Câu hỏi tự luận Công nghệ trồng trọt 10 cánh diều Ôn tập Chủ đề 7: Trồng trọt công nghệ cao

Bộ câu hỏi tự luận Công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Chủ đề 7: Trồng trọt công nghệ cao. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Công nghệ 10 cánh diều.

Xem: => Giáo án công nghệ 10 - Công nghệ trồng trọt cánh diều (bản word)

ÔN TẬP CHƯƠNG 7. TRỒNG TRỌT CÔNG NGHỆ CAO

Câu 1: Thế nào là trồng trọt công nghệ cao?

Trả lời:

Trồng trọt công nghệ cao là trồng trọt ứng dụng công nghệ được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại (cơ giới hoá, tự động hoá, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,...) vào sản xuất để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế vượt trội và phát triển bền vững.

Câu 2: Liệt kê một số mô hình trồng trọt công nghệ cao?

Trả lời:

Một số mô hình trồng trọt công nghệ cao:

- Mô hình trồng rau ăn lá thuỷ canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn NFT (Nutrient Film Technique)

- Mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt

- Mô hình trồng cà rốt ứng dụng công nghệ cơ giới hoá và tự động hoá

 

Câu 3: Mô tả mô hình trồng rau ăn lá thuỷ canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn NFT?

Trả lời:

Mô hình trồng rau ăn lá thuỷ canh màng mỏng dinh dưỡng tuần hoàn NFT (Nutrient Film Technique)

- Phạm vi áp dụng: Trồng rau ăn lá như xà lách, cải ngọt, rau muống, rau thơm,...

- Công nghệ áp dụng:

+ Nhà mái che với các thiết bị cảm biến, điều khiển các yếu tố nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, độ ẩm không khí.

+ Hệ thống thuỷ canh màng mỏng dinh dưỡng NFT.

+ Giống xà lách chất lượng cao.

Câu 4: Mô tả mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt?

Trả lời:

Mô hình trồng rau ăn quả trên giá thể tưới nhỏ giọt

- Phạm vi áp dụng: Trồng các loại rau ăn quả như dưa chuột, dưa lưới, cà chua, ớt ngọt,...

- Công nghệ áp dụng:

+ Nhà mái che với các thiết bị cảm biến, điều khiển các yếu tố nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, độ ẩm không khí.

+ Hệ thống tưới nhỏ giọt.

+ Giá thể trồng cây.

+ Dung dịch dinh dưỡng.

+ Giống rau ăn quả chất lượng cao, chuyên dùng cho sản xuất trong nhà mái che.

Câu 5: Mô hình trồng cà rốt ứng dụng công nghệ cơ giới hoá và tự động hoá được ứng dụng trong những khâu nào?

Trả lời:

Mô hình ứng dụng cơ giới hoá trong các khâu làm đất, gieo hạt, xới vun, bón phân, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh hại, tưới và thu hoạch cây cà rốt.

 

Câu 6: Trồng trọt công nghệ cao có đặc điểm gì?

Trả lời:

Trồng trọt công nghệ cao có những đặc điểm sau:

  • Sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao: Giống cây trồng là yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Trồng trọt công nghệ cao sử dụng các giống cây trồng được chọn lọc, lai tạo, biến đổi gen,... có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện canh tác.

  • Sử dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến: Trồng trọt công nghệ cao sử dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến, như:

  • Kỹ thuật tưới tiêu tự động: Kỹ thuật tưới tiêu tự động giúp cung cấp nước tưới và phân bón cho cây trồng một cách hợp lý, tiết kiệm nước và phân bón.

  • Kỹ thuật trồng trọt trong nhà kính, nhà màng: Kỹ thuật trồng trọt trong nhà kính, nhà màng giúp kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển.

  • Kỹ thuật sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại: Kỹ thuật sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại giúp giảm thiểu lao động, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.

  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật, sinh vật hại tiên tiến: Trồng trọt công nghệ cao sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật, sinh vật hại tiên tiến, như:

  • Biện pháp sinh học: Sử dụng các sinh vật có ích để tiêu diệt sinh vật hại.

  • Biện pháp hóa học: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý, an toàn.

  • Biện pháp cơ học: Sử dụng các biện pháp cơ học để phòng trừ sinh vật hại.

Câu 7: So sánh trồng trọt công nghệ cao và trồng trọt truyền thống?

Trả lời:

Đặc điểm

Trồng trọt công nghệ cao

Trồng trọt truyền thống

Giống nhau

-        Cùng là phương thức sản xuất nông nghiệp, nhằm mục đích cung cấp lương thực, thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp khác cho xã hội.

-        Cùng sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản như đất, nước, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...

Khác nhau

Giống cây trồng

Sử dụng giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, được chọn lọc, lai tạo, biến đổi gen,...

Sử dụng giống cây trồng địa phương, có năng suất, chất lượng trung bình

Kỹ thuật canh tác

Sử dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến, như tưới tiêu tự động, trồng trọt trong nhà kính, nhà màng, sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại,...

Sử dụng các kỹ thuật canh tác truyền thống, như tưới tiêu thủ công, trồng trọt ngoài trời, sử dụng lao động thủ công,...

Biện pháp bảo vệ thực vật, sinh vật hại

Sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật, sinh vật hại tiên tiến, như biện pháp sinh học, hóa học, cơ học,...

Sử dụng các biện pháp bảo vệ thực vật, sinh vật hại truyền thống, như sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học,...

Câu 8: Trồng trọt công nghệ cao mang lại những lợi ích gì?

Trả lời:

Trồng trọt công nghệ cao mang lại nhiều lợi ích cho người sản xuất và xã hội, bao gồm:

  • Tăng năng suất, chất lượng sản phẩm: Trồng trọt công nghệ cao giúp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

  • Giảm chi phí sản xuất: Trồng trọt công nghệ cao giúp giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.

  • Bảo vệ môi trường: Trồng trọt công nghệ cao giúp bảo vệ môi trường, giảm ô nhiễm môi trường nông nghiệp.

Câu 9: Thế nào là trồng trọt công nghệ cao?

Trả lời:

Trồng cây không dùng đất là biện pháp canh tác trong dung dịch dinh dưỡng hoặc trên giá thể không có nguồn gốc đất tự nhiên.

Câu 10: Giá thể là gì?

Trả lời:

Giá thể trồng cây không dùng đất là vật liệu giúp bộ rễ cây phát triển thuận lợi. Giá thể là một hay hỗn hợp nhiều vật liệu tạo độ thông thoáng và giữ được nước tốt tuỳ theo yêu của cầu phương pháp trồng cây không dùng đất.

Câu 11: Kể tên các hệ thống trồng cây không dùng đất?

Trả lời:

Các hệ thống trồng cây không dùng đất:

- Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt

- Hệ thống thuỷ canh màng mỏng dinh dưỡng (NFT)

- Hệ thống thuỷ canh thuỷ triều

- Hệ thống thuỷ canh tĩnh

- Hệ thống khí canh

Câu 12: Trồng cây không dùng đất có ưu điểm gì?

Trả lời:

Trồng cây không dùng đất có ưu điểm: dễ tăng mật độ trồng; giảm sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh và cỏ; kiểm soát được môi trường rễ, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nồng độ khí, giúp cây sinh trưởng tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt và an toàn với con người, thân thiện với môi trường. Đồng thời, biện pháp canh tác này có thể tái sử dụng nguồn nước và dinh dưỡng, giảm các chi phí (làm đất, trồng, khử trùng đất, tưới nước, công lao động,...), tận dụng được diện tích ở nhà phố (ban công, sân thượng,...) để trồng cây. Vùng đất nghèo dinh dưỡng, đất xấu nhưng khí hậu thuận lợi có thể ứng dụng công nghệ trồng cây không dùng đất để tăng hiệu quả kinh tế.

Câu 13: Trồng cây không dùng đất có nhược điểm gì?

Trả lời:

Công nghệ trồng cây không dùng đất có chi phí đầu tư lớn, yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao nhưng nguồn vật liệu, thiết bị, máy móc phục vụ trồng trọt còn hạn chế. Khi bị bệnh hại có thể lây lan nhanh nên hệ thống cần được kiểm tra và theo dõi thường xuyên. Nếu hệ thống bị trục trặc sẽ ảnh hưởng xấu đến cây trồng.

 

Câu 14: Phân biệt các hệ thống trồng cây không dùng đất?

Trả lời:

Hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt

 

Hệ thống thuỷ canh màng mỏng dinh dưỡng (NFT)

Hệ thống thuỷ canh thuỷ triều

Hệ thống thuỷ canh tĩnh

 

Hệ thống khí canh

 

Nguyên lý hoạt động

Bơm đo đồng hồ giờ hẹn giờ điều khiển, hút dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa qua bộ lọc, vào hệ thống ống dẫn và đi qua các van nhỏ giọt đến từng cây.

Lưu ý: lượng dung dịch dinh dưỡng cần được tính toán để cung cấp đủ cho cây.

Bơm đo đồng hồ giờ hẹn giờ điều khiển, hút dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa qua bộ lọc vào các máng tạo thành dòng chảy dung dịch dinh dưỡng qua bộ rễ của từng cây.

Ở cuối mỗi máng có ống thu hồi dung dịch dinh dưỡng thừa về bể chứa để tái sử dụng.

đồng hồ hẹn giờ bơm dung dịch dinh dưỡng tự động vào bồn chứa các chậu giá thể trồng cây. Khi mực nước cao hơn ống thoát tràn sẽ chảy hồi lưu về bể chứa

cây được trồng trong giá thể và nhúng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng. Để cung cấp đủ oxygen cho cây hô hấp, dung dịch dinh dưỡng cần được sục khí hoặc tạo khoảng không giữa bề mặt dinh dưỡng và gốc cây

Bơm đo đồng hồ hẹn giờ điều khiển, hút dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa qua bộ lọc vào hệ thống phun sương mù và phun trực tiếp vào bộ rễ của cây. Trong bể trồng cây có ống thu hồi dung dịch dinh dưỡng thừa về bể chứa để tái sử dụng.

Ưu điểm

tiết kiệm nước và dung dịch dinh dưỡng; cung cấp nước và dinh dưỡng cho cây theo yêu cầu; dễ kiểm soát độ ẩm của giá thể, lượng nước tưới và dinh dưỡng; chi phí không quá cao

dung dịch dinh dưỡng luôn được làm giàu oxygen cần thiết cho rễ cây; tái sử dụng dinh dưỡng dư thừa nên tiết kiệm được dinh dưỡng và hạn chế ô nhiễm môi trường.

dễ vận hành và đơn giản.

dễ làm, chi phí thấp.

Bộ rễ được phát triển trong môi trường không khí giàu oxygen. Tiết kiệm nước và dinh dưỡng. Tận dụng được không gian để trồng cây theo phương thẳng đứng.

Nhược điểm

dễ tắc vòi tưới nên cần phải kiểm tra thường xuyên; bệnh hại lây lan nhanh chóng nếu xâm nhiễm vào nguồn nước.

bệnh hại lây lan nhanh chóng nếu xâm nhiễm vào nguồn nước; khó khăn trong vệ sinh hệ thống; chi phí lắp đặt và vận hành hệ thống cao.

giá thể dễ bị khô khi gặp thời tiết nắng nóng.

dễ xảy ra tình trạng cây héo do thiếu oxygen, nhất là gặp thời tiết nắng nóng; cần bổ sung dung dịch dinh dưỡng cho cây.

Bệnh hại lây lan nhanh chóng nếu xâm nhiễm vào nguồn nước. Rễ cây dễ bị khô nếu hệ thống bị trục trặc. Chi phí đầu tư và duy trì hệ thống cao.

Đối tượng cây trồng áp dụng

thường áp dụng cho các loại rau ăn quả (cà chua, dưa chuột, dưa lưới, ớt ngọt,...); hoa, cây cảnh trồng chậu,...

áp dụng phổ biến cho các loại cây có hình thái thân, lá nhỏ như rau ăn lá (xà lách, rau cải, rau gia vị,...).

một số loại cây có thời gian sinh trường ngắn như rau ăn lá, dâu tây, hoa thời vụ,...

thường áp dụng cho một số loại rau ăn lá ngắn ngày, cây cảnh nhỏ trồng trong nhà (cỏ lan chi, phú quý, hồng môn,...).

thường áp dụng cho rau ăn lá và nhân nhanh vô tính giống cây sạch bệnh.

Câu 15: Những loại giá thể trồng cây nào không dùng đất?

Trả lời:

Xơ dừa, len đá có khả năng giữ nước tốt nên được dùng trong hệ thống trồng cây trên giá thể tưới nhỏ giọt, khí canh; mút xốp, trấu hun dùng trong hệ thống màng mỏng dinh dưỡng,... Ngoài ra còn có mút xốp, cát, trấu hun, bọt đá núi lửa,…

Câu 16: Cần pha chế và kiểm soát dung dịch dinh dưỡng như thế nào trong cây trồng?

Trả lời:

Dung dịch dinh dưỡng được pha chế từ các loại phân bón khác nhau và nước, có chứa đầy đủ các nguyên tố thiết yếu cho cây trồng.

Tùy theo từng loại cây trồng, giai đoạn sinh trưởng và điều kiện thời tiết cần kiểm soát nồng độ và pH dung dịch dinh dưỡng bằng máy đo pH, độ dẫn điện (EC) để đạt năng suất và chất lượng tối ưu.

Để phát huy hiệu quả của công nghệ, trồng cây không dùng đất thường kết hợp với công nghệ nhà mái che, thiết bị điều khiển thông minh để tự động hoá các khâu cung cấp dinh dưỡng, điều chỉnh pH/EC dung dịch dinh dưỡng, cường độ ánh sáng, nhiệt độ,...

Câu 17: Khi pha chế dung dịch dinh dưỡng cần phải có đủ 14 nguyên tố thiết yếu cho cây. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Mỗi nguyên tố dinh dưỡng có vai trò riêng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Ví dụ:

  • C, H, O: Là thành phần chính của các hợp chất hữu cơ, tham gia vào quá trình quang hợp, hô hấp,...

  • N: Tham gia vào quá trình tổng hợp protein, axit nucleic,...

  • P: Tham gia vào quá trình tổng hợp ATP, axit nucleic,...

  • K: Điều hòa quá trình thoát hơi nước, đóng mở khí khổng,...

  • Ca: Tham gia vào quá trình hình thành thành tế bào, hoạt động của các enzym,...

  • Mg: Tham gia vào quá trình tổng hợp chlorophyll, hoạt động của các enzym,...

  • S: Tham gia vào quá trình tổng hợp protein, axit nucleic,...

  • Fe: Tham gia vào quá trình vận chuyển electron trong quá trình quang hợp,...

  • Mn: Tham gia vào quá trình tổng hợp chlorophyll, hoạt động của các enzym,...

  • Cu: Tham gia vào quá trình tổng hợp chlorophyll, hoạt động của các enzym,...

  • Zn: Tham gia vào quá trình tổng hợp protein, hoạt động của các enzym,...

  • B: Tham gia vào quá trình tổng hợp axit nucleic, hoạt động của các enzym,...

  • Mo: Tham gia vào quá trình cố định đạm,...

Nếu thiếu một trong 14 nguyên tố thiết yếu, cây trồng sẽ bị suy dinh dưỡng, giảm năng suất và chất lượng. Do đó, khi pha chế dung dịch dinh dưỡng cần phải có đủ 14 nguyên tố thiết yếu để đảm bảo cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Câu 18: Quan sát Hình 20.3 và cho biết trồng xà lách sử dụng ánh sáng LED đơn sắc rút ngắn thời gian được bao nhiêu ngày so với ánh sáng tự nhiên? Vì sao?

Trả lời:

Từ hình, ta thấy trồng xà lách sử dụng ánh sáng LED đơn sắc rút ngắn thời gian được 10 ngày so với ánh sáng tự nhiên. Vì chu kỳ sinh trưởng của xà lách phụ thuộc vào chất lượng ánh sáng, cường độ ánh sáng và thời gian của ánh sáng;ánh sáng tự nhiên không thể kiểm soát nên sự tăng trưởng không được tận dụng hoàn toàn. Sử dụng đèn led trồng cây, các điều kiện sinh trưởng có thể điều khiển được, hoàn toàn kích hoạt các tế bào phát triển và điều chỉnh chu kỳ ánh sáng cây thông qua đèn LED.

Câu 19: Quan sát Hình 21.4 và nêu loại cây trồng ở địa phương em có thể ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để trồng cây.

Trả lời:

Loại cây trồng ở địa phương em có thể ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để trồng cây: dưa chuột, cây chuối, một số loại cây cảnh,..

Câu 20: Quan sát Hình 21.5 và cho biết bộ phận nào làm nhiệm vụ điều tiết hệ thống để cung cấp nước và dinh dưỡng định kỳ cho cây.

Trả lời:

Bộ phận máy bơm làm nhiệm vụ điều tiết hệ thống để cung cấp nước và dinh dưỡng định kỳ cho cây.

 

=> Giáo án công nghệ trồng trọt 10 cánh diều ôn tập chủ đề 7: trồng trọt công nghệ cao

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận công nghệ trồng trọt 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay