Câu hỏi tự luận Công nghệ 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 6: Nuôi thuỷ sản (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 6: Nuôi thuỷ sản (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 6: NUÔI THỦY SẢN
(PHẦN 1 – 20 CÂU)

Câu 1: Nuôi thủy sản là gì? Nêu vai trò của ngành thủy sản?

Trả lời:

Nuôi thuỷ sản là nuôi các động vật dưới nước như: tôm, cá, cua, nghêu, sò, ốc, trai,... và một số thuỷ đặc sản như: ba ba, lươn, ếch,...

Vai trò của ngành thuỷ sản:

- Cung cấp thực phẩm cho con người;

- Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm, chăn nuôi và các ngành công nghiệp khác;

- Xuất khẩu thuỷ sản;

- Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động;

- Góp phần bảo vệ môi trường và đảm bảo chủ quyền quốc gia.

Vì vậy, ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước.

Câu 2: Thức ăn tự nhiên là gì? Trình bày hiểu biết của em về thức ăn nhân tạo và thức ăn viên?

Trả lời:

Thức ăn tự nhiên là thức ăn có sẵn trong ao, hồ, bao gồm: thực vật phù du (vi tảo, tảo); thực vật đấy (rong, rêu); động vật phù du (luân trùng, bọ đỏ), động vật đáy (giun, ốc, trùn chỉ).

Thức ăn nhân tạo là thức ăn do con người tạo ra để cung cấp cho thuỷ sản. Có 2 loại là thức ăn thô và thức ăn viên,

- Thức ăn thô là phụ phẩm nông nghiệp (tấm, cảm, đỗ tương, ngô, sắn) và phụ phẩm công nghiệp (bột cá, bột thịt, bã bia, bã đỗ, lòng ruột gà, vịt, cá, mực,...). Các nguyên liệu được xay nhỏ, phối trộn có bổ sung premix - vitamin và được nấu chín trước khi cho thuỷ sản nuôi ăn.

- Thức ăn viên là thức ăn được sản xuất với quy mô công nghiệp (thức ăn viên công nghiệp). Thức ăn viên được pha trộn từ các thành phần nguyên liệu với tỉ lệ cân đối nhằm đảm bảo phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng ở từng giai đoạn phát triển của đối tượng nuôi. Thức ăn viên thường được bổ sung vitamin, khoáng chất giúp thuỷ sản phát triển khoẻ mạnh.

Câu 3: Bảo vệ môi trường nuôi thủy sản nhằm mục đích gì?

Trả lời:

- Sự ô nhiễm môi trường và nguồn nước nuôi thuỷ sản, quá trình nuôi trồng thuỷ sản không đúng kỹ thuật gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của thuỷ sản. Các hoạt động đánh bắt mang tính huỷ diệt, phá hoại rừng đầu nguồn hay rừng ngập mặn, ngăn sông, đắp đập làm phá vỡ hệ sinh thái, làm giảm thành phần giống, loài dẫn đến tổn thất nguồn lợi thuỷ sản.

- Bảo vệ môi trường nuôi thuỷ sản nhằm đảm bảo thuỷ sản sinh trưởng, phát triển tốt, không bệnh tật, tạo thực phẩm sạch, đồng thời góp phần bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản và bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất.

Câu 4: Việt Nam có những nguồn lợi gì để phát triển thủy sản nước mặn?

Trả lời:

Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km với vùng đặc quyền kinh tế biển rộng hơn 1 triệu km². Biển nước ta có nhiều vịnh, hải đảo nên thuận lợi cho việc nuôi nhiều loại thuỷ sản có giá trị như cá biển, tôm hùm, đồi mồi, ngọc trai,...

Câu 5: Nêu các việc làm để tăng nguồn thức ăn cho tôm, cá nuôi?

Trả lời:

Để tăng nguồn thức ăn cho tôm, cá nuôi ta cần : bón phân hữu cơ và vô cơ hợp lý nhằm tạo điều kiện cho các vi sinh vật phù du phát triển. Trên cơ sở đó các động thực vật và thủy sinh phát triển làm mồi cho tôm cá thêm phong phú. Tôm cá sẽ nhanh chóng lớn hơn.

Câu 6: Tại sao cần bảo vệ nguồn lợi thủy sản?

Trả lời:

Hiện nay, nguồn lợi thuỷ sản ngày càng suy giảm do: khai thác thuỷ sản quá mức, sử dụng ngư cụ cầm, khai thác thuỷ sản mang tính huỷ diệt (mìn, kích điện), xả thải gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản, chặn đường di cư của các loài thuỷ sản.

Câu 7: Việt Nam có những nguồn lợi gì để phát triển thủy sản nước mặn, thủy sản nước ngọt?

Trả lời:

- Với thủy sản nước mặn: thuỷ vực nước lợ ven biển, vùng triều, rừng ngập mặn thuận lợi cho việc nuôi cá lồng bè, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, sò, cua, nghêu, ốc,...

- Với thủy sản nước ngọt: hệ thống sông ngòi, kênh rạch, hồ chứa, ao đầm,... là vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt quan trọng của nước ta. Một số loại thuỷ sản nước ngọt được nuôi ở Việt Nam như: cá tra, cá basa, cá chép, cá mè, cá lăng, cá trắm, cá trôi, cá rô phi, tôm càng xanh, cá bống tượng....

Câu 8: Thức ăn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thủy sản. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Vì tùy từng giai đoạn mà thủy sản sẽ cần lượng và chất thức ăn khác nhau dựa vào giá trị dinh dưỡng mà nguồn thức ăn mang lại. Thức ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, thức ăn có chất lượng cao làm thủy sản mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi, làm tăng năng suất, sản lượng.

Câu 9: Khi bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản cần xây dựng ý thức trong cộng đồng. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Phải xây dựng ý thức trong cộng đồng về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản là vì: Nguồn lợi thủy sản có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống con người. Không những là nguồn mang lợi thu nhập kinh tế cho người nuôi mà nó còn là nguồn thức ăn cho mọi người và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương, đất nước . Bảo vệ môi trường thủy sản cũng chính là biện pháp để đảm bảo đời sống của chúng ta.

Câu 10: Nêu đặc điểm của loài tôm ở Việt Nam?

Trả lời:

Tôm là loại thuỷ sản được xuất khẩu nhiều ở Việt Nam, có giá trị kinh tế cao. Có 4 giống tôm được nuôi nhiều là: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh và tôm hùm. Tôm có đặc điểm là loài ăn tạp, lớn nhanh. an troi sana

- Tôm càng xanh sông ở môi trường nước ngọt nên thích hợp nuôi trong ao, ruộng lúa;

- Tôm sú và tôm thẻ chân trắng là những loài thuỷ sản nước lợ (độ mặn khoảng 10 – 30%) nên thường được nuôi ở vùng ao, đầm ven biển hoặc các bãi bồi ở các tỉnh ven biển miền Trung, miền Nam, nhiều nhất là các tỉnh Nam Bộ như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Kiên Giang,...;

- Tôm hùm thích hợp với nước mặn nên thường được nuôi trong các lồng, bè trên biển ở một số tỉnh như Khánh Hoà, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Câu 11: Nêu những đặc điểm của nước ảnh hưởng trực tiếp đến các loài thủy sản?

Trả lời:

Nước có những đặc điểm ảnh hưởng trực tiếp đến các loài thuỷ sản (đặc biệt là tôm, cá) như:

- Có khả năng hòa tan các chất vô cơ và hữu cơ. Dựa vào đặc điểm này, người ta bón các loại phân hữu cơ và vô cơ nhằm cung cấp chất dinh dưỡng để phát triển tảo và các loại thức ăn tự nhiên khác cho tôm, cá. Nước ngọt có khả năng hòa tan các chất hữu cơ và vô cơ nhiều hơn nước mặn.

- Nhiệt độ của nước ổn định và điều hoà hơn nhiệt độ không khí trên cạn. Mùa hè nước mát, mùa đông nước ấm hơn trên cạn, vì vậy thức ăn tự nhiên phát triển thuận lợi.

- Thành phần khí oxygen thấp và carbon dioxide cao hơn không khí trên cạn. Đặc biệt là các ao tù, ao thiếu ánh sáng,... thường bị thiếu khí oxygen và thừa khí carbon dioxide. Do đó, khi nuôi thuỷ sản cần điều chỉnh tỉ lệ thành phần khí oxygen để tạo môi trường sống thuận lợi cho tôm, cá bằng cách tạo dòng chảy làm tăng lượng khí oxygen trong nước.

- Tình trạng chất lượng nước trong ao nuôi được thể hiện qua màu sắc của nước. Trong quá trình nuôi thuỷ sản, màu nước có thể biến đổi, do đó người nuôi cần nhận biết, đánh giá chất lượng nước chính xác để có giải pháp xử lý kịp thời.

Câu 12: Nêu các phương pháp quản lý nguồn nước?

Trả lời:

- Cấm huỷ hoại các sinh vật cảnh đặc trưng, bãi đẻ, nơi sinh sống của động vật đấy.

- Quy định nồng độ tối đa của hóa chất, chất độc hại có trong môi trường nuôi thuỷ sản cho hết thành thành.

- Quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong môi trường nuôi thuỷ sản đúng quy định.

Câu 13: Nêu đặc điểm của loài cá nước ngọt phổ biến ở Việt Nam?

Trả lời:

Cá tra và cá basa là những loại cá da trơn, có thịt màu trắng, hàm lượng đạm cao, dễ tiêu hoá, vị thơm ngon nên được nuôi để xuất khẩu. Cá tra, cá basa được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long,...

Cá tra chịu được hàm lượng khí oxygen thấp, có thể sống ở vùng nước lợ hay nước phèn có độ pH trên 5,5 và nhiệt độ khoảng 25 – 32 °C nên được nuôi với mật độ cao trong ao đất - hoặc trong lồng, bè. Cá basa mắt to hơn cá tra, bụng lớn, thịt màu trắng, chịu đựng kém ở môi trường có hàm lượng khí oxygen thấp nên thường được nuôi trong lồng, bè trên những khúc sông có dòng chảy liên tục.

Câu 14: Khi cho tôm, cá ăn ít và nhiều lần lại tránh được việc ô nhiễm môi trường nuôi tôm, cá. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Vì thức ăn cho tôm cá thường là thức ăn công nghiệp, dạng viên hoặc bột. Thức ăn đó là một hỗn tạp gồm nhiều thành phần khác nhau, khi gặp nước sẽ bị hòa tan. Tôm cá sẽ dễ dàng lựa chọn những chất mà chúng mong muốn. Những chất còn dư thừa sẽ chìm xuống đáy. Việc cho tôm cá ăn ít và nhiều lần sẽ làm giảm những chất dư thừa còn lại trong nước từ đó tránh được việc ô nhiễm môi trường.

Câu 15: Nguồn lợi thủy sản bị suy giảm do đâu?

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm nguồn lợi là do cùng với việc khai thác quá mức là sự suy thoái nghiêm trọng của các hệ sinh thái gần bờ (như hiện tượng rạn san hô, rừng ngập mặn, tảo biển v.v.. bị chết chẳng hạn); rồi còn do việc sử dụng các phương pháp khai thác hủy diệt (chất nổ, xung điện) và các công cụ khai thác không lựa chọn.

Câu 16: Trình bày kỹ thuật nuôi thủy sản bằng phương pháp thâm canh ?

Trả lời:

Nuôi thâm canh: nuôi ở trình độ kỹ thuật cao, tuân thủ các quy tắc chặt chẽ trong quá trình phát triển và sinh trưởng của đối tượng nuôi: từ chọn giống thức ăn, mặt độ nuôi, hệ thống ao, đầm, cấp thoát nước, sục khí,... bảo đảm điều kiện môi trường phù hợp với đặc điểm sinh lí của thuỷ sản nuôi.

Câu 17: Thức ăn công nghiệp nuôi cá được sản xuất ở dạng viên nổi và thức ăn công nghiệp nuôi tôm được sản xuất ở dạng viên chìm. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Cám viên nổi có thể nhìn thấy được các con cá khi chúng lên ăn, giúp theo dõi tình trạng sức khỏe và sức sống của cá. Qua đó, cũng đánh giá được tình trạng tăng trưởng của cá theo mức tiêu thụ thức ăn. Người nuôi có thể tính toán trọng lượng thức ăn cho cá và cho ăn nhanh chóng, tùy theo giống, số lượng cá cũng như nhiệt độ. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm thời gian mà còn giảm được sức lao động.

Cám viên chìm là loại cám viên cứng, có lợi ích kinh tế cao hơn. Loại cám viên chìm này có độ ổn định trong nước lên đến một giờ và sẽ dần dần chìm sau đó lắng xuống đáy nếu thức ăn thừa. Vì các thành phần này được ép lại với nhau nên tôm sẽ có thể chọn lọc các thành phần mà chúng muốn. Mặt khác vì tôm rất sợ đến gần mặt nước, và thích sống ở tầng đáy của nước thì sẽ phù hợp với thức ăn dạng viên chìm hơn.

Câu 18: Vì sao nghề nuôi tôm, cá có giá trị xuất khẩu được khuyến khích đầu tư phát triển ở nước ta?

Trả lời:

Nghề nuôi tôm, cá có giá trị xuất khẩu được khuyến khích đầu tư phát triển ở nước ta vì:

+ Nước ta có nhiều tiềm năng trong việc nuôi các động vật thủy sản có giá trị xuất khẩu.

+ Tận dụng được các mặt nước sẵn có và nguồn thức ăn thiên nhiên.

+ Các động vật thủy sản xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.

+ Tạo công ăn việc làm cho người lao động ở các lĩnh vực liên quan như chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn chăn nuôi, kinh doanh thương mại,…

+ Góp phần cải thiện đời sống người dân lao động.

Câu 19: Gia đình bạn Minh ở tỉnh Long An. Ao nhà bạn có diện tích tương đối rộng nhưng chỉ nuôi một vài loài cá để giải quyết nhu cầu thực phẩm của gia đình là chính, còn lại mới đem ra chợ bán. Vài năm nay, kinh tế khó khăn, gia đình bạn muốn đầu tư hơn vào việc nuôi cá để cải thiện kinh tế gia đình nhưng còn băn khoăn chưa biết chọn loại cá nào hiệu quả. Bằng những hiểu biết về giá trị xuất khẩu, điều kiện nuôi cá tra, em hãy thuyết phục và tư vấn giúp gia đình bạn Minh chuyển sang nuôi và nuôi thành công giống cá này.

Trả lời:

Trong trường hợp này, em sẽ thuyết phục và tư vấn giúp gia đình bạn Minh nên chuyển đổi sang nuôi loại cá tra. Bởi đây là loại cá có giá trị kinh tế cao, được đưa đi xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Hơn nữa, đây là loại cá có thể nuôi ở ao và sống tốt trong môi trường chật hẹp và thiếu oxy. Và đặc biệt loại cá này có thể nuôi với mật độ cao.

Để nuôi thành công cá tra, gia đình Minh cần thực hiện đúng một số điều kiện đối với loại cá này: Sống ở nước ngọt, chịu được nước lợ và nước phèn có độ pH > 5,5; nhiệt độ thích hợp 25 – 32oC. Cá tra thích hợp với kỹ thuật nuôi bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng chất đạm cao. Ngoài ra để am hiểu về loài cá này cùng như cách chăm sóc nó, gia đình Minh nên có một người đi học lớp tập huấn về nuôi cá tra hoặc mua sách về tham khảo, để có các kỹ thuật nuôi cá tra đúng, giúp cá phát triển khỏe mạnh.

Câu 20: Việc nuôi tôm, cá có giá trị xuất khẩu đem lại lợi ích gì?

Trả lời:

Việc nuôi cá, tôm xuất khẩu đem lại lợi ích:

+ Tận dụng được đất đai nông nghiệp ở địa phương.

+ Tận dụng được các nguồn thức ăn tự nhiên ở ruộng lúa, ao, hồ, sông ngòi, kênh rạch,…

+ Đem lại nguồn thu ngoại tệ cho địa phương, đất nước.

+ Tận dụng được nguồn lao động địa phương và đem lại lợi nhuận cao cho người nuôi thủy sản.

+ Tạo được việc làm cho nhiều người lao động ở địa phương.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay