Câu hỏi tự luận Công nghệ 7 chân trời sáng tạo Ôn tập Chương 6: Nuôi thuỷ sản (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chương 6: Nuôi thuỷ sản (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 7 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP CHƯƠNG 6: NUÔI THỦY SẢN
(PHẦN 2 – 20 CÂU)

Câu 1: Cần thiết kế ao như thế nào để có thể nuôi cá nước ngọt trong ao?

Trả lời:

Ao thường có diện tích khoảng 1000-5000 m². Độ sâu khoảng 1,5-2 m. Ao phải có bờ chắc chắn, không bị tràn ngập trong mùa mưa và có cống cấp, cống thoát nước độc lập.

Câu 2: Cải tạo ao nuôi là gì?

Trả lời:

Cải tạo ao là khâu kỹ thuật quan trọng, được tiến hành trước mỗi lứa nuôi, nhằm hạn chế mầm bệnh, địch hại, tạo điều kiện môi trường tốt cho cá phát triển.

Câu 3: Chăm sóc, quản lý cá sau khi thả gồm những công việc gì?

Trả lời:

Chăm sóc, quản lý cá sau khi thả gồm: quản lý thức ăn cho cá, quản lý chất lượng nước ai và quản lý sức khỏe cá

Câu 4: Nêu các hoạt động bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản? Thiên địch là gì?

Trả lời:

- Xử lý nước thải

- Dọn rác làm sạch môi trường nước

- Tăng cường nghiên cứu khoa học trong nuôi thủy sản

- Tái tạo nguồn lợi thủy sản

- Tuyên truyền về bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản

- Bảo tồn hệ sinh thái và nguồn lợi biển

Câu 5: Thiên địch là gì?

Trả lời:

Thiên địch: là những loài động vật được sử dụng để diệt trừ các sinh vật gây hại, bảo vệ mùa màng một cách tự nhiên. Ví dụ: nuôi sò huyết ăn tào trong ao lắng để lọc nước trước khi dẫn nước vào ao chính nuôi tôm, cá (vì khi tảo phát triển mạnh có thể sinh khí độc, làm bắn nước).

Câu 6: Động vật thủy sản gồm những loài nào?

Trả lời:

Động vật thủy sản bao gồm các nhóm:

- Nhóm cá (cá tra, cá bống tượng, cá chình,…);

- Nhóm giáp xác (tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm đất);

- Nhóm động vật thân mềm (nghêu, sò huyết, hàu, ốc hương,....);

- Nhóm rong;

- Nhóm bò sát và lưỡng cư (cá sấu, ếch, rắn…).

Câu 7: Nêu một số màu nước phổ biến khi nuôi thủy sản ở nước ta?

Trả lời:

Một số màu nước phổ biến:

- Màu xanh lục hoặc vàng lục: do chứa nhiều tào lục tào silic (có giá trị dinh dưỡng cao).

- Màu xanh rêu: do chứa nhiều tảo lam (gây hại cho tôm, cá).

- Màu vàng cam: do nước nhiễm phèn.

- Màu nâu đen: do chứa nhiều chất hữu cơ phân huỷ, thức ăn dư thừa, có nhiều khí độc nên tôm, cá nuôi dễ bị nhiễm độc và chết.

Câu 8: Nêu các phương pháp xử lý nguồn nước?

Trả lời:

Có nhiều phương pháp xử lý nguồn nước nhưng phổ biến là 2 phương pháp sau:

- Lắng (lọc); dùng hệ thống ao lắng, ao phụ để chứa nước, sau khoảng 2 – 3 ngày, các tạp chất lắng đọng dưới đáy ao, phần nước sạch phía trên được đưa vào ao chính để nuôi tôm, cá.

- Dùng hoá chất như clorin (nồng độ khoảng 0,1-0,2 mg/l), clorua või (CaOCl, nồng độ 2%), formol (nồng độ 2%) để diệt khuẩn.

Câu 9: Liệt kê các loại thủy sản nước mặn có giá trị cao ở Việt Nam?

Trả lời:

- Loại cá nước mặn được nuôi nhiều và có giá trị cao ở Việt Nam là cả song (cá mú), cả giò (cá bớp), cá vược (cá chẽm), cá chim trắng, cá hồng, cá măng,... Các loại cá này được nuôi trong lồng, bè ở ven biển hoặc vùng vịnh tại các tỉnh như Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hoà, Bà Rịa – Vũng Tàu,...

- Ngoài cá, một số thuỷ sản nước mặn khác cũng mang lại giá trị cao như: cua, ghẹ, nghêu (ngao), hàu, tu hài, ốc hương, trai (nuôi lấy ngọc).....

Câu 10: Nêu các việc làm để tăng nguồn thức ăn cho tôm, cá nuôi?

Trả lời:

Để tăng nguồn thức ăn cho tôm, cá nuôi ta cần : bón phân hữu cơ và vô cơ hợp lý nhằm tạo điều kiện cho các vi sinh vật phù du phát triển. Trên cơ sở đó các động thực vật và thủy sinh phát triển làm mồi cho tôm cá thêm phong phú. Tôm cá sẽ nhanh chóng lớn hơn.

Câu 11: Trình bày những biện pháp bảo vệ nguồn lợi thủy sản?

Trả lời:

- Sử dụng mặt nước nuôi thuỷ sản một cách hợp lý, hiệu quả, bền vững. Nghiêm cấm đánh bắt bằng phương pháp huỷ diệt như đánh bắt thuỷ sản trong mùa sinh sản; dùng xung điện, chất nổ, hoá chất, lưới mắt nhỏ....

- Ứng dụng các tiến bộ khoa học trong cải tiến, chọn lọc giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi, xử lý môi trường và phòng trừ dịch bệnh tốt.

- Có ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.

- Thả các loài thuỷ sản quý hiếm vào môi trường nước để tăng nguồn lợi và ngăn chặn giảm sút trữ lượng, tăng cường bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái.

Câu 12: Kể tên một số loài thủy sản được nhập khẩu ở nước ta?

Trả lời:

Những loài thủy sản được nhập khẩu của nước ta: Cá tầm Nga, cá tầm Xi bê ri, cá tầm Sterlet, cá tầm Beluga, ốc vòi voi, cua huỳnh đế, tôm hùm Canada/tôm hùm Mỹ, sò điệp, hầu Phương đông, hầu Mỹ, hầu Thái Bình Dương, vẹm xanh, cua Dungeness, cua tuyết, ốc biển Đại Tây Dương, trai Địa Trung Hải, sò Manila.

Câu 13: Khi nuôi tôm, cá ở mật độ cao, người nuôi hay sử dụng thức ăn viên công nghiệp. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Vì thức ăn công nghiệp được sản xuất dựa trên nghiên cứu dành riêng cho từng đối tượng vật nuôi. Thức ăn sản xuất ra sẽ đáp ứng nhu cầu của vật nuôi ở từng giai đoạn phát triển khác nhau. Trong đó, nguồn nguyên liệu chất lượng cao đa số được nhập khẩu từ nước ngoài. Sản phẩm giúp bổ sung các loại khoáng hữu cơ cao cấp, men tiêu hóa thế hệ mới giúp vật nuôi tiêu hóa và hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, khoáng đa vi lượng có trong thức ăn. Thức ăn công nghiệp được nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao về độ đồng đều và bảo đảm nguồn dinh dưỡng tối ưu cho vật nuôi.

Câu 14: Khi nuôi thủy sản, nếu sử dụng lượng thức ăn quá nhiều so với nhu cầu của thủy sản nuôi sẽ gây tác hại đến thủy sản và ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?

Trả lời:

Tùy vào từng giai đoạn mà thủy sản sẽ có lượng nhu cầu thức ăn khác nhau. .Nếu cho chúng ăn lượng thức ăn vượt quá nhu cầu cần thiết thì sẽ phát sinh nhiều vấn đề:

- Gây lãng phí thức ăn cũng như giảm lợi nhuận cho bà con nuôi thủy sản.

- Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và hệ số thức ăn của thủy sản.

- Làm đáy ao mau dơ, tảo dễ bùng phát mạnh, thủy sản dễ bị stress và yếu do khí độc sinh ra từ đáy ao.

- Nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước trong ao do lượng thức ăn dư thừa còn sót lại.

- Tăng chi phí sản xuất, dư thừa chất dinh dưỡng gây ô nhiễm môi trường từ đó tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng của thủy sản nuôi.

Câu 15: Tại sao khi nuôi tôm mật độ cao bắt buộc phải sử dụng quạt nước?

Trả lời:

 Sử dụng quạt nước giúp :

- Tạo dòng chảy và cung cấp oxy cho ao nuôi.

- Điều hòa và làm cân bằng các yếu tố môi trường trong ao

- Tăng cường hoạt động của tôm, giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.

Câu 16: Việc cấm hủy hoại các sinh vật cảnh đặc trưng, bãi đẻ, nơi sinh sống của động vật đáy có tác dụng bảo vệ môi trường nuôi thủy sản. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Việc cấm hủy hoại các sinh vật cảnh đặc trưng, bãi đẻ, nơi sinh sống của động vật đáy lại có tác dụng bảo vệ môi trường nuôi thủy sản bởi vì: Nếu chúng ta hủy hoại môi trường của chúng sẽ gây ra mất cân bằng hệ sinh thái, mất cân bằng môi trường và ô nhiễm nguồn nước. Môi trường nước không sạch sẽ cản trở sự phát triển cũng như sự sống cho các loài thủy sản.

Câu 17: Tìm hiểu, xác định xem ở gia đình em, địa phương em có thể nuôi được loại động vật thủy sản có giá trị xuất khẩu nào. Em sẽ thuyết phục mọi người và đề xuất những ý tưởng gì để nuôi thủy sản đó đạt kết quả.

Trả lời:

Theo em, ở địa phương có thể nuôi cá tra bởi đây là loại cá có thể nuôi ở ao và sống tốt trong môi trường chật hẹp và thiếu oxy. Và đặc biệt loại cá này có thể nuôi với mật độ cao.

Để có thể nuôi được và có thể đạt hiệu quả thì trước hết cần cử một số người dân đi học kỹ thuật nuôi cá tra sau đó tiến hành nuôi thí điểm tại một hộ gia đình. Nếu đạt kết quả tốt thì sẽ nhân rộng ra toàn bộ địa phương.

Câu 18: Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nhiều loài động vật thủy sản sinh trưởng, phát triển, hiện nay có nhiều gia đình ở địa phương trong cả nước đã tiến hành nuôi động vật thủy sản để xuất khẩu. Em hãy tìm hiểu một loài thủy sản có giá trị xuất khẩu hoặc giá trị kinh tế cao từ các nguồn tài liệu như sách, báo, tài liệu hướng dẫn nuôi thủy sản hoặc tra cứu trên mạng internet. Các thông tin chính cần tìm hiểu về loài thủy sản đó là: Đặc điểm, giá trị kinh tế, điều kiện nuôi.

Trả lời:

Động vật thủy sản có giá trị xuất khẩu: ba ba.

– Đặc điểm:

+ Tốc độ sinh trưởng của ba ba (ở một số ao nuôi hiện nay), ba ba từ khi mới nở đến 2 tháng tuổi mỗi tháng chỉ lớn thêm 10g. Từ 3 – 5 tháng tuổi mỗi tháng lớn thêm 20g. nếu nuôi cỡ 100g/con, sau 1 năm đạt cỡ 0,4 – 0,5kg. Nếu nuôi 0,5kg/con thì sau một năm đạt cỡ 0,9 – 1,2kg/con.

+ Thức ăn của ba ba chủ yếu là động vật như tôm, tép, cá, cua, ốc, giun đất và thịt các loài động vật khác. Qua việc nuôi ba ba người ta nhận thấy chúng rất thích ăn thịt các con vật bắt đầu ươn và khi chúng ăn thường tranh nhau dành nhau đớp mồi, chạy ra chỗ khác ăn mảnh.

– Giá trị kinh tế:

+ Thịt ba ba là một loại thực phẩm quý, có nhiều chất dinh dưỡng. Thịt ba ba thường được sử dụng trong nhà hàng, chế biến thành các món đặc sản, phục vụ những bữa tiệc sang trọng.

+ Có tiềm năng xuất khẩu sang nhiều nước như: Nhật Bản, Trung Quốc,…

+ Giá baba cao.

– Điều kiện sống thích hợp: Nguồn nước cấp cần sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải hoặc thuốc trừ sâu, pH từ 6,5 – 8, hàm lượng oxy cao 4mg/l trở lên. Nơi không có điều kiện phân tích nước, có thể lấy nước sinh hoạt tắm giặt bình thường để làm tiêu chuẩn. Đối với vùng gần biển, nơi có ảnh hưởng của thuỷ triều và nước lợ, độ mặn của nguồn nước cấp cho ao nuôi ba ba không quá 3 - 4%.

Câu 19: Nhà Thanh ở cạnh khu đầm phá ven biển, đầm này có rất nhiều cá. Thỉnh thoảng bạn Thanh thấy có một nhóm người mang chất nổ đến đánh bắt cá. Sau tiếng nổ, cá nổi trắng một khoảng lớn trên mặt đầm

Theo em, bạn Thanh nên làm gì để góp phần bảo vệ nguồn lợi hải sản của đầm? Nếu em ở đó, em sẽ thuyết phục những người đánh bắt cá như thế nào để họ không làm như vậy nữa?

Trả lời:

Theo em, để góp phần bảo vệ nguồn lợi hải sản của đầm, bạn Thanh niên: Báo cáo với cơ quan chức năng, đề xuất biện pháp ngăn chặn.

Trong trường hợp đó, em sẽ thuyết phục những người đánh bắt cá không nên sử dụng bom mìn để đánh bắt cá vì:

+ Đây là hành vi nguy hiểm đến con người.

+ Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của vùng nước, khi sử dụng bom, mìn cả những con cá con cũng chết không có giá trị như vậy cần một thời gian dài nữa mới có thể khai thác.

+ Là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt.

Câu 20:  Đề xuất và điền vào bảng dưới đây công việc nên làm/ không nên làm trong khai thác, bảo vệ nguồn lợi hải sản:

Việc nên làm

Việc không nên làm

 

 

Trả lời:

Việc nên làm

Việc không nên làm

– Không xả rác, nước thải ra biển gây ô nhiễm nguồn nước.
– Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ vào mùa tôm, cá sinh sản.
– Báo ngay cho cơ quan chức năng khi có hành vi đánh bắt mang tính hủy diệt.

– Tuyên truyền để mọi người cùng nhau đánh bắt xa bờ, bảo vệ nguồn hải sản gần bờ.

– Xả trực tiếp nước thải ra biển.
– Dùng mìn, dùng điện để đánh bắt thủy sản.
– Đánh bắt cả những con cá con khi chưa đến độ thu hoạch.
– Làm ngơ đi qua khi gặp hành vi đánh bắt mang tính hủy diệt, trái pháp luật.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay