Câu hỏi tự luận khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 33: Máu và hệ tuần hoàn. Cách giải thích nghĩa của từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức.

BÀI 33. MÁU VÀ HỆ TUẦN HOÀN (25 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Máu là gì? 

Trả lời:

- Máu là thành phần dịch lỏng trong cơ thể, gồm huyết tương và hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu.

Câu 2: Nêu thành phần và chức năng của huyết tương.

Trả lời:

Huyết tương gồm nước và các chất tan

Vai trò: duy trì máu ở trạng thái lỏng giúp máu dễ dàng lưu thông trong mạch; vận chuyển chất dinh dưỡng, các chất cần thiết khác và chất thải.

Câu 3: Máu được vận chuyển trong hệ mạch nhờ các lực nào? 

Trả lời:

- Máu được vận chuyển trong hệ mạch nhờ sự chênh lệch huyết áp giữa động mạch và tĩnh mạch. Các lực đẩy máu đi gồm:

+ Lực đẩy từ hoạt động co bóp của tim.

+  Áp lực của thành mạch.

+ Hệ thống ván (van tim và van tĩnh mạch)

+ Sức hút của lồng ngực.

Câu 4: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu chiếm bao nhiêu % thể tích máu? Nêu vai trò của chúng.

Trả lời:

- Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu chiếm khoảng 45% thể thích máu.

- Vai trò:

+ Hồng cầu: vận chuyển oxygen và carbon dioxide trong máu.

+ Bạch cầu: bảo vệ cơ thể

+ Tiểu cầu: bảo vệ cơ thể nhờ cơ chế chống đông máu.

Câu 5: Kháng nguyên, kháng thể là gì? 

Trả lời:

- Kháng nguyên là những chấy khi xâm nhập vào cơ thể có khả năng kích thức cơ thể tạo ra kháng thể tương ứng. 

- Kháng thể là những phân tử protein do một loại bạch cầu (tế bào lympho B) tạo ra để chống lại kháng nguyên.

Câu 6: Con người có thể tạo miễn dịch nhân tạo bằng cách nào? Tại sao?

Trả lời:

- Con người tạo ra miễn dịch nhân tạo bằng cách sử dụng vaccine. 

- Bởi vì mầm bệnh đã chết hoặc suy yếu, … trong vaccine có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu tạo kháng thể. Kháng thể tạo ra tiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch với bệnh đã được tiêm vaccine.

Câu 7: Nhóm máu là gì? Nêu hệ nhóm máu phổ biến.

Trả lời:

- Nhóm máu là nhóm các tế bào hồng cầu được xác định dựa vào các đặc tính kháng nguyên khác nhau.

- Hệ nhóm máu phổi biến là ABO goomg bốn nhóm máu A, B, AB, O.

Câu 8: Nêu cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn.

Trả lời:

- Hệ tuần hoàn gồm: 

+ Tim.

+ Hệ mạch: động mạch, mao mạch, tĩnh mạch.

- Chức năng: vận chuyển các chất dinh dưỡng, chất khí và các chất khác đến các tế bào và mô của cơ thể nhờ sự lưu thông của máu qua vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

Câu 9: Nêu chức năng của tim và hệ mạch trong hệ tuần hoàn.

Trả lời:

- Tim: hoạt động như chiếc máy bom, vừa hút vừa đẩy máu lưu thông trong hệ tuần hoàn.

- Hệ mạch: vận chuyển máu từ tìm đến các mao mạch để trao đổi nước, chất khí, các chất giữa máu và các tế bào, máu trao đổi tại mao mạch theo tĩnh mạch trở về tim.

  1. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1. Nêu nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng chống của một số bệnh về máu, tim mạch.

Trả lời:

Bệnh

Nguyên nhân

Triệu chứng

Phòng chống

Thiếu máu

- Chế độ ăn thiếu sắt

- Mất máu: bị thương, kinh  nguyệt

- Mệt mỏi

- Da xanh

- Tim đập nhanh

- Ăn thức ăn chứa nhiều sắt.

Huyết áp cao

- Luyện tập thể dục thể thao.

- Tức giận, sốt

- Chế độ ăn nhiều đường, muối, chất béo.

kéo dài sẽ gây bệnh

- Đau đầu, hoa mắt, ù tai

- Mất thăng bằng.

- Thở nông

- Đau ngực, khó thở…

- Chế độ luyện tập thể dục thể thao điều độ.

- Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, không ăn quá nhiều đường, muối, chất béo.

Xơ vữa động mạch

- Chế độ ăn uống chưa hợp lý

- Hút thuốc lá

- Ít vận động.

Cholesterol tăng cao kết hợp với Ca2+ ngấm vào thành mạch làm hẹp lòng mạch.

- Đau ngực

- Thắt ngực

- Khó thở

- Tê đột ngột

- Yếu ở tay chân…

- Chế độ ăn uống hợp lý

- Hạn chế hút thuốc lá

- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

 

Câu 2: Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể chúng ta nếu thiếu một trong các thành phần của máu

Trả lời:

- Nếu thiếu huyết tương: máu sẽ không được duy trì ở trạng thái lỏng, không thể lưu thông trong mạch

- Nếu thiếu hồng cầu: máu không thể vận chuyển O2 và CO2.

- Nếu thiếu bạch cầu: con người mất sức đề kháng, không chống lại những tác nhân lạ từ bên ngoài đi vào cơ thể

- Nếu thiếu tiểu cầu: con người không thể cầm máu nếu bị thương.

Câu 3: Hãy giải thích người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có cơ thể sống khỏe mạnh.

Trả lời:

- Con người sống trong môi trường chứa nhiều vi khuẩn có hại nhưng vẫn có thể sống khỏe mạnh vì cơ thể có khả năng tự miễn dịch sinh ra các kháng thể tương ứng chống lại các vi khuẩn có hại.

Câu 4: Tiêm vacine có vai trò gì trong phòng bệnh?

Trả lời:

- Giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

- Giảm thiểu các rủi ro vì bệnh tật như biến chứng, di chứng, tử vong so với nhóm không tiêm phòng.

- Tạo điều kiện để trẻ lớn lên và phát triển toàn diện.

Câu 5: Giả sử một người có nhóm máu A cần được truyền máu, người này có thể nhận những nhóm máu nào? Nếu truyền nhóm máu không phù hợp sẽ dẫn đến những hậu quả gì?

Trả lời:

- Giả sử một người có nhóm máu A cần được truyền máu, người này có thể nhận những nhóm máu A, O

Truyền nhầm nhóm máu sẽ gây ra những phản ứng liên quan đến hầu hết các tán huyết nội mạc, các hồng cầu của máu truyền vào cơ thể sẽ bị phá hủy bởi các kháng thể của người nhận ngay trong lòng mạch máu và đồng thời có thể xảy ra các phản ứng đồng loạt, gây ra sốc và khiến người bệnh tử vong nhanh chóng.

Câu 6: Người bị sốt xuất huyết có thể bị giảm tiểu cầu nghiêm trọng. Điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu tiểu cầu .

Trả lời:

- Nếu bị giảm tiểu cầu, sẽ có những đốm chảy máu trên da, các bộ phận khác trên cơ thể và thoát huyết tương. 

- Sốt xuất huyết nặng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi, gan hoặc tim. Huyết áp có thể giảm xuống mức nguy hiểm, gây sốc, trong một số trường hợp có thể gây tử vong.

Câu 7: Hãy trình bày cơ chế miễn dịch trong cơ thể người.

Trả lời:

- Khi có các vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể, tế bào lympho B nhận diện kháng nguyên tương ứng và được hoạt hóa thành nguyên bào lympho. Nguyên bào lympho phân bào và biệt hóa thành tương bào. Tương bào tạo ra kháng nguyên tiêu diệt các vi sinh vật hoặc làm bất hoạt độc tố của chúng. Một số tế bào lympho B không trở thành tương bào mà trở thành tế bào lympho B nhớ, sẵn sáng đáp ứng nhanh và mạnh khi có vi sinh vật cùng loại xâm nhập lần sau, giúp cơ thể có khả năng miễn dịch. 

 VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Người Trung Quốc thời xưa thường kiểm tra huyết thống bằng cách nhỏ máu. Phương pháp này dùng một thau nước, và dùng kim chích máu của cha, con, hoặc mẹ, con vào thau nước. Nếu như hai giọt máu hòa vào với nhau thì chứng tỏ cùng huyết thống. Còn nếu hai giọt máu không hòa vào nhau thì được cho là không cùng huyết thống. Phương pháp này dựa trên cơ sở khoa học nào? Cách làm này có chính xác 100% hay không?

Trả lời:

Về cơ sở khoa học, hai người có cùng nhóm máu thì máu sẽ hòa được vào nhau, không cùng nhóm máu thì sẽ không thể hòa vào nhau được. 

Tuy nhiên cha mẹ và con cái không nhất thiết phải cùng chung nhóm máu. Cách làm này không chính xác.

Câu 2: Nêu ý nghĩa thông tin về nhóm máu trong sổ khám sức khỏe.

Trả lời:

- Từ thông tin nhóm máu những người bệnh cần được truyền máu thì sẽ được truyền loại máu phù hợp và an toàn.

Câu 3: Theo em mụn trứng cá trên da có phải là phản ứng miễn dịch không? Vì sao?

Trả lời:

Nguyên nhân gây mụn trứng cá chính là do vi khuẩn, dầu và bụi bẩn làm tắc lỗ chân lông. Lượng dầu bị chặn lùi lại và hình thành nên mụn đầu trắng, nếu lỗ chân lông mở gặp không khí sẽ tạo nên mụn đầu đen, gây viêm và nhiễm trùng, sau đó hình thành nên mụn và nang. Do đó mụn trứng cá trên da là phản ứng miễn dịch

Câu 4: So sánh vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn ở người.

Trả lời:

- Giống: đều có 2 phần dẫn máu ra và dẫn máu về tim

- Khác: 

Lớn

Nhỏ

- Máu ra khỏi tim là máu đỏ tương, xuất phát từ tâm thất trái, theo động mạch chủ.

- Máu ra khỏi tim là máu đỏ thẫm, xuất phát tuwg tâm thất phải, theo động mạch phổi.

- Máu về tim là máu đỏ thẫm, theo tĩnh mạch chủ, đổ về tâm nhĩ phải.

- Máu trở về tim là máu đỏ tươi, theo tĩnh mạch phổi đổ về tâm nhĩ trái.

- Trao đổi chất diễn ra ở tế bào và cơ quan.

- Trao đổi khí diễn ra ở phế nang (phổi).

- Cung cấp oxi, chất dinh dưỡng cho TB và mô; đồng thời thải CO2, chất thải từ TB về tim để thải ra ngoài

- Nhận O2 từ không khí vào máu, đưa về tim, thải khí CO2 từ tế bào vào máu rooic ra phế nang, ra ngoài.

Câu 5: Nêu cấu tạo của mạch máu phù hợp với chức năng của mỗi loại.

Trả lời:

Các loại mạch máu

Sự khác biệt về cấu tạo

Giải thích

Động mạch

- Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch;

- Lòng mạch hẹp hơn tĩnh mạch

- Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn.

Tĩnh mạch

- Thành mạch có 3 lớp nhưng lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch.

- Lòng rộng hơn của động mạch

- Có van 1 chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực

- Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp tế bào cơ thể về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.

Mao mạch

- Nhỏ và phân nhiều nhánh

- Thành mỏng, chỉ gồm 1 lớp biểu bì.

- Lòng hẹp

- Thích hợp với chức năng tỏa rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với các tế bào.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)

Câu 1: Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được và chưa thực hiện được những biện pháp nào để trong phòng tránh các bệnh liên quan đến máu và hệ tuần hoàn

Trả lời:

Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được: việc hạn chế sử dụng chất kích thích, vận động thể lực phù hợp,...

Chưa thực hiện được những biện pháp: hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, muối,...

Câu 2: Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được và chưa thực hiện được những biện pháp nào để trong phòng tránh các bệnh liên quan đến máu và hệ tuần hoàn

Trả lời:

- Những người thân trong gia đình em đã thực hiện được: việc hạn chế sử dụng chất kích thích, vận động thể lực phù hợp,...

Chưa thực hiện được những biện pháp: hạn chế thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, muối,...

Câu 3: Hãy giải thích vì sao hai nửa tim người có cấu tạo không giống nhau ở các buồng tim là mất sự đối xứng?

Trả lời: 

Cấu tạo hai nửa tim người không đối xứng là do:

+ Vồng tuần hoàn nhỏ xuất phát từ tâm thất phải đến hai lá phổi rồi trở về tâm của tim. Đoạn đường này tương đối ngắn nên áp lực đẩy máu của tâm tất không cao, do đó thành tâm thất phải tương đối nông.

+ Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ tâm thất trái đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. Đoạn đường này rất dài cần một áp lực đẩy máu rất cao của tâm thất trái, do đó thành tâm thất trái rất dày để tăng sự co bóp đẩy máu đi đoạn đường dài.

+ Do cấu tạo của tim không cân xứng giữa 2 nửa của tim, nhất là giữa hai tâm thất nên khi tâm thất phải co làm tim vặn sang trái, hiện tượng này càng làm mất sự cân xứng giữa hai phần của tim.





Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay