Câu hỏi tự luận địa lí 10 chân trời sáng tạo Bài 26: Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 10 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 26: Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)

BÀI 26: ĐỊA LÍ NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN

(19 câu)

1. NHẬN BIẾT (4 câu)

Câu 1: Trình bày vai trò và đặc điểm của ngành trồng trọt?

Trả lời:

- Vai trò:

  • Trồng trọt là ngành quan trọng trong nông nghiệp, phát triển trồng trọt góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.
  • Ngành trồng trọt cung cấp lương thực - thực phẩm cho người dân; cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến; là cơ sở để phát triển chăn nuôi; là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.
  • Ngành trồng trọt góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Đặc điểm:

  • Đối tượng sản xuất chính của ngành trồng trọt là cây trắng, sử dụng đất trống là tư liệu sản xuất chủ yếu.
  • Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào đất trống và điều kiện tự nhiên.
  • Ngành trồng trọt có tính mùa vụ.
  • Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt đã có sự thay đổi về hình thức tổ chức sản xuất và phương thức sản xuất nhằm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng nông sản để đáp ứng nhu cầu của thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Câu 2: Trình bày vai trò của ngành chăn nuôi?

Trả lời:

- Vai trò:

  • Chăn nuôi là ngành quan trọng trong nền nông nghiệp hiện đại; cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt, trứng, sữa); là nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
  • Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên và môi trường. hình thành nền nông nghiệp bền vững.

- Đặc điểm:

  • Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn. Hiện nay, cơ sở nguồn thức ăn cho chăn nuôi đã có những tiến bộ vượt bậc nhờ cải tạo đồng cỏ tự nhiên, phát triển có trồng, nguồn thức ăn được chế biến bằng phương pháp công nghiệp,...
  • Hình thức chăn nuôi trên thế giới khá đa dạng như chăn nuôi chăn thả, chăn nuôi nửa chuồng trại, chăn nuôi chuồng trại và chăn nuôi công nghiệp. Trong nền nông nghiệp hiện đại, hình thức chăn nuôi công nghiệp ngày càng phổ biến và phát triển theo hướng chuyên môn hoá (thịt, sữa, trứng, nguyên liệu cho ngành dệt may...).
  • Việc ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật và công nghệ vào trong chăn nuôi (lai tạo giống, thúy, chăm sóc,...) đã làm tăng số lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi, đồng thời giảm tác động của dịch bệnh và ít ảnh hưởng đến môi trường.
  • Liên kết trong chăn nuôi từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững.

Câu 3: Trình bày vai trò và đặc điểm của ngành lâm nghiệp? 

Trả lời: 

- Vai trò

Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất quan trọng.

  • Cung cấp nguồn làm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội.
  • Đảm bảo chức năng nghiên cứu khoa học.
  • Đảm nhận chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan.
  • Trong giai đoạn hiện nay, sản xuất lâm nghiệp còn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

- Đặc điểm

  • Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác. 
  • Lâm nghiệp có đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sinh trưởng từ hàng chục đến hàng trăm năm. Vì vậy, trong quá trình khai thác cần chú ý đến thời gian để rừng phục hồi trở lại.
  • Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp. 
  • Sản xuất lâm nghiệp được tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên da dạng.
  • Việc khai thác hợp lí và bảo vệ rừng ngày càng thuận lợi nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ

Câu 4: Trình bày vai trò và đặc điểm của ngành thủy sản?

Trả lời: 

- Vai trò

  • Thuỷ sản (bao gồm thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn) là nguồn cung cấp thực phẩm cho con người.
  • Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. 
  • Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. 
  • Góp phần khai thác tốt các tiềm năng về tự nhiên, kinh tế - xã hội và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

- Đặc điểm

  • Ngành thuỷ sản bao gồm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và dịch vụ thuỷ sản. 
  • Diện tích mặt nước và chất lượng nguồn nước là tư liệu sản xuất quan trọng không thể thay thế được.
  • Sản xuất thuỷ sản có tính hỗn hợp và tính liên ngành cao.
  • Công nghệ nuôi trồng và khai thác thuỷ sản ngày càng hiện đại góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, đồng thời bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1:  Trình bày hoạt động trồng, khai thác rừng và khai thác, nuôi trồng thủy sản?

Trả lời: 

 

Rừng

Thủy sản

Nuôi/Trồng

Hoạt động lâm sinh bao gồm trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.

Thuỷ sản gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn; phổ biến nhất là cá, tôm, cua và một số loài có giá trị như trai ngọc, đồi mồi, rong, tảo biển,...

Khai thác

Hiện nay, diện tích rừng trên thế giới vẫn bị suy giảm do tác động của tự nhiên và con người. Biện pháp bảo vệ rừng là lập các vườn quốc gia, khu bảo tồn và có các chính sách khuyến khích thúc đẩy việc trồng rừng.

Sản lượng thuỷ sản liên tục tăng, nhất là thuỷ sản nuôi trồng, trong đó cao nhất là thuỷ sản nước ngọt.

Câu 2: Quan sát hình ảnh dưới đây và nêu sự phân bố của một số loại cây chính?

Trả lời:

Sự phân bố của một số loại cây chính:

- Cây lương thực: 

+ Lúa gạo: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a (Indonesia), Băng-la-đét (Bangladesh), Việt Nam, Thái Lan,...

+ Lúa mì: Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, - Hoa Kỳ, Pháp, Ca-na-đa,...

+ Ngô: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Bra-xin, Achen-ti-na (Argentina), U-gai-na (Ukaine),In-đô-nê-xi-a,...

- Cây công nghiệp:

+ Mía: là Bra-xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Pa-ki-xtan (Pakistan)...

+ Củ cải đường: Liên bang Nga, Pháp, Hoa Kỳ, CHLB Đức, Thổ Nhĩ Kỳ....

+ Bông: Hoa Kỳ, Ấn Độ, Pa-ki-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan (Uzbekistan),...

+ Đậu tương: Hoa Kỳ (chiếm gần 1/2 sản lượng thế giới), Trung Quốc, Liên bang Nga, Xéc-bi (Serbia), In-đô-nê-xi-a,....

+ Chè: Trung Quốc, Ấn Độ, Kê-ni-a (Kenya), - Xri Lan-ca (SriLanka), Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam,...

+ Cà phê:Bra-xin, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Co-lom-bi-a (Colombia),...

+ Cao su: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a,Việt Nam,...

Câu 3: Phân tích sự khác nhau về sự phân bố của cây lúa gạo, lúa mì và ngô trên thế giới?

Trả lời:

 

Lúa gạo

Lúa mì

Ngô

Phân bố

- Phân bố ở vùng nhiệt đới gió mùa, đặc biệt là châu Á gió mùa; vùng cận nhiệt gió mùa. 

- Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Băng-la-đet, Thái Lan.

- Phân bố ở vùng ôn đới và cận nhiệt.

- Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, Liên bang Nga, Ca-na-da, Ô-xtray-li-a.

- Phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt và một phần ôn đới nóng. 

- Các nước trồng nhiều: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Bra-xin, Mê-hi-cô, Pháp,...

Đặc điểm sinh thái

Ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước. Đất phù sa và cần nhiều phân bón

Ưa khí hậu ẩm, khô, vào đầu thời kì sinh trưởng cần nhiệt độ thấp. Đất đai màu mỡ, cần nhiều phân bón

Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước. Dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.

Câu 4: Quan sát hình ảnh dưới đây và nêu sự phân bố của một số vật nuôi chính?

Trả lời:

Sự phân bố của một số vật nuôi chính:

- Bò: Hoa Kỳ, Bra-xin, các nước EU, Trung Quốc, Ác-hen-ti-na,...

- Lợn: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Bra-xin, Việt Nam, Tây Ban Nha, CHLB Đức...

- Cừu: Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Iran (Iran), Niu Di-len (New Zealand),...

- Gia cầm: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kỳ, các nước EU, Bra-xin,...

Câu 5: Phá rừng sẽ gây nên những hậu quả nào?

Trả lời: 

- Hậu quả của việc phá rừng:

+ Thay đổi thời tiết và khí hậu.

+ Gây lũ lụt, hạn hán, xói mòn đất.

+ Làm hạ mực nước ngầm về mùa khô.

+ Tăng lượng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính. Nhiệt độ Trái Đất tăng làm 

+ Băng tan, nước biển dâng lên, làm ngập một số vùng đất thấp.

+ Làm giảm tài nguyên sinh vật, ảnh hưởng đến nguồn thức ăn cũng như nơi cư trú của nhiều loài động vật.

+ Mất cân bằng sinh thái.

Câu 6: Cần thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ tài nguyên rừng?

Trả lời: 

- Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng

+ Khai thác hợp lí, khoanh vùng quản lí, bảo vệ, trồng thêm rừng mới.

+ Cần ngăn chặn nạn phá rừng.

+ Giao đất giao rừng cho người dân.

+ Giáo dục mọi người phải có ý thức trong việc bảo vệ và phát triển vốn rừng vì rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường và cuộc sống con người.

Câu 7: Quan sát hình ảnh dưới đây và chỉ ra sự phân bố sản xuất thủy sản ở một số quốc gia trên thế giới?

Trả lời: 

Sự phân bố sản xuất thủy sản trên thế giới:

- Sản lượng thủy sản khai thác hàng đầu: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru, Hoa Kỳ, Ấn Độ,...

- Sản lượng thủy sản nuôi trồng hàng đầu: Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru, Hoa Kỳ, Ấn Độ,...

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Tại sao cây công nghiệp thường được trồng tập trung thành vùng còn cây lương thực được trồng phổ biến ở khắp nơi?

Trả lời:

Cây công nghiệp thường được trồng tập trung thành vùng còn cây lương thực được trồng phổ biến ở khắp nơi do: 

- Cây lương thực có đặc điểm sinh thái rộng và nhu cầu phổ biến, rộng rãi khắp nơi trên thế giới nên được trồng phổ biến khắp nơi.

- Cây công nghiệp thường được trồng thành vùng tập trung, do: phần lớn các cây công nghiệp là cây ưa nhiệt, ưa ẩm, đòi hỏi đất thích hợp, cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm. Do vậy, cây công nghiệp chỉ được trồng ở những nơi có điều kiện thuận lợi nhất, tạo nên các vùng trồng cây công nghiệp tập trung.

Câu 2: Chứng minh rằng chăn nuôi có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia?

Trả lời:

Chăn nuôi có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia:

- Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao, nguồn đạm động vật như thịt, sữa, các sản phẩm từ sữa, trứng.

- Sản phẩm của ngành chăn nuôi là nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (tơ tằm, lông cừu, da), cho công nghiệp thực phẩm (thịt, trứng, sữa,...), dược phẩm và cho xuất khẩu.

- Sử dụng sản phẩm và tận dụng phụ phẩm của ngành trồng trọt, nhiều nơi còn cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt, thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển.

- Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt tạo ra nền nông nghiệp bền vững, phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá.

Câu 3: "Nông nghiệp phục vụ nhu cầu tái sản xuất mở rộng của các ngành kinh tế”. Chứng minh câu nói trên?

Trả lời:

Nền kinh tế của bất kì quốc gia nào cũng cần phát triển các ngành kinh tế cơ bản, những ngành trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất như công nghiệp, nông nghiệp lại càng phải tái sản xuất mở rộng cho riêng ngành mình và cho các ngành kinh tế quốc dân khác. Khi nền nông nghiệp phát triển mạnh thì chính nó là cơ sở mở rộng tái sản xuất cho các ngành kinh tế quốc dân khác, nó có khả năng thúc đẩy mọi ngành sản xuất vì nó tập trung vào mấy vấn đề:

- Cung cấp nguồn lao động dư thừa lấy ra từ nông nghiệp cho các ngành khác, tạo ra sự phân công lao động mới cho các ngành một cách hợp lí hơn.

- Sản xuất nông nghiệp phát triển sẽ tạo đòn bẩy kinh tế cho các ngành kinh tế khác.

Sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng cho phép cải thiện khẩu phần ăn uống của xã hội, đặc biệt tăng về chất lượng bữa ăn.

- Tổ chức sản xuất lớn, kĩ thuật và biện pháp thâm canh trên các vùng chuyên canh lớn đảm bảo lương thực, thực phẩm nâng cao đời sống xã hội và có sản phẩm hàng hóa xuất khẩu.

Câu 4: Tại sao hiện nay các quốc gia trên thế giới đều đẩy mạnh việc trồng rừng? 

Trả lời: 

Cần phải đẩy mạnh việc trồng rừng, chủ yếu do: 

+ Rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường và cuộc sống con người: Điều hoà lượng nước trên Trái Đất, là lá phổi xanh của Trái Đất, góp phần to lớn vào việc hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn. Rừng là nơi bảo tồn nguồn gen quý giá. Rừng cung cấp các lâm sản, đặc sản phục vụ cho sản xuất và đời sống như gỗ cho công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nguyên liệu làm giấy, thực phẩm đặc sản, các dược liệu quý có tác dụng chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ cho con người. 

+ Tuy nhiên, hiện nay rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích rừng bị thu hẹp.  

+ Trồng rừng để tái tạo tài nguyên rừng và góp phần bảo vệ môi trường bền vững.

4. VẬN DỤNG CAO (4 câu)

Câu 1: Chứng minh rằng nước ta đủ điều kiện để hình thành các vùng chuyên cnh cây công nghiệp

Trả lời:

Những thay đổi tích cực hiện nay:

- Nước ta có đủ các điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn như ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Giải thích:

+ Do nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đa dạng, có

khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, mưa nhiều. Đất đai đa dạng với nhiều loại như

đất feralit, đất phù sa,…; ngụ động dồi dào với bản chất cần cù, thông minh, 1 nước tưới phong phú. 

+ Nước ta có nguồn lao chịu khó học hỏi, có nhiều kinh nghiệm thâm canh cây công nghiệp.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất phục vụ cho việc sản xuất cây công nghiệp ngày càng tốt hơn và hiện đại.

+ Đường lối chính sách trong phát triển cây công nghiệp của Nhà nước.

+ Nhu cầu sản phẩm cây công nghiệp ở trong và ngoài nước ngày càng lớn.

Câu 2: Chứng minh rằng: miền nhiệt đới và cận nhiệt, nhiều nước đang phát triển rất chú trọng phát triển cây công nghiệp lâu năm. Giải thích tại sao?

Trả lời:

Cây công nghiệp lâu năm rất chú trọng phát triển ở nhiều nước đang phát triển thuộc miền nhiệt đới và cận nhiệt do:

- Có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây công nghiệp lâu năm: khí hậu nóng, ẩm; nhiều loại đất tốt và thích hợp; nguồn nước đảm bảo, các loại giống cây trồng thích hợp.

- Cây công nghiệp lâu năm có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân:

+ Cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm.

+ Khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất, tạo cơ sở phát triển nông nghiệp hàng hoá và góp phần bảo vệ môi trường.

+ Cung cấp các mặt hàng xuất khẩu quan trọng, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Câu 3: Việc đưa chưa nuôi lên ngành chính còn gặp những khó khăn nào?

Trả lời:

Những khó khăn đối với các nước đang phát triển trong việc đưa chăn nuôi lên thành ngành chính:

- Dân số đông nên vấn đề lương thực được quan tâm hàng đầu; từ đó, trồng trọt được chú ý hơn chăn nuôi.

- Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa vững chắc.

- Cơ sở vật chất kĩ thuật cho chăn nuôi còn có nhiều khó khăn: Cơ sở chuồng trại còn chưa phát triển, các dịch vụ (thú y, giống,...) còn hạn chế nên chất lượng chăn nuôi chưa cao, sản phẩm khó cạnh tranh.

- Công nghiệp chế biến chưa thật phát triển, nên chưa hỗ trợ nhiều cho phát triển chăn nuôi cả về nguồn thức ăn cũng như chế biến sản phẩm.

- Hạn chế về nguồn vốn để phát triển chăn nuôi lớn.

Câu 4: Ở các vùng trồng cây lương thực thâm canh và các ngoại thành thường tập trung nuôi lợn; ở vùng khô hạn thường nuôi dê; ở các vùng khô hạn, hoang mạc và nửa hoang mạc thường được chăn nuôi cừu. Giải thích tại sao?

Trả lời:

- Sự phân bố vật nuôi trên thế giới phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu là nguồn thức ăn và đặc tính của mỗi loại vật nuôi về thích nghi với khí hậu.

- Chăn nuôi lợn thường tập trung ở các vùng trồng cây lương thực thâm canh và các vùng ngoại thành. Do thức ăn cho lợn cần nhiều tinh bột, nhất là sản phẩm của cây lương thực. Ngoài ra, lợn có thể được nuôi bằng thức ăn thừa của nguồn và phê phẩm của các nhà máy chế biến thực phẩm.

- Chăn nuôi dê thường tập trung ở các vùng khô hạn. Do dẻ ăn cỏ, có thể thích nghi ở các vùng khô hạn điều kiện tự nhiên khác nghiệt.

- Chăn nuôi cửu thường tập trung nhiều ở các vùng khô hạn, hoang mạc và nửa hoang mạc. Do. Cứu có thể ăn các loại cỏ khô căn, ưa khí hậu khô, không chịu được ẩm ướt.

=> Giáo án địa lí 10 chân trời bài 26: Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận Địa lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay