Câu hỏi tự luận địa lí 11 chân trời sáng tạo Phần 1: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Địa lí 11 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Phần 1: Một số vấn đề về kinh tế - xã hội thế giới (P1). Cách giải thích nghĩa của từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Địa lí 11 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án địa lí 11 chân trời sáng tạo

ÔN TẬP PHẦN 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI

Câu 1: Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, cơ cấu ngành kinh tế được chia thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?

Trả lời:

Dựa vào tính chất của hoạt động sản xuất, cơ cấu ngành kinh tế được chia thành 3 nhóm: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp, xây dựng; dịch vụ

Câu 2: So sánh sự khác nhau về cả kinh tế - xã hội của nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển.

Trả lời:

Nhóm nước phát triểnNhóm nước đang phát triển 
Về kinh tế - Có đóng góp lớn vào quy mô GDP toàn cầu.  - Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định.  - Nền kinh tế đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.  - Các ngành có hàm lượng khoa học - công nghệ chiếm tỉ trọng lớn trong sản xuất và thương mại.  - Một số nước phát triển là trung tâm tài chính toàn cầu, có ảnh hưởng lớn đến nên kinh tế thế giới.

 - Có quy mô GDP chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP toàn cầu.  - Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều quốc gia khá nhanh.  - Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.  - Trong cơ cấu ngành công nghiệp, công nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng chưa cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, các ngành công nghiệp sử nhiều năng lượng, nguyên liệu, lao động còn chiếm tỉ trọng lớn.

Về xã hội - Tỉ lệ gia tăng dân số thấp.  - Cơ cấu dân số già.  - Quá trình đô thị hóa diễn ra sớm và trình độ đô thị hóa cao.  - Tỉ lệ dân thành thị chiếm tỉ trọng cao trong tổng số dân.  - Ngành giáo dục và y tế rất phát triển.  - Già hóa dân số dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động, giá nhân công cao ở các nước phát triển. - Quy mô dân số còn tăng nhanh.  - Cơ cấu dân số theo tuổi có sự thay đổi đáng kể và đang có xu hướng già hóa.  - Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo còn thấp hơn các nước phát triển nhưng xu hướng tăng lên nhanh chóng.  - Tỉ lệ dân thành thị chiếm tỉ trọng còn thấp trong tổng số dân ở nhiều nước.  - Ngành giáo dục, y tế ở nhiều quốc gia đã được cải thiện.  - Chất lượng cuộc sống chưa cao, một số quốc gia đối mặt  với nạn đói, dịch bệnh, xung đột vũ trang, ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên.

Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển với đang phát triển là gì?

Trả lời:

Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa nhóm nước phát triển với đang phát triển là trình độ khoa học – kĩ thuật.

Câu 4: Trên thế giới, tuổi thọ trung bình ở các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển. Hãy giải thích lí do

Trả lời:

  - Các nước phát triển do mức sống cao nên con người sống thọ hơn, trẻ em sinh ra được đảm bảo chăm sóc sức khỏe nên tỉ lệ tử của trẻ em dưới 1 tuổi rất thấp đã làm cho tuổi thọ trung bình của các nước này tăng cao. - Các nước phát triển do mức sống cao nên con người sống thọ hơn, trẻ em sinh ra được đảm bảo chăm sóc sức khỏe nên tỉ lệ tử của trẻ em dưới 1 tuổi rất thấp đã làm cho tuổi thọ trung bình của các nước này tăng cao.

 Ngược lại, các nước đang phát triển có mức sống thấp, tỉ lệ tử của trẻ em sơ sinh lớn, cùng với bệnh tật, chiến tranh, thiên tai đã làm cho tuổi thọ của các nước này thấp.

Câu 5: Kể tên ít nhất 5 công ty đa quốc gia ở Việt Nam mà em biết.

Trả lời:

5 công ty đa quốc gia ở Việt Nam mà em biết là: Unilever, Shopee, Nestle, Samsung, Honda, Microsoft,…

Câu 6: Trình bày hệ quả và phân tích ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới.

Trả lời:

* Hệ quả:

- Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, phát triển sản xuất, tăng trưởng nhanh kinh tế toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.  - Thúc đẩy sự hợp tác quốc tế, phát triển sản xuất, tăng trưởng nhanh kinh tế toàn cầu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Tạo nhiều cơ hội giao lưu và học tập, tiếp thu những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại. - Tạo nhiều cơ hội giao lưu và học tập, tiếp thu những thành tựu khoa học – kĩ thuật hiện đại.

- Gia tăng sự phân hóa giàu-nghèo; việc giữ gìn bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống văn hóa cũng là một thách thức với nhiều quốc gia. - Gia tăng sự phân hóa giàu-nghèo; việc giữ gìn bản sắc dân tộc, giá trị truyền thống văn hóa cũng là một thách thức với nhiều quốc gia.

* Ảnh hưởng:

- Tích cực: - Tích cực:

+ Mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho các nước, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức mà các nước phải vượt qua. + Mang lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế cho các nước, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức mà các nước phải vượt qua.

+ Gia tăng nguồn lực phát triển kinh tế của các nước, như vốn đầu tư, khoa học – công nghệ, thị trường,… + Gia tăng nguồn lực phát triển kinh tế của các nước, như vốn đầu tư, khoa học – công nghệ, thị trường,…

- Tiêu cực: - Tiêu cực:

+ Đặt ra nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế của các nước như xây dựng thương hiệu sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp, hoàn thiện các thể chế để thích ứng với xu hướng hội nhập, nâng cao trình độ phát triển kinh tế. + Đặt ra nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế của các nước như xây dựng thương hiệu sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp, hoàn thiện các thể chế để thích ứng với xu hướng hội nhập, nâng cao trình độ phát triển kinh tế.

+ Các vấn đề xã hội và môi trường như chênh lệch giàu nghèo, y tế, việc làm, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,… trở thành mối quan tâm chung của các quốc gia. + Các vấn đề xã hội và môi trường như chênh lệch giàu nghèo, y tế, việc làm, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu,… trở thành mối quan tâm chung của các quốc gia.

Câu 7: Hãy tìm hiểu về ảnh hưởng của toàn cầu hóa khu vực hóa kinh tế đến cơ hội tìm kiếm việc làm của giới trẻ hiện nay.

Trả lời:

Toàn cầu hóa giúp các bạn trẻ tìm được nhiều công việc hơn trong nhiều lĩnh vực như khoa học, công nghệ, tuy nhiên toàn cầu hóa nhanh cũng sẽ khiến các bạn trẻ phải nỗ lực hơn mỗi ngày để có thể bắt nhịp được với xu thế toàn cầu hóa.

Câu 8: Vào ngày 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của WTO. Sự kiện này mang lại thời cơ và thách thức gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong giai đoạn hiện nay?

Trả lời:

* Thời cơ:

- Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa; thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước; tiếp nhận và đón đầu được công nghệ hiện đại, rút ngắn khoảng cách phát triển. - Mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa; thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước; tiếp nhận và đón đầu được công nghệ hiện đại, rút ngắn khoảng cách phát triển.

- Thúc đẩy toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới ở nước ta. - Thúc đẩy toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới ở nước ta.

- Việt Nam có nhiều điều kiện phát huy nội lực, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Việt Nam có nhiều điều kiện phát huy nội lực, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

* Thách thức:

- Sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh - Sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh

- Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng. - Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng gia tăng.

- Chịu tác động mạnh mẽ của những biến động chính trị, kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu. - Chịu tác động mạnh mẽ của những biến động chính trị, kinh tế - xã hội mang tính toàn cầu.

- Trong điều kiện trình độ quản lý nhìn chung còn yếu, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, sử dụng nguồn vốn đầu tư kém hiệu quả thì nguy cơ tụt hậu càng lớn. - Trong điều kiện trình độ quản lý nhìn chung còn yếu, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn chậm, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, sử dụng nguồn vốn đầu tư kém hiệu quả thì nguy cơ tụt hậu càng lớn.

Câu 9: Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa Việt Nam và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).

Trả lời:

- Năm 1976, Việt Nam chính thức thực hiện quy chế hội viên của Việt Nam tại IMF và được quyền hưởng các khoản vay từ IMF. - Năm 1976, Việt Nam chính thức thực hiện quy chế hội viên của Việt Nam tại IMF và được quyền hưởng các khoản vay từ IMF.

- Trong giai đoạn 1976-1981, IMF đã cho Việt Nam vay khoảng 200 triệu USD nhằm giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán. Sau khi Việt Nam phát sinh nợ quá hạn với IMF vào năm 1984 và IMF đình chỉ quyền vay vốn của Việt Nam, trong suốt thời gian từ 1985 đến tháng 10/1993, quan hệ giữa Việt Nam – IMF được duy trì thông qua đối thoại chính sách chủ yếu dưới hình thức tham khảo thường niên về kinh tế vĩ mô. - Trong giai đoạn 1976-1981, IMF đã cho Việt Nam vay khoảng 200 triệu USD nhằm giải quyết những khó khăn trong cán cân thanh toán. Sau khi Việt Nam phát sinh nợ quá hạn với IMF vào năm 1984 và IMF đình chỉ quyền vay vốn của Việt Nam, trong suốt thời gian từ 1985 đến tháng 10/1993, quan hệ giữa Việt Nam – IMF được duy trì thông qua đối thoại chính sách chủ yếu dưới hình thức tham khảo thường niên về kinh tế vĩ mô.

- Tháng 10/1993, Việt Nam đã nối lại quan hệ tài chính với IMF. - Tháng 10/1993, Việt Nam đã nối lại quan hệ tài chính với IMF.

- IMF tích cực thực hiện nhiều hoạt động tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam hàng năm trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, thương mại, cải cách doanh nghiệp nhà nước, tiền tệ, ngoại hối, thị trường mở, thanh tra ngân hàng, cải cách thuế (tư vấn cho Bộ Tài chính), xác định mục tiêu lạm phát, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố,… - IMF tích cực thực hiện nhiều hoạt động tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam hàng năm trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, thương mại, cải cách doanh nghiệp nhà nước, tiền tệ, ngoại hối, thị trường mở, thanh tra ngân hàng, cải cách thuế (tư vấn cho Bộ Tài chính), xác định mục tiêu lạm phát, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố,…

Câu 10: Trình bày những lợi ích sau 15 năm Việt Nam gia nhập WTO.

Trả lời:

- Việt Nam trở thành đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Tất cả đối tác đàm phán song phương gia nhập WTO thời đó, bây giờ đều trở thành đối tác chiến lược và đối tác toàn diện trong hợp tác kinh tế với Việt Nam như Hoa Kỳ, Ấn Độ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Australia, Hàn Quốc, Anh… - Việt Nam trở thành đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế. Tất cả đối tác đàm phán song phương gia nhập WTO thời đó, bây giờ đều trở thành đối tác chiến lược và đối tác toàn diện trong hợp tác kinh tế với Việt Nam như Hoa Kỳ, Ấn Độ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Australia, Hàn Quốc, Anh…

- -  Kim ngạch xuất khẩu nhảy vọt. Tổng giám đốc WTO đã đánh giá Việt Nam là 1 trong 30 nước gia nhập WTO thành công, đặc biệt tăng trưởng về xuất khẩu.

- Việt Nam thu hút được nguồn FDI lớn, trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài. - Việt Nam thu hút được nguồn FDI lớn, trở thành điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư nước ngoài.

- Kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng dương. Trong cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 diễn ra từ năm 2020 đến nay, nhiều nước phải đóng cửa biên giới, thực hiện giãn cách xã hội, GDP của họ âm, trong khi đó Việt Nam nằm trong số ít quốc gia vẫn tăng trưởng dương. - Kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng dương. Trong cuộc khủng hoảng do dịch Covid-19 diễn ra từ năm 2020 đến nay, nhiều nước phải đóng cửa biên giới, thực hiện giãn cách xã hội, GDP của họ âm, trong khi đó Việt Nam nằm trong số ít quốc gia vẫn tăng trưởng dương.

- Những thành tựu của việc gia nhập WTO và quá trình hội nhập kinh tế là cơ sở để Việt Nam hội nhập những lĩnh vực khác về văn hóa, an ninh quốc phòng, khoa học kỹ thuật,… - Những thành tựu của việc gia nhập WTO và quá trình hội nhập kinh tế là cơ sở để Việt Nam hội nhập những lĩnh vực khác về văn hóa, an ninh quốc phòng, khoa học kỹ thuật,…

- Gia nhập WTO giúp Việt Nam có được hệ thống pháp luật mới phù hợp với kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện được nguyên tắc minh bạch hóa chính sách và pháp luật theo quy định của WTO. - Gia nhập WTO giúp Việt Nam có được hệ thống pháp luật mới phù hợp với kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện được nguyên tắc minh bạch hóa chính sách và pháp luật theo quy định của WTO.

Câu 11: Trình bày những thuận lợi và khó khăn thực tiễn của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Trả lời:

* Thuận lợi:

- Việt Nam sẽ có khả năng mở rộng xuất khẩu những mặt hàng có tiềm năng nhờ thành quả của các cuộc đàm phán giảm thuế và hàng rào phi thuế quan, tăng cường tiếp cận thị trường cũng như các quy định của WTO về tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại. - Việt Nam sẽ có khả năng mở rộng xuất khẩu những mặt hàng có tiềm năng nhờ thành quả của các cuộc đàm phán giảm thuế và hàng rào phi thuế quan, tăng cường tiếp cận thị trường cũng như các quy định của WTO về tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại.

- Việc cắt giảm thuế, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ giúp môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. - Việc cắt giảm thuế, dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ giúp môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn.

- Việc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO cũng sẽ tạo điều kiện để Việt Nam hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật theo hướng minh bạch hơn, ổn định hơn và dễ dự đoán; hoàn thiện cơ chế thị trường, cải cách hành chính và cải cách các doanh nghiệp trong nước, tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh năng động, sáng tạo,… tạo thế và lực cho Việt Nam trên trường quốc tế. - Việc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO cũng sẽ tạo điều kiện để Việt Nam hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật theo hướng minh bạch hơn, ổn định hơn và dễ dự đoán; hoàn thiện cơ chế thị trường, cải cách hành chính và cải cách các doanh nghiệp trong nước, tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh năng động, sáng tạo,… tạo thế và lực cho Việt Nam trên trường quốc tế.

- Khi gia nhập WTO, tùy thuộc vào sự chủ động của mình mà các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tự hoàn thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường, vươn xa và vươn rộng hơn. Điều đó cũng đúng đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam. - Khi gia nhập WTO, tùy thuộc vào sự chủ động của mình mà các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tự hoàn thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường, vươn xa và vươn rộng hơn. Điều đó cũng đúng đối với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam.

* Khó khăn:

- Năng lực cạnh tranh yếu kém của các doanh nghiệp, các ngành hàng hóa và dịch vụ: + Trong bối cảnh thế giới tự do buôn bán, tự do đầu tư, Việt Nam ở vào thế yếu, rất dễ trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa của nước ngoài.  - Năng lực cạnh tranh yếu kém của các doanh nghiệp, các ngành hàng hóa và dịch vụ: + Trong bối cảnh thế giới tự do buôn bán, tự do đầu tư, Việt Nam ở vào thế yếu, rất dễ trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa của nước ngoài.

+ Muốn có thị trường toàn cầu thì Việt Nam phải mở cửa thị trường nội địa cho các nước.  + Muốn có thị trường toàn cầu thì Việt Nam phải mở cửa thị trường nội địa cho các nước.

+ Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bởi các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh kém. + Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam, bởi các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là vừa và nhỏ, năng lực cạnh tranh kém.

- Các vấn đề liên quan đến chính sách ổn định vĩ mô và hoàn thiện khuôn khổ luật pháp. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến kinh tế và thương mại, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm khi gia nhập WTO. - Các vấn đề liên quan đến chính sách ổn định vĩ mô và hoàn thiện khuôn khổ luật pháp. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan đến kinh tế và thương mại, Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm khi gia nhập WTO.

- Tham gia WTO cũng cần lường trước những tác động xấu ngoài kinh tế, nhất là các vấn đề xã hội như thu nhập, lao động, việc làm, chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng miền, các vấn đề về môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,… - Tham gia WTO cũng cần lường trước những tác động xấu ngoài kinh tế, nhất là các vấn đề xã hội như thu nhập, lao động, việc làm, chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng miền, các vấn đề về môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc,…

- Cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, ở mọi cấp từ trung ương đến địa phương, từ khu vực nhà nước đến các doanh nghiệp. Đây cũng là một thách thức to lớn đối với Việt Nam do phần đông cán bộ của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành một nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài - Cần phải có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, ở mọi cấp từ trung ương đến địa phương, từ khu vực nhà nước đến các doanh nghiệp. Đây cũng là một thách thức to lớn đối với Việt Nam do phần đông cán bộ của ta còn bị hạn chế về kinh nghiệm điều hành một nền kinh tế mở, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài

Câu 12: Chứng minh rằng Bản Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất của Liên Hợp Quốc.

Trả lời:

- Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất Liên Hợp Quốc bởi nó nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.  - Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất Liên Hợp Quốc bởi nó nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

Câu 13: Vì sao Việt Nam quyết định gia nhập APEC năm 1998?

Trả lời:

Việt Nam quyết định gia nhập APEC vì những lý do sau đây:

- APEC là động lực hỗ trợ cho quá trình cải cách, tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam. - APEC là động lực hỗ trợ cho quá trình cải cách, tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

- APEC là diễn đàn quy tụ nhiều đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, chiếm 75% thương mại, 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 38% viện trợ phát triển chính thức (ODA) và 79% khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam. - APEC là diễn đàn quy tụ nhiều đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, chiếm 75% thương mại, 78% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, 38% viện trợ phát triển chính thức (ODA) và 79% khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam.

- Tham gia APEC góp phần tăng cường đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam. - Tham gia APEC góp phần tăng cường đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế của Việt Nam.

- Các hội nghị do APEC tổ chức là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy các cuộc tiếp xúc song phương ở các cấp, đặc biệt là ở cấp cao. - Các hội nghị do APEC tổ chức là cơ hội để Việt Nam thúc đẩy các cuộc tiếp xúc song phương ở các cấp, đặc biệt là ở cấp cao.

- Khi gia nhập APEC, Việt Nam có cơ hội tiếp cận tốt hơn khoa học công nghệ và tranh thủ nguồn lực và hỗ trợ của APEC để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Khi gia nhập APEC, Việt Nam có cơ hội tiếp cận tốt hơn khoa học công nghệ và tranh thủ nguồn lực và hỗ trợ của APEC để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Hợp tác APEC có thể mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược cũng dễ dàng hơn. - Hợp tác APEC có thể mở ra nhiều cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việc tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược cũng dễ dàng hơn.

- Tham gia APEC giúp tăng cường hợp tác với các nền kinh tế thành viên. Tạo điều kiện cho người dân có thêm nhiều lựa chọn về việc làm, hàng hóa, dịch vụ, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, du lịch… với chất lượng và giá cả tốt hơn. - Tham gia APEC giúp tăng cường hợp tác với các nền kinh tế thành viên. Tạo điều kiện cho người dân có thêm nhiều lựa chọn về việc làm, hàng hóa, dịch vụ, y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng, du lịch… với chất lượng và giá cả tốt hơn.

Câu 14: Kể tên một số vấn đề an ninh toàn cầu nổi bật hiện nay.

Trả lời:

Một số vấn đề an ninh toàn cầu nổi bật hiện nay là an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh mạng, an ninh năng lượng, an ninh con người,…

Câu 15: Từ đấu thế kỷ XX, thuật ngữ an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống được sử dụng phổ biến ở đâu?

Trả lời:

Từ đầu thế kỷ XX, thuật ngữ an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống được sử dụng phổ biến trong các hội nghị; diễn đàn khu vực, quốc tế; hợp tác song phương, đa phương giữa các quốc gia,…

Câu 16: Trình bày khái niệm về an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống ở Việt Nam.

Trả lời:

- An ninh truyền thống là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. - An ninh truyền thống là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

- An ninh phi truyền thống không bao hàm an ninh quân sự và bao gồm một số vấn đề toàn cầu nhưu an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh mạng, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố. - An ninh phi truyền thống không bao hàm an ninh quân sự và bao gồm một số vấn đề toàn cầu nhưu an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh mạng, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố.

Câu 17: Nêu khái niệm, biểu hiện và đề xuất giải pháp về vấn đề an ninh năng lượng.

Trả lời:

* Khái niệm: Là việc duy trì các nguồn cung cấp năng lượng, giá cả hợp lí, đồng thời phải tiến hành công tác bảo vệ môi trường và cung cấp khả năng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.

* Biểu hiện:

- Thế giới vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, trong khi đó, trữ lượng và sản lượng một số nguồn năng lượng hóa thạch có xu hướng giảm, đối mặt với nguy cơ cạn kiện trong tương lai. - Thế giới vẫn phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, trong khi đó, trữ lượng và sản lượng một số nguồn năng lượng hóa thạch có xu hướng giảm, đối mặt với nguy cơ cạn kiện trong tương lai.

- Hầu hết các khu vực có vị trí chiến lược về năng lượng là mục tiêu cạnh tranh sức ảnh hưởng của các cường quốc, làm cho vấn đề an ninh năng lượng trở nên phức tạp.  - Hầu hết các khu vực có vị trí chiến lược về năng lượng là mục tiêu cạnh tranh sức ảnh hưởng của các cường quốc, làm cho vấn đề an ninh năng lượng trở nên phức tạp.

- Những bất ổn như xung đột, mâu thuẫn ở nhiều nước và khu vực đã ảnh hưởng đến nguồn cung và giá dầu mỏ thế giới, càng làm vấn đề an ninh năng lượng toàn cầu căng thẳng hơn. - Những bất ổn như xung đột, mâu thuẫn ở nhiều nước và khu vực đã ảnh hưởng đến nguồn cung và giá dầu mỏ thế giới, càng làm vấn đề an ninh năng lượng toàn cầu căng thẳng hơn.

* Giải pháp:

- Sử dụng tiết kiệm, khai thác hợp lí, tìm kiếm và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng thay thế. - Sử dụng tiết kiệm, khai thác hợp lí, tìm kiếm và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng thay thế.

- Các tổ chức quốc tế phát huy vai trò, tăng cường đối thoại, đàm phán và hợp về vấn đề năng lượng: - Các tổ chức quốc tế phát huy vai trò, tăng cường đối thoại, đàm phán và hợp về vấn đề năng lượng:

+ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có vai trò điều phối hoạt động sản xuất dầu khí phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị thế giới. + Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có vai trò điều phối hoạt động sản xuất dầu khí phù hợp với tình hình kinh tế - chính trị thế giới.

+ Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) và Liên hợp quốc đẩy mạnh chuyển đổi, thúc đẩy gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo trên thế giới. + Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) và Liên hợp quốc đẩy mạnh chuyển đổi, thúc đẩy gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo trên thế giới.

- Mỗi quốc gia chủ động kiểm soát sử dụng năng lượng hiệu quả và có trách nhiệm. - Mỗi quốc gia chủ động kiểm soát sử dụng năng lượng hiệu quả và có trách nhiệm.

Câu 18: Nêu những nét chính về vấn đề an ninh mạng.

Trả lời:

* Khái niệm: là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

* Thực trạng:

- Các hoạt động gây mất an toàn an ninh mạng trên thế giới ngày càng nhiều và diễn biến nhanh, phức tạp và tinh vi hơn. - Các hoạt động gây mất an toàn an ninh mạng trên thế giới ngày càng nhiều và diễn biến nhanh, phức tạp và tinh vi hơn.

- Các cuộc tấn công an ninh mạng xuyên quốc gia có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng, gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế toàn cầu. - Các cuộc tấn công an ninh mạng xuyên quốc gia có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng, gây thiệt hại lớn đến nền kinh tế toàn cầu.

- Các cuộc tấn công hệ thống hạ tầng thông tin, truyền thông quốc gia có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, hòa bình thế giới. - Các cuộc tấn công hệ thống hạ tầng thông tin, truyền thông quốc gia có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, hòa bình thế giới.

* Giải pháp:

- Các quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế đã cùng nhau xây dựng các chiến lược, luật an ninh mạng; thành lập và tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, phòng chống khủng bố mạng, tội phạm mạng,… - Các quốc gia, tổ chức, liên minh quốc tế đã cùng nhau xây dựng các chiến lược, luật an ninh mạng; thành lập và tăng cường phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách về an ninh mạng, phòng chống khủng bố mạng, tội phạm mạng,…

- Nhiều quốc gia tiến hành đầu tư đào tạo ngành an ninh mạng, tăng cường phòng thủ an ninh mạng, các tiêu chuẩn an ninh kĩ thuật số, luật an toàn dữ liệu, thành lập đơn vị an ninh mạng quốc gia. - Nhiều quốc gia tiến hành đầu tư đào tạo ngành an ninh mạng, tăng cường phòng thủ an ninh mạng, các tiêu chuẩn an ninh kĩ thuật số, luật an toàn dữ liệu, thành lập đơn vị an ninh mạng quốc gia.

Câu 19:  Bảo vệ hòa bình là gì? Tại sao phải bảo vệ nền hòa bình thế giới?

Trả lời:

* Bảo vệ hòa bình là bảo đảm tình trạng bình yên, ổn định cho phát triển, không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, duy trì mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp pháp giữa các quốc gia, dân tộc, người dân.

* Phải bảo vệ nền hòa bình thế giới vì:

 - Trên thế giới hiện nay có nhiều mối đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế như: đói nghèo; xung đột vũ trang; biến đổi khí hậu; tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên đất liền và trên biển,… - Trên thế giới hiện nay có nhiều mối đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế như: đói nghèo; xung đột vũ trang; biến đổi khí hậu; tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên đất liền và trên biển,…

- Bảo vệ hòa bình trên thế giới giúp:  - Bảo vệ hòa bình trên thế giới giúp:

+ Tăng trưởng kinh tế + Tăng trưởng kinh tế

+ Tăng cường mối quan hệ hợp tác + Tăng cường mối quan hệ hợp tác

+ Tạo sự thịnh vượng cho các quốc gia + Tạo sự thịnh vượng cho các quốc gia

+ Đem lại cuộc sống tự do ấm no, hạnh phúc cho nhân loại + Đem lại cuộc sống tự do ấm no, hạnh phúc cho nhân loại

Câu 20: Để bảo vệ hòa bình, các quốc gia cần làm gì?

Trả lời:

- Để bảo vệ hòa bình, các quốc gia cần: - Để bảo vệ hòa bình, các quốc gia cần:

+ Tăng cường đối thoại để giải quyết mâu thuẫn, xung đột + Tăng cường đối thoại để giải quyết mâu thuẫn, xung đột

+ Loại bỏ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác + Loại bỏ vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác

+ Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc + Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

+ Phối hợp hành động giữa các quốc gia và tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế + Phối hợp hành động giữa các quốc gia và tăng cường vai trò của các tổ chức quốc tế

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận địa lí 11 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay