Câu hỏi tự luận khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức Bài 10: Oxide

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Oxide. Cách giải thích nghĩa của từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức.

BÀI 10. OXIDE

(20 câu)

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Nêu khái niệm oxide.

Giải:

Oxide là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxygen.

 

Câu 2: Hãy phân loại oxide.

Giải: 

- Dựa vào thành phần nguyên tố, oxide có thể phân thành hai loại là oxide kim loại và oxide phi kim

- Dựa vào tính chất hóa học, oxide có thể phân thành bốn loại là oxide acid, oxide base, oxide lưỡng tính và oxide trung tính.

 

Câu 3: Hãy tìm hiểu và cho biết các nguồn tạo ra khí carbon dioxide cũng như ảnh hưởng của khí này đến Trái Đất.

Giải:

Carbon dioxide còn được gọi là “khí nhà kính”, chiếm khoảng 0,041% thể tích khí quyển. Khí carbon dioxide được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau như: trong khói bụi từ núi lửa phun trào, khí thải công nghiệp, hoạt động giao thông trong quá trình đốt nhiên liệu để chạy động cơ ô tô, xe máy,…Việc gia tăng lượng carbon dioxide trong không khí là nguyên nhân chính làm Trái Đất nóng lên. 

 

Câu 4: Nêu nguồn phát thải các oxide như sulfur dioxide và nitrogen dioxide và tác hại của chúng khi ở trong không khí.

Giải:

Khí thải của các nhà máy nếu không được xử lí theo đúng quy định trước khi đi vào môi trường có thể chứa một lượng tương đối lớn các oxide như sulfur dioxide và nitrogen dioxide. Các khí này có trong không khí là nguyên nhân gây ra mưa acid.

 

Câu 5: Nêu đặc điểm chung của oxide lưỡng tính.

Giải:

Oxide lưỡng tính tác dụng được với cả  dung dịch acid, dung dịch base tạo thành muối và nước. Một số oxide lưỡng tính thường gặp như: Al2O3, ZnO,…

Câu 6: Nêu đặc điểm chung của oxide trung tính.

Giải:

Một số oxide không tác dụng với dung dịch acid và dung dịch base, chúng được gọi là oxide trung tính hay oxide không tạo muối. Ví dụ: CO, NO,…

 

Câu 7: Sản phẩm khi cho oxide base phản ứng với dung dịch acid là gì?

Giải:

Oxide base tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước.

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Cho bảng về tên, công thức hoá học của một số oxide như sau

Tên oxide

(1)

Công thức hoá học

(2)

Tên oxide

(3)

Công thức hoá học

(4)

Barium oxide

BaO

Carbon dioxide

CO2

Zinc oxide

ZnO

Sulfur trioxide

SO3

Aluminium oxide

Al2O3

Diphosphorus pentoxide

P2O5

Nhận xét thành phần nguyên tố trong công thức phân tử của các oxide ở cột (2), (4) và thực hiện các yêu cầu

  1. Đề xuất khái niệm về oxide.
  2. Phân loại oxide.

Giải:

  1. Oxide là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxygen.
  2. Dựa vào thành phần nguyên tố, oxide có thể phân thành hai loại: oxide kim loại và oxide phi kim.

Câu 2: Nêu hiện tượng xảy ra khi mới dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong và khi dẫn khí carbon dioxide vào nước vôi trong trong một khoảng thời gian.

Giải:

Khi cho carbon dioxide tác dụng với dung dịch nước vôi trong thấy có kết tủa trắng tạo ra làm vẩn đục dung dịch.

Sau đó, kết tủa tăng đến tối đa, nếu thêm tiếp CO2 vào thì kết tủa lại dần bị hòa tan.

Câu 3: Cho vào ống nghiệm 1 thìa nhỏ bột CuO, thêm vào khoảng 3 mL dung dịch H2SO4, lắc đều ống nghiệm. Hãy nêu hiện tượng xảy ra và giải thích.

Giải:

Hiện tượng: Bột CuO tan dần, sau phản ứng dung dịch thu được có màu xanh.

Giải thích: CuO là oxide base, tác dụng với acid tạo thành muối và nước:

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O.

Câu 4: Cho các oxide sau P2O5, CaO, CuO, BaO, SO2, CO2. Đâu là oxide acid? 

Giải:

Oxide acid là oxide của phi kim. Các phi kim là: P, S, C

=> các oxide acid là: SO2, CO2 , P2O5

 

Câu 5: Cho các công thức oxide CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Hãy chỉ ra công thức oxide viết sai (nếu có). 

Giải:

Ca có hóa trị II => hợp chất oxide của Ca là CaO

Cu có hóa trị II => oxide của Cu là CuO

Na có hóa trị I => oxide của Na là Na2O

C có hóa trị II, IV => 2 oxide của C là CO và CO2

=> không có công thức oxide NaO và CO3

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Cho các sơ đồ phản ứng sau

(1) ..?.. + O2 ----> Al2O3            

(2) P +  ..?.. ----> P2O5

(3) S +  ..?.. ----> SO2 

(4) Mg + O2 ---->  ..?..

Hoàn thành các phương trình hoá học và đọc tên sản phẩm tạo thành.

Giải:

(1) 4Al + 3O2 → 2Al2O3   (Aluminium oxide)           

(2) 4P + 5O2 → 2P2O(Diphosphorus pentoxide)

(3) S + O2 → SO2 (Sulfur dioxide)

(4) 2Mg + O2 → 2MgO (Magnesium oxide)

Câu 2: Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa SO2 và dung dịch NaOH minh họa cho tính chất hóa học của sulfur dioxide.

Giải:

Phương trình hoá học:

SO2 + 2NaOH (dư) → Na2SO3 + H2O

SO2 (dư) + NaOH → NaHSO3.

 

Câu 3: Viết phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học của oxide base và oxide acid. Lấy magnesium oxide và sulfur dioxide làm ví dụ.

Giải:

- Tính chất hoá học của oxide base: Tác dụng với dung dịch acid tạo thành muối và nước. Ví dụ:

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O.

- Tính chất hoá học của oxide acid: Tác dụng với dung dịch base tạo thành muối và nước. Ví dụ:

SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O

SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O.

 

Câu 4: Cho các oxide CaO, Fe2O3, SO3, CO2, CO. Oxide nào có thể tác dụng với

  1. a) Dung dịch HCl.
  2. b) Dung dịch NaOH.

Viết các phương trình hoá học. Hãy cho biết các oxide trên thuộc loại oxide nào?

Giải:

  1. a) Oxide tác dụng với HCl là: CaO; Fe2O3(các oxide base).

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O.

  1. b) Oxide tác dụng với NaOH là: SO3; CO2(các oxide acid).

SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

Còn lại CO là oxide trung tính, không tác dụng với NaOH và HCl.

 

Câu 5: Hòa tan 11,28 gam K2O vào nước dư, thu được dung dịch chứa m gam KOH. Tính giá trị của m.

Giải:

nK2O= 11,2894=0,12 mol

K2O + H2O → 2KOH

0,12 0,24 (mol)

Khối lượng KOH là: mKOH = nKOH.MKOH = 0,24.56 = 13,44 gam.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Tại sao vôi sống (CaO) lại được sử dụng để khử chua đất trồng trọt?

Giải:

Khi bón vôi sống (CaO) lên ruộng, vôi sống tác dụng với nước tạo thành Ca(OH)2:

CaO + H2O → Ca(OH)2.

Ca(OH)2 tác dụng với acid có trong đất, khử chua cho đất.

 

Câu 2: Oxide của nguyên tố R có hóa trị III chứa 70% về khối lượng nguyên tố R. Xác định R và cho biết oxide trên thuộc loại oxide acid hay oxide base.

Giải:

Oxide của R có hóa trị III là R2O3

Nguyên tố R chiếm 70% về khối lượng 

=> %mR2MR2MR+ 3MO.100%=70%

=> 2.MR = 0,7.(2.MR + 3.16) => MR = 56

=> R là nguyên tố Fe

Vì Fe là kim loại => oxide là của Fe là oxide base.

 

Câu 3: Công thức hóa học của một loại sắt oxide có tỉ lệ khối lượng mFe : mO = 7 : 2. Xác định công thức hóa học của oxide.  

Giải:

Gọi công thức hóa học của oxide sắt cần tìm là Fe2On

=> Khối lượng của Fe trong 1 mol hợp chất là: 56.2 = 112

Khối lượng của O trong 1 mol hợp chất là: 16.n

Ta có: mFe : m= 7 : 2 => mFemO=7211216n=72 ⇒n=2

=> Công thức chưa tối giản là: Fe2O=> công thức oxide cần tìm là FeO




=> Giáo án Hoá học 8 kết nối bài 10: Oxide

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay