Câu hỏi tự luận khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức Bài 9: Base. Thang pH

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9: Base. Thang pH. Cách giải thích nghĩa của từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức.

BÀI 9. BASE. THANG pH

(20 câu)

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Dung dịch kiềm làm đổi màu chất chỉ thị (quỳ tím, dung dịch phenolphthalein) như thế nào?

Giải:

Dung dịch kiềm làm đổi màu chất chỉ thị

  • quỳ tím chuyển màu xanh
  • khi nhỏ vài giọt phenolphthalein thấy dung dịch chuyển sang màu hồng

 

Câu 2: Tính chất chung của dung dịch các chất có giá trị pH < 7 và của dung dịch các chất có giá trị pH > 7 là gì?

Giải:

Tính chất chung của dung dịch các chất có giá trị pH < 7 là tính acid và của dung dịch các chất có giá trị pH > 7 là tính base.

 

Câu 3: Nêu khái niệm base.

Giải:

Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-.

 

Câu 4: Hãy khái quát chung về tính tan của base.

Giải:

Phần lớn các base không tan trong nước (base không tan), một số ít base tan trong nước tạo thành dung dịch kiềm (base tan) như KOH, NaOH, Ba(OH)2,…

 

Câu 5: Thế nào là phản ứng trung hòa?

Giải:

Phản ứng của base với acid tạo thành muối và nước. Phản ứng này được gọi là phản ứng trung hòa.

 

Câu 6: Hãy nêu một vài ứng dụng của sodium hydroxide.

Giải:

- Sản xuất nhôm

- Sản xuất xà phòng

- Sản xuất tơ nhân tạo

- Sản xuất pin và acquy

- Xử lí nước

- Sản xuất giấy

- Sản xuất dược phẩm

 

Câu 7: Thang pH là gì?

Giải:

Thang pH là một tập hợp các con số có giá trị từ 1-14 được sử dụng để đánh giá độ acid-base của dung dịch.

 

2. THÔNG HIỂU (5 câu)

Câu 1: Quan sát Bảng 9.1 và thực hiện các yêu cầu

Tên base

Công thức hoá học

Dạng tồn tại của base trong dung dịch

Cation kim loại

Anion

Sodium hydroxide

NaOH

Na+

OH-

Barium hydroxide

Ba(OH)2

Ba2+

OH-

  1. Công thức hoá học của các base có đặc điểm gì giống nhau?
  2. Các dung địch base có đặc điểm gì chung?
  3. Thảo luận nhóm và để xuất khái niệm về base.
  4. Em hãy nhận xét về cách gọi tên base và đọc tên base Ca(OH)2.

 

Giải: 

  1. Công thức hoá học của các base đều có kim loại liên kết với nhóm OH.
  2. Các dung dịch base gồm cation kim loại và anion OH-
  3. Base là hợp chất gồm 1 hoặc nhiều nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm -OH.
  4. Tên gọi base = tên kim loại (kèm hoá trị nếu kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide

Ca(OH)2: Calcium hydroxide

Câu 2: Dựa vào bảng tính tan dưới dây, hãy cho biết những base nào là base không tan và base nào là base kiềm? Viết công thức hoá học và đọc tên các base có trong bảng.

Kim loại

K

Na

Mg

Ba

Cu

Fe

Fe

Hoá trị

I

I

II

II

II

II

III

Nhóm - OH

t

t

k

t

k

k

k

(Trong đó: t - tan; k - không tan)

Giải:

Công thức hoá học

Tên gọi

KOH

Potassium hydroxide

NaOH

Sodium hydroxide

Mg(OH)2

Magnesium hydroxide

Ba(OH)2

Barium hydroxide

Cu(OH)2

Copper(II) hydroxide

Fe(OH)2

Iron(II) hydroxide

Fe(OH)3

Iron(III) hydroxide

Base không tan: Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3

Base kiềm: KOH, NaOH, Ba(OH)2

Câu 3: Hydrochloric acid HCl 0,1M có pH=1; acetic acid CH3COOH 0,1M có pH3. Hãy so sánh độ mạnh của hai acid trên.

Giải:

Vì hai acid trên có cùng nồng độ, pHHCl < pHCH3COOH hydrochloric acid mạnh hơn acetic acid.

 

Câu 4: Dụng cụ nào dùng để đo giá trị pH với độ chính xác cao?

Giải:

Khi cần xác định giá trị pH với độ chính xác cao, người ta sử dụng các thiết bị đo pH như: máy đo pH, bút đo pH,…

 

Câu 5: Một dung dịch có pH=13. Hãy cho biết dung dịch đó có tính acid, trung tính hay base?

Giải:

Vì pH của dung dịch lớn hơn 7 dung dịch trên là base.

 

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Có hai ống nghiệm không nhãn đựng dung dịch NaOH và dung dịch HCl. Hãy nêu cách nhận biết hai dung dịch trên.

Giải:

Dùng quỳ tím để nhận biết 2 dung dịch. Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch vào mẩu quỳ tím

  • Quỳ tìm chuyển xanh là dung dịch NaOH
  • Quỳ tìm chuyển đỏ là dung dịch HCl. 

 

Câu 2: Hãy tìm hiểu và cho biết giá trị pH trong máu, trong dịch dạ dày của người, trong nước mưa, trong đất. Nếu giá trị pH của máu và của dịch dạ dày ngoài khoảng chuẩn sẻ gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người như thế nào?

Giải:

pH bình thường của máu nằm trong khoảng từ 7,35 đến 7,45

pH dịch ở dạ dày có độ pH khoảng 3 - 5,5.
pH của nước mưa tại thành phố dao động từ 4,67 – 7,5. Ở các khu công nghiệp, nước mưa có độ pH khoảng 4,72 hoặc dao động từ 3,8 – 5,3. 

pH của đất khoảng từ 3 đến 10, với 7 là trung tính. Đất chua có độ pH dưới 7 và đất kiềm có độ pH trên 7. Đất siêu axit (pH <3,5) và đất kiềm rất mạnh (pH> 9) là rất hiếm. 

Nếu giá trị pH của máu và của dịch dạ dày ngoài khoảng chuẩn sẻ gây nguy hiểm cho sức khoẻ của người:

  • Các vấn đề về sức khoẻ khiến môi trường cơ thể quá acid hoặc quá base thường sẽ ảnh hưởng đến pH của máu. Thay đổi pH của máu có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khoẻ nguy hiểm, bao gồm: hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh phổi, bệnh gout, nhiễm trùng, xuất huyết, sử dụng quá liều thuốc, ngộ độc,...
  • Một sự thay đổi trong nồng độ pH hoặc lượng các chất tiết acid dạ dày có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa hoặc làm hỏng các bộ phận xung quanh đường tiêu hóa.
  • Acid dạ dày thấp hay hypochlorhydria là khi có rất ít hoặc không có axit dạ dày. Điều này không có nghĩa là không có dịch tiết dạ dày. Hoặc lượng axit thấp hơn so với tiêu chuẩn hoặc độ pH của dung dịch là cao hơn so với tiêu chuẩn do đó làm cho axit dạ dày ít chua (pH cao hơn). Các điều kiện đi kèm axit dạ dày thấp, hoặc là kết quả của lượng hoặc nồng độ axit (pH), bao gồm: uUng thư dạ dày, nhiễm trùng dạ dày tái phát, hội chứng kém hấp thu, sự phát triển quá mức vi khuẩn đường ruột
  • Acid dạ dày dư thừa hay hyperchlorhydria, là khi lượng các chất tiết dạ dày cao hơn bình thường hoặc độ pH của dịch tiết dạ dày thấp hơn bình thường do đó làm nó có tính axit hơn. Điều kiện đi kèm với axit trong dạ dày dư thừa, hoặc là kết quả của lượng hoặc nồng độ axit (pH), bao gồm: viêm dạ dày, loét dạ dày, hội chứng kém hấp thu, dạ dày trào ngược,...

 

Câu 3: Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Tính khối lượng muối NaCl thu được.

Giải:

PTHH: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Xét tỉ lệ: nNaOH1=0,1<nHCl1=0,2 => HCl dư, NaOH phản ứng hết

=> Tính số mol NaCl theo NaOH

PTHH:     NaOH   +   HCl → NaCl + H2O

Tỉ lệ PT:   1mol          1mol      1mol

Phản ứng:   0,1mol        →         0,1mol

=> Khối lượng muối NaCl thu được là: mNaCl = 0,1.58,5 = 5,85 gam

 

Câu 4: Cho các chất NaCl, HCl, H2SO4, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Mg(OH)2, K2CO3, AlCl3, NaOH. Hãy xác định các chất có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh.

Giải:

Các chất có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh là các base tan: Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaOH.

 

Câu 5: Cho 0,05 mol NaOH tác dụng với dung dịch HCl dư, sản phẩm sinh ra sau phản ứng là muối NaCl và nước. Tính khối lượng muối NaCl thu được.

Giải:

Vì HCl dư Tính số mol NaCl theo NaOH.

NaOH + HCl → NaCl + H2O

0,05 0,05 mol

Khối lượng muối NaCl thu được là: mNaCl=0,05.58,5=2,925 gam

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Ở nông thôn, người ta thường dùng vôi bột rắc lên ruộng để khử chua cho đất. Biết rằng thành phần chính của vôi bột là CaO. CaO tác dụng với H2O tạo thành Ca(OH)2 theo phương trình hoá học: CaO + H2O → Ca(OH)2. Hãy giải thích tác dụng của vôi bột.

Giải:

Người ta thường rắc vôi bột để khử chua đất trồng vì đất chua có tính acid, vôi bột có thành phần chính là CaO. Khi CaO tác dụng với H2O tạo thành Ca(OH)2 là base. Vì vậy khi acid gặp base sẽ tạo thành muối trung hoà --> giảm độ chua cho đất.

 

Câu 2: Hãy nêu cách để kiểm tra đất trồng có bị chua hay không.

Giải:

Đo độ pH của đất bằng thiết bị đầu dò

  1. Đào một cái hố nhỏ trên đất. Dùng xẻng bứng cây hoặc thuổng để đào một cái hố sâu khoảng 5 đến 10cm. Dầm nhỏ đất trong hố và loại bỏ mọi cành cây hoặc mảnh vỡ ra ngoài.
    2. Đổ đầy nước vào hố. Dùng nước cất (không phải nước suối). Bạn có thể tìm nước cất ở các cửa hàng hoá chất. Nước mưa có chứa một chút axit, và nước đóng chai hoặc nước vòi thường chứa một chút kiềm. Hãy đổ đầy nước vào hố cho tới khi nước đọng lại và tạo thành bùn ở dưới đáy.
    3. Chọc thiết bị kiểm tra vào chỗ bùn. Đảm bảo là thiết bị của bạn sạch và đã được hiệu chỉnh (để đo chính xác hơn). Lau đầu dò bằng vải hoặc khăn sạch rồi chọc nó xuống bùn.
    4. Giữ nguyên trong 60 giây rồi đọc kết quả. Độ pH thường được đo ở thang từ 1 tới 14 dù thiết bị kiểm tra của bạn có thể không thể hiện hết.

Độ pH bằng 7 là đất trung tính.
Độ pH trên 7 là đất kiềm.
Độ pH dưới 7 là đất chua.

  1. Đo ở nhiều vị trí khác nhau trong vườn. Một kết quả đơn lẻ có thể bị sai lệch, vì thế tốt nhất là bạn nên tính độ pH trung bình của cả khu đất. Nếu mọi chỗ đều có kết quả tương đương nhau, hãy tính con số trung bình và căn cứ vào đó để cải tạo đất. Nếu kết quả ở một vị trí có sai khác lớn so với những chỗ khác, bạn có thể sẽ phải “điều trị riêng” vị trí đó.

Dùng giấy thử độ pH

  1. Mua giấy thử độ pH. Giấy thử độ pH, hay còn gọi là giấy quỳ hoặc giấy chỉ thị màu, là một cách nhanh chóng và dễ dàng để đo chỉ số pH trong đất. 
  2. Trộn một vốc đất với nước cất ở nhiệt độ phòng. Lấy một vốc đất để kiểm tra và để vào trong bát. Sau đó, rót nước cất vào bát cho tới khi đất trở nên sánh như sinh tố. Bạn có thể khuấy hỗn hợp này lên để đảm bảo nước và đất hoà vào nhau hoàn toàn.
  3. Nhúng giấy thử vào hỗn hợp trong 20 tới 30 giây. Cầm một đầu giấy, nhúng đầu còn lại vào hỗn hợp đất trong vòng từ 20 tới 30 giây. Khoảng thời gian chờ kết quả có thể khác nhau, vì thế hãy đọc hướng dẫn sử dụng của loại giấy thử mà bạn mua để biết khoảng thời gian chờ phù hợp. Khi hết thời gian chờ, nhấc giấy ra khỏi hỗn hợp và nhúng nhanh qua nước cất để rũ sạch đất.
  4. So sánh màu giấy thử với bảng kết quả. Dùng bảng kết quả có sẵn trong bộ sản phẩm giấy thử để đọc chỉ số pH của đất. Thông thường thì kết quả được mã hoá bằng màu. Hãy so sánh với những màu sắc trên đó rồi chọn màu tương đồng nhất. Màu sắc đó sẽ cho biết độ pH của đất.

 

Câu 3: Tại sao khi bị ong hoặc kiến đốt, người ta thường bôi vôi vào vết đốt?

Giải:

Trong nọc độc của một số côn trùng như: ong, kiến … có chứa một lượng acid gây bỏng da và đồng thời gây rát, ngứa. Khi bị ong hoặc kiến đốt, người ta thường bôi vôi vào vết đốt, khi đó có phản ứng trung hoà acid – base xảy ra làm cho vết phồng xẹp xuống và không còn cảm giác rát ngứa.

=> Giáo án Hoá học 8 kết nối bài 9: Base. Thang pH

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay