
(20 CÂU)

Câu 1: Nêu vai trò của ngành chăn nuôi?

Trả lời:

Ngành chăn nuôi có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, cung cấp nhiều sản phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như:

- Cung cấp thực phẩm cho con người như thịt, trứng, sữa,... Cung cấp nguồn thức ăn từ động vật cho gia súc, gia cầm, vật nuôi.

- Cung cấp sức kéo như trâu, bò, ngựa, ... phục vụ cho việc canh tác, tham quan du lịch.

- Cung cấp phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- Cung cấp nguyên liệu như lông, sừng, da, xương cho các ngành công nghiệp nhẹ.

- Chăn nuôi là ngành kinh tế góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.

Câu 2: Gia súc ăn cỏ, gia cầm được nuôi phổ biến ở những nơi nào của nước ta? Kể tên các phương thức chăn nuôi phổ biến.

Trả lời:

Gia súc ăn cỏ được nuôi phổ biến ở nơi có nhiều đồi núi và đồng cỏ khu vực Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Gia cầm cần nhiều thức ăn và diện tích đất rộng, được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay ở Việt Nam có 3 phương thức chăn nuôi chủ yếu, bao gồm: chăn thả, nuôi nhốt (công nghiệp) và bán chăn thả.

Câu 3: Chăn nuôi hữu cơ là gì? Nghề chăn nuôi là gì?

Trả lời:

- Chăn nuôi hữu cơ là phương thức chăn nuôi sử dụng chủ yếu các thức ăn có nguồn gốc hữu cơ, hạn chế nuôi nhốt hoặc buộc cố định....

- Nghề chăn nuôi là nghề nuôi lớn vật nuôi nhằm tạo ra thực phẩm cho con người và các nguyên liệu, sản phẩm phẩm khác phục vụ sản xuất.

Câu 4: Nêu đặc điểm của một số giống gia súc ăn cỏ được nuôi phổ biến ở nước ta?

Trả lời:

Một số giống gia súc ăn cỏ được nuôi phổ biến ở Việt Nam như:

- Bò vàng Việt Nam: có lông màu vàng và mịn, da mỏng;

- Bò sữa Hà Lan: có lông loang trắng đen, cho sản lượng sữa cao;

- Bò lai Sind: có màu lông vàng hoặc nâu, vai u;

- Trâu Việt Nam: đa số có lông, da màu đen xám; tai mọc ngang; sừng dài, hình cánh cung.

Câu 5: Ngành chăn nuôi ở nước ta có những triển vọng gì?

Trả lời:

Ngành chăn nuôi tạo ra các sản phẩm thiết thực cho cuộc sống của con người. Chính vì vậy, trong điều kiện nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng cao và khoa học kĩ thuật phát triển mạnh mẽ thì ngành chăn nuôi càng có nhiều cơ hội để phát triển, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm vật nuôi.

Ở Việt Nam, ngành chăn nuôi đang chuyển dần sang hướng chăn nuôi trang trại, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chăn nuôi hữu cơ; liên kết giữa các khâu chăn nuôi, giết mổ và phân phối để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng.

Câu 6: Nêu đặc điểm của một số giống lợn được nuôi phổ biến ở nước ta?

Trả lời:

Một số giống lợn được nuôi ở Việt Nam như:

- Lợn Móng Cái: đặc trưng bởi màu lông đen pha lẫn trắng hoặc hồng, lưng dài, rộng và hơi võng xuống;

- Lợn Landrace: có thân dài màu trắng, tai to rủ xuống trước mặt, có tỉ lệ nạc cao;

- Lợn Yorkshire: có thân dài, da màu trắng, tai dựng lên, có tỉ lệ nạc cao.

Câu 7: Liệt kê các sản phẩm của ngành chăn nuôi mà em biết?

Trả lời:

Các sản phẩm khác của ngành chăn nuôi:

- Sữa và sản phẩm sữa.

- Thịt và sản phẩm thịt (thịt lợn sữa đông lạnh, chế phẩm từ thịt động vật, thịt

gia cầm chế biến, trứng).

- Các mặt hàng thịt khác (thịt trâu, bò, cừu, dê, phụ phẩm sau giết mổ…).

- Tơ tằm, mật ong.

Câu 8: : Trình bày đặc điểm của một số vật nuôi đặc trưng theo vùng miền ở nước ta?

Trả lời:

Một số giống gia cầm được nuôi ở Việt Nam như:

- Gà Ri: có màu lông đa dạng. Gà mái có màu lông vàng đốm nâu hoặc đen. Gà trống lông màu nâu sáng, lông đuôi màu đen kèm ánh xanh.

- Gà Hồ: có đầu giống hình đầu con công ở gà trống, mào gọn giống hình múi chanh úp ngược hoặc hình quả dâu trên đầu; lông có 2 màu là màu đen ánh xanh và màu đỏ mận chín. Gà mái có lông màu trắng vàng, nâu sọc hoặc nâu nhạt.

- Vịt cỏ (vịt đàn, vịt tàu): có tầm vóc nhỏ bé, nhanh nhẹn, dễ nuôi, lông có nhiều màu khác nhau.

- Vịt xiêm: chân ngắn, dáng đi nặng nề, chậm chạp, đầu gật gù theo nhịp đi, có các giống tuỳ theo màu lông như: xiêm trắng, xiêm đen, xiêm xám.

- Vịt bầu: có dáng đi nặng né, lạch bạch, lông có nhiều nhóm màu khác nhau như: xám hay loang đen trắng.

- Gà Đông Tảo: thân hình cao to, da đỏ, chân rất to và thổ; mào đỏ tía, ngắn và thun lại; tích màu đỏ.

Câu 10: Trình bày đặc điểm của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi mà em biết?

Trả lời:

Một số nghề phổ biến trong chăn nuôi có đặc điểm cơ bản như sau:

- Nhà chăn nuôi: nghiên cứu về giống vật nuôi, kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng bệnh và trị bệnh cho vật nuôi.

- Nhà tư vấn nuôi trồng thuỷ sản: hỗ trợ và tư vấn các kỹ thuật - nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng dịch bệnh cho thuỷ sản; phát triển các chính sách quản lý nuôi trồng thuỷ sản.

- Bác sĩ thú y: chăm sóc, theo dõi sức khoẻ, chẩn đoán, điều - trị và tiêm phòng bệnh cho vật nuôi; tư vấn về sức khỏe, dinh dưỡng, thức ăn và vệ sinh chăn nuôi.

Người lao động trong lĩnh vực chăn nuôi thường phải sử dụng các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm và chăn nuôi; thường xuyên tiếp xúc với vật nuôi và chịu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết, khí độc từ chất thải động vật, hóa chất xử lý ao hồ.

- Kỹ thuật viên nuôi trồng thuỷ sản: nuôi dưỡng, chăm sóc cho thuỷ sản, theo dõi thông số môi trường nước,...

- Lao động chăn nuôi: lên kế hoạch, tổ chức và thực hiện các hoạt động chăn nuôi để nhân giống, chăn nuôi gia súc, gia cầm,... để lấy thịt, sữa,...

Câu 11: Giống vật nuôi bản địa có ưu và nhược điểm gì?

Trả lời:

Ưu điểm

Nhược điểm

Giống vật nuôi bản địa có ưu điểm chung là dễ nuôi, chịu được kham khổ, thích nghi với điều kiện môi trường địa phương và sản phẩm (thịt, trứng, sữa) thường thơm ngon, vì vậy một số giống được nuôi làm đặc sản.

Tuy nhiên, chúng thường có năng suất thấp nên hiện nay số lượng bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí có nguy cơ bị biến mất.

Câu 12: Nêu tác dụng của việc sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh?

Trả lời:

Việc sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ nguồn chất thải chăn nuôi giúp tăng hiệu suất cây trồng, đồng thời giúp kiểm soát chất thải vật nuôi, bổ sung chất hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu cho đất và giải quyết vấn đề Ô nhiễm môi trường một cách hiệu quả.

Câu 13: Các phương thức chăn nuôi có những ưu và nhược điểm gì?

Trả lời:

Chăn thả tự do

Nuôi nhốt

Bán chăn thả tự do

Ưu điểm

- Dễ nuôi, ít tốn thời gian, ít tốn công sức, ít bệnh.

- Chuồng trại đơn giản, đỡ tốn kém

- Tự sản xuất con giống

- Thịt thơm ngon, săn chắc

- Dễ kiểm soát dịch bệnh

- Nhanh lớn

- Ít phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên

- Cho năng suất cao và ổn định.

- Dễ nuôi, ít bệnh tật

- Chuồng trại đơn giản, không cần phải đầu tư quá nhiều

- Hầu hết tự sản xuất con giống

- Các sản phẩm vật nuôi mang lại thơm ngon, đảm bảo chất dinh dưỡng.

Nhược điểm

- Chậm lớn, chậm phát triển

- Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên

- Quy mô đàn vừa phải

- Kiểm soát bệnh dịch khó khăn. Việc phát hiện bệnh không được kịp thời

- Thịt không ngon bằng chăn thả tự do

- Phức tạp về chuồng trại

- Đòi hỏi điều kiện kinh tế.

- Đòi hỏi nhiều về kỹ thuật chăn nuôi

- Vật nuôi chậm lớn

- Quy mô đàn vừa phải, không quá lớn

- Việc kiểm soát bệnh dịch khó khăn

 

Câu 14: Người lao động cần đáp ứng được những yêu cầu gì trong lĩnh vực chăn nuôi?

Trả lời:

Để đáp ứng yêu cầu trong lĩnh vực chăn nuôi, người lao động cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có kiến thức đầy đủ về đặc điểm sinh trưởng của vật nuôi, các phương pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, phòng và trị bệnh cho vật nuôi.

- Có kỹ năng nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi; kỹ năng sử dụng, bảo quản tốt các thiết bị, dụng cụ trong lĩnh vực chăn nuôi.

- Yêu thích động vật, có tinh thần trách nhiệm, lòng yêu nghề, cần cù và đủ sức khoẻ để đáp ứng với yêu cầu của công việc chăn nuôi.

Câu 15: Nêu hiểu biết của em về chăn nuôi công nghệ cao?

Trả lời:

Chăn nuôi công nghệ cao là mô hình chăn nuôi ứng dụng các công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm giảm công lao động, chi phí sản xuất, qua đó nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chăn nuôi, đồng thời bảo vệ môi trường tốt hơn. Một số công nghệ hiện đại đang được ứng dụng trong chăn nuôi như tự động cho ăn, vệ sinh chuồng trại, theo dõi sức khoẻ, điều chỉnh nhiệt độ, thu hoạch (trứng, stra)....

Câu 17: Phân tích mối quan hệ của chăn nuôi và trồng trọt?

Trả lời:

Mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi là:

Chăn nuôi và trồng trọt đều là một trong những ngành sản xuất chính của nước ta. Chăn nuôi và trồng trọt có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Chăn nuôi cung cấp nguồn phân bón và sức kéo cho trồng trọt. Ngược lại, trồng trọt cung cấp nguồn thức ăn chủ yếu cho ngành chăn nuôi.

Câu 18: Mỗi phương thức chăn nuôi ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của vật nuôi?

Trả lời:

So với nuôi chăn thả, bán chăn thả, nuôi nhốt phát triển nhanh hơn vì ít chạy nhảy nên ít tiêu hao năng lượng hơn, người nuôi dễ dàng quản lý, nắm bắt tình trạng sức khỏe của vật nuôi để kịp thời chăm sóc và chữa trị cho năng suất cao và ổn định, còn thả rông thì sẽ dễ nhiễm bệnh từ nhiều nguồn khác nhau. Vì phương pháp nuôi chăn thả, bán chăn thả phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên nên vật nuôi chậm lớn, năng suất không ổn định.

Câu 19: Trâu, bò, lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đâu? Vì sao?

Trả lời:

- Trâu, bò: Ở Bắc Trung Bộ, nhiều nhất ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ, vì ở đây khí hậu lạnh, trâu chịu lạnh tốt. Và ở đây có những đồng cỏ xanh tươi là thức ăn chủ yếu của trâu.

- Bò: nhiều nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ, do địa hình đồi núi nhiều, đồng cỏ rộng.

- Lợn: Tập trung ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long. Do thức ăn dồi dào từ lúa và hoa màu, khí hậu mát mẻ, dân đông nên tiêu thụ nhiều thịt.

- Gia cầm: Tập trung ở đồng bằng, do diện tích mặt nước rộng, nhiều thức ăn.

Câu 20: Điều kiện để công nhận một giống vật nuôi là gì?

Trả lời:

Điều kiện để công nhận một giống vật nuôi là:

+ Các vật nuôi trong cùng một giống phải có chung nguồn gốc.

+ Có đặc điểm về ngoại hình và năng suất giống nhau.

+ Có tính di truyền ổn định.

+ Đạt đến một số lượng có thể nhất định và có địa bàn phân bố rộng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay