Câu hỏi tự luận khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức Bài 34: Hệ hô hấp ở người
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 34: Hệ hô hấp ở người. Cách giải thích nghĩa của từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức
BÀI 34. HỆ HÔ HẤP Ở NGƯỜI (25 câu)
1. NHẬN BIẾT (6 câu)
Câu 1: Nêu cấu tạo của hệ hô hấp.
Trả lời:
- Hệ hô hấp ở người gồm
+ Đường dẫn khí: mũi, họng, thanh quản, khí quản, phế quản
+ Cơ quan trao đổi khí : hai lá phổi.
Câu 2: Nêu chức năng của hệ hô hấp.
Trả lời:
Chức năng của hệ hô hấp:
- Đường dẫn khí: dẫn khí ra và vào phổi, ngăn bụi bẩn, làm ẩm và làm ấm không khí vào phổi đồng thời bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại từ môi trường.
- Phổi: thực hiện các chức năng trao đổi khí giữa môi trường ngoài và máu trong mao mạch phổi.
Câu 3: Hãy nêu cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào.
Trả lời:
- Cơ chế trao đổi khí:
+ Thông khí ở phổi: Sự thông khí ở phổi được diễn ra nhờ cử động hô hấp ( hít vào, thở ra). Khi hít vào hay thở ra, hoạt động của cơ, xương thay đổi sẽ làm tăng hay giảm thể tích lồng ngực.
+ Trao đổi khí ở phổi và tế bào: ở phổi và các tế bào trong cơ thể, chất khí được trao đổi theo cơ chế khuếch tán.
Câu 4: Hãy nêu đặc điểm của các cơ quan trong hệ hô hấp phù hợp với chức năng của nó
Trả lời:
- Mũi: có lớp niêm mạc tiết chất nhầy, có nhiều lông mũi và lớp mao mạch dày đặc giúp ngăn bụi, làm ẩm , làm ấm không khí vào phổi.
- Thanh quản: có nắp thanh quản, có thể cử động để đậy kín đường hô hấp khi nuốt thức ăn.
- Khí quản: có nhiều lớp niêm mạc tiết chất nhầy với nhiều lông rung chuyển động liên tucj, dẫn khí từ ngoài vào.
- Phế quản và tiểu phế quản dẫn khí vào phổi
- Phế nang: được bao học bở hệ thống mạch máu dày đặc giúp quá trình trao đổi khí diễn ra dễ dàng.
Câu 5: Hô hấp có vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống?
Trả lời:
- Hô hấp cung cấp O2 cho tế bào để tham gia vào các phản ứng tạo ATP cung cấp cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
Câu 6: Không khí sẽ di chuyển qua các cơ quan nào khi hít vào và khi thở ra?
Trả lời:
- Quá trình hít vào đưa không khí giàu O2 đi qua đường dẫn khí vào phổi thực hiện trao đổi khí tại phế nang. O2 từ phế nang đi qua mao mạch phổi và CO2 từ mao mạch phổi đi ra phế năng
- Hệ tuần hoàn giúp vận chuyển O2 từ phế nang đến tế bào và CO2 từ tế bào ra phế nang
- Quá trình thở ra đưa không khí giàu CO2 từ phổi qua đường dẫn khí ra ngoài môi trường.
THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1. Những đặc điểm cấu tạo nào của các cơ quan trong đường dẫn khí có tác dụng làm ẩm, làm ấm không khí vào phổi ?
Trả lời:
- Làm ẩm không khí là do các lớp niêm mạc chất nhày lót bện trong đường dẫn khí
- Làm ấm không khí là do có mạng mao mạch dày , căm máu và ấm nóng dưới lớp niêm mạc, đặc biệt ở mũi và phế quản.
Câu 2: Các cơ quan trong hệ hô hấp đã tham gia bảo vệ phổi như thế nào?
Trả lời:
- Lông mũi giũ lại các hạt bụi lớn, chất nhày do niêm mạc tiết ra giũ các hạt bụi nhỏ, lớp lông rung chuyển liên tục quyết chúng ra khỏi khí quản.
- Nắp thanh quản (sụn thanh nhiệt) giúp đậy kín đường hô hấp cho thức ăn khỏi lọt vào khi nuốt.
- Các tế bào limpho ở các hạch amidan, VA có tác dụng tiết kháng viêm để vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh.
Câu 3: Đặc điểm nào của phổi làm tăng diện tích trao đổi khí?.
Trả lời:
- Bao ngoài 2 lá phổi là 2 lớp màng. Lớp trong dinh với phổi và lớp ngoài dính với lồng ngực. Chính giữa có lớp dịch rất mỏng làm áp suất trong phổi là âm hoặc 0, làm cho phổi nở rộng và xốp.
- Có tới 700-800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí lên 70-80 cm2.
Câu 4: Nêu nhận xét về chức năng của đường dẫn khí và hai lá phổi?
Trả lời:
- Chức năng của đường dẫn khí: dẫn khí ra vào phổi, làm ấm không khí, bảo vệ phổi.
- Hai lá phổi giúp trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.
Câu 5: Dung tích phổi hít vào, thở ra bình thường và gawngs sức có thể phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Trả lời:
- Sự luyện tập
- Tầm vóc
- Giới tính
- Tình trạng sức khỏe, bệnh tật
Câu 6: Lấy ví dụ về sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của một cơ quan trong hệ hô hấp.
Trả lời:
+Mũi
- Có nhiều lông mũi
- Có lớp niêm mạc tiết chất nhầy
- Có lớp mao mạch dày đặc
Chức năng: Dẫn khí vào ra, làm ấm, làm ẩm không khí đi vào, lọc bụi bẩn, ...
Câu 7: Hãy nêu nguyên nhân và triệu chứng một số bệnh về phổi, đường hô hấp như: viêm đường hô hấp, viêm phổi, lao phổi.
Trả lời:
Bệnh | Nguyên nhân | Triệu chứng |
Viêm đường hô hấp | - Không khí bị ô nhiễm, có chứa vi sinh vật hoặc các chất có hại. | - Viêm họng, viêm phế quản: khó chịu ở họng, hp có đờm, sốt, nhức đầu, mệt mỏi,… - Viêm phế quản: ho nhiều, sốt kéo dài, khò khè, khó thở, mệt mỏi, tức ngực,… |
Viêm phổi | - Virus, vi khuẩn, nấm, hóa chất trong không khí xâm nhập vào phổi làm viêm phế nang, tiết nhiều dịch làm ảnh hưởng đến chức năng trao đổi khí của phổi. | - Đau ngực, ho, mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi và ớn lạnh, buồn nôn, khó thở. |
Lao phổi | - Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis xâm nhập vào phổi phá hủy các mô, mạch máu phổi gây chảy máu và tiết chất nhày | - Đau ngực, ho khạc kéo dài, có thể ho khạc ra máu, sốt nhẹ về chiều, đổ mồ hôi, sút cân, kém ăn, mệt mỏi. |
VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Hãy giải thích cho câu nói: chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận:
Trả lời:
Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi ngừng lưu thông, nhưng tim vẫn đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch, trao đỏi khí ở khổi cũng không ngừng diễn ra, O2 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu, CO2 không ngừng khuếch tán ra. Bởi vì vậy, nồng độ O2 trong không khí phổi hạ thấp tới mực không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.
Câu 2: Vì sao chúng ta không nên đốt than củi trong phòng kín khi ngủ.
Trả lời:
- Vì đốt than, củi trong phòng kín sẽ làm tiêu hao O2, đồng thời sản sinh ra hai khí cực độc là CO2 và CO. Trong đó, khí CO khi hít phải gây ngộ độc rất nhanh, chỉ sau vài phút, bệnh nhân bị ngạt thở do thiếu O2, lịm dần rồi hôn mê, không còn khả năng kháng cự, dẫn đến tử vong.
Câu 3: Giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít hít vào, thở ra?
Trả lời:
- Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp rõ rệt do O2 đã khuếch tán từ khí phế nang vào máu mao mạch.
- Tỉ lệ CO2 trong không khó khi thở cao rõ rệt là do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra không khí phế nang.
- Hơi nước bão hòa trong khí thở ra được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhàu phủ kín toàn bộ đường dẫn khí.
- Tỉ lệ %N2 trong không khí khi hít vào và thở ra không chệnh lệch nhiều.
Câu 4: Giải thích tại sao kkhi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?
Trả lời:
- Dung tích sống là thể tích không khí lớn nhất mà một cơ thể có thể hít vào và thở ra.
- Dung tích sống phụ thuộc vào tổng dung tích phổi à dung tích lồng ngực phụ thuộc vào sự phát triển khung xương sườn trong độ tuổi phát triển, sau độ tuổi phát trieennr sec không phát triển nữa. Dung tích khí còn phụ thuộc vào khả năng có tối đa của các cơ thở ra, các cơ này cần luyện tập từ bé.
- Cần luyện tập thêt dục thể thao đúng cahs, thường xuyên từ khi còn nhỏ tuổi sẽ có dung tích sống lí tưởng.
Câu 5:Vì sao khi chúng ta vừa ăn vừa nói có thể bị sặc?
Trả lời:
+ Khi chúng ta hít thở, thực quản xẹp lại và nắp thanh môn mở để khí quản mở thông ra mũi, khi cười nói thì khí quản mở thông ra miệng, còn khi nuốt thì nắp thanh môn đóng lại và miệng thông vào thực quản. “Nếu vừa ăn vừa cười nói thì thanh môn mở trong lúc hầu họng có thức ăn nên dễ bị sặc”
4. VẬN DỤNG CAO (3 câu)
Câu 1: Hãy nêu các biện pháp để bảo vệ hệ hô hấp tránh khỏi các tác nhân có hại.
Trả lời:
Biện pháp | Tác dụng |
Trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công sở, trường học, bệnh viện, nơi ở. | Điều hòa thành phần của không khí theo hướng có lợi so ho hấp |
Nên đeo theo khâu trang khi dọn vệ sinh hoặc những nơi có bụi | Hạn chế ô nhiễm không khí từ bụi |
Đảm bảo nơi ở, nơi làm việc đủ nắng, gió, tránh ẩm thấp. | Hạn chế ô nhiễm không khí từ các vi sinh vật gây bệnh. |
Thường xuyên dọn vệ sinh | |
Không khạc nhổ bừa bãi | |
Hạn chế sử dụng các thiết bị có thải ra các chất khí đọc hại | Hạn chế ô nhiếm không khí từ các chất độc |
Không hút thuốc lá và vận động mọi người không nên hút thuốc |
Câu 2: Hãy đưa ra quan điểm của bản thân về việc nên hay không nên hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá.
Trả lời:
Không nên hút thuốc lá và kinh doanh thuốc lá:
– Ảnh hưởng sức khỏe: Họng, phổi, tim mạch… dẫn đến tử vong sớm.
=> Ung thư, đột quỵ, đột tử.
– Kinh tế gia đình: 20.000 VND/bao thuốc lá Vina thiệt hại đến vấn đề kinh tế.
– Đạo đức: nêu gương xấu, sa vào tệ nạn xã hội,…
– Môi trường không lành mạnh, thiếu văn hóa, ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và mọi người xung quanh.
– Chập cháy điện, cháy rừng ảnh hưởng lớn đến xã hội, môi trường xung quanh.
Câu 3: Hãy v
Trả lời:
Khi bị
=> Giáo án sinh học 8 kết nối bài 34: Hệ hô hấp ở người