Giáo án địa lí 10 chân trời bài 26: Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Giáo án bài 26: Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sách địa lí 10 chân trời. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của địa lí 10 chân trời. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án địa lí 10 chân trời bài 26: Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 26: ĐỊA LÍ NGÀNH NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

- Trình bày được vai trò, đặc điểm của các ngành trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

- Trình bày và giải thích được sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi chính trên thế giới.

- Vận dụng được các kiến thức đã học vào việc giải thích thực tế sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ở địa phương.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác thông qua làm việc nhóm.

- Năng lực riêng: năng lực nhận thức khoa học Địa lí, tìm hiểu và sử dụng công cụ địa lí, vận dụng kiến thức và kĩ năng địa li đã học.

  1. Phẩm chất

- Chăm chỉ học tập và lĩnh hội kiến thức về ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Tôn trọng và có trách nhiệm đóng góp vào sự phát triển kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản của đất nước.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Địa lí, Giáo án.
  • Phiếu học tập, bản đồ phân bố các loại cây trồng và vật nuôi chính
  1. Đối với học sinh

SGK, tài liệu, dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối kiến thức HS đã có về địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.
  3. Nội dung: HS dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi: hãy liệt kê các cây trồng, vật nuôi chính trên thế giới hiện nay và cho biết chúng phân bố chủ yếu ở đâu.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS dựa vào hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi: hãy liệt kê các cây trồng, vật nuôi chính trên thế giới hiện nay và cho biết chúng phân bố chủ yếu ở đâu.

- GV giao nhiệm vụ kết hợp sử dụng kĩ thuật KWLH, yêu cầu các nhóm HS điền vào các cột K và cột W trong bảng.

K (đã biết)

W(muốn biết)

L(học được)

H (cách học)

 

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc nhanh nội dung SGK, kết hợp với hiểu biết cá nhân hoàn thành bảng

- GV cổ vũ, khích lệ HS trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Kết thúc 3 phút, GV mời ngẫu nhiên một HS trong lớp thực hiện nhiệm vụ.

- GV mời một số HS khác bổ sung câu trả lời.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều loại cây trồng, vật nuôi, thuỷ sản và lâm sản được con người sản xuất và khai thác để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Vậy, những cây trồng, vật nuôi nào được con người chú trọng phát triển? Chúng phân bố như thế nào trên thế giới? chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay Bài 26: Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu địa lí ngành nông nghiệp

  1. Mục tiêu:

- Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành nông nghiệp.

- Trình bày và giải thích được sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi chính trên thế giới

- Vận dụng được các kiến thức đã học vào việc giải thích thực tế sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

  1. Nội dung: HS dựa vào thông tin trong bài, hình 26.1, hình 26.2, bảng 26.1, bảng 26.2 và những hiểu biết của bản thân để trải ỗi các câu hỏi sau: thu

– Nêu vai trò của ngành trồng trọt và chăn nuôi.

– Trình bày đặc điểm của ngành trồng trọt và chăn nuôi.

– Trình bày và giải thích sự phân bố một số cây trồng chính (lúa gạo, lúa mì, ngô, mía, củ cải đường, bông, đậu tương, chè, cà phê, cao su) và vật nuôi chính (bò, lợn, cừu, gia cầm) trên thế giới.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh,
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn và giao nhiệm vụ:

+ Nhóm lẻ:

Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:

·        Nêu vai trò của ngành trồng trọt.

·        Trình bày đặc điểm của ngành trồng trọt.

Dựa vào hình 26.1, bảng 26.1, bảng 26.2, thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày và giải thích sự phân bố một số cây trồng chính trên thế giới.

+ Nhóm chẵn:

Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy:

·        Nêu vai trò của ngành chăn nuôi.

·        Trình bày đặc điểm của ngành chăn nuôi.

Dựa vào hình 26.2, bảng 26.3 và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày và giải thích sự phân bố một số vật nuôi chính trên thế giới.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trao đổi, thảo luận trong 5 phút và thực hiện nhiệm vụ

- GV quan sát, hồ trợ HS khi cần thiết

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS ở các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tập của HS và chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

I. Địa lí ngành nông nghiệp

1. Ngành trồng trọt

- Vai trò:

+ Phát triển trồng trọt góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.

+ Ngành trồng trọt cung cấp lương thực - thực phẩm cho người dân; cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biển; là cơ sở để phát triển chăn nuôi; là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Ngành trồng trọt góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

- Đặc điểm:

+ Đối tượng sản xuất chính của ngành trồng trọt là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.

 

+ Ngành trồng trọt có tính mùa vụ.

+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt đã có sự thay đổi về hình thức tổ chức sản xuất và phương thức sản xuất.

- Một số cây trồng chính trên thế giới

+ Nhóm cây lương thực gồm: lúa mì, lúa gạo, ngô và cây lương thực skhác.

+ Nhóm cây công nghiệp: mía, củ cải đường, bông, đậu tương, chè, cà phê, cao su,…

- Phân bố các loại cây trồng (bảng 26.1; 26.2)

2. Ngành chăn nuôi

- Vai trò:

+ Cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt, trứng, sữa);

+ Là nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên và môi trường, tạo ra nền nông nghiệp bền vững.

- Đặc điểm:

+ Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn.

+ Hình thức chăn nuôi trên thế giới khá đa dạng như chăn nuôi chăn thả, chăn nuôi nửa chuồng trại, chăn nuôi chuồng trại và chăn nuôi công nghiệp.

+ Việc ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ vào trong chăn nuôi (lai tạo giống, thú y, chăm sóc,...) đã làm tăng số lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi, đồng thời giảm tác động của dịch bệnh và ít ảnh hưởng đến môi trường.

+ Liên kết trong chăn nuôi từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững.

- Một số vật nuôi chính trên thế giới

Lợn, bò, cừu, gia cầm,… phân bố (bảng 26.3)

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Địa lí 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD ĐỊA LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ

Giáo án địa lí 10 chân trời bài: Mở đầu môn địa lí với định hướng nghề nghiệp

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: THỦY QUYỂN

Giáo án địa lí 10 chân trời sáng tạo bài 22: Thực hành phân tích tháp dân số, vẽ biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 9: NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ, MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Giáo án địa lí 10 chân trời bài 38: Thực hành - Tìm hiểu vấn đề phát triển ngành du lịch

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 11: PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT ĐỊA LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án điện tử bài 7: Ngoại lực

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: KHÍ QUYỂN

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: THỦY QUYỂN

Giáo án điện tử địa lí 10 chân trời bài 22: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 9: NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ, MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Giáo án điện tử địa lí 10 chân trời bài 24: Địa lí ngành nông nghiệp

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 10: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay