Câu hỏi tự luận khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức Bài 35: Hệ bài tiết ở người
Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 35: Hệ bài tiết ở người. Cách giải thích nghĩa của từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức
BÀI 35. HỆ BÀI TIẾT Ở NGƯỜI (25 câu)
1. NHẬN BIẾT (7 câu)
Câu 1: Nêu chức năng của hệ bài tiết. Hệ bài tiết có sự tham gia của các cơ quan nào?
Trả lời:
- Hệ bài tiết có chức năng lọc và thải ra môi trường ngoài các chất cặn bã do tế bào tạo ra trong quá trình trao đổi chất và các chất có thể gây độc cho cơ thể.
- Quá trình bài tiết có các cơ quan thamm gia chủ yếu như phổi (thải khí carbon dioxide,…), da (thải mồ hôi) và thận ( lọc máu và nước tiểu).
Câu 2: Nêu cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu.
Trả lời:
Hệ bài tiết nước tiểu gồm:
+ Hai quả thận.
+ Ống dẫn nước tiểu.
+ Bóng đái.
+ Ống đái.
Câu 3: Nêu cấu tạo của thận.
Trả lời:
Mỗi quả thận có một triệu đơn vị chức năng. Mỗi đơn vị chức năng được cấu tạo từ ống thận và cầu thận. Cầu thận là một búi mao mạch dày đặc, bám sát vào mao mạch là màng lọc có các lỗ nhỏ đường kính từ 30 Å đến 40 Å. Bao ngoài cầu thận là một túi gọi là nang cầu thận.
Câu 4: Nêu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm cầu thận.
Trả lời:
- Bệnh viêm cầu thận nguyên nhân do liên cầu khuẩn gây nên.
- Triệu chứng:
+ Phù nề
+ Tăng huyết áp
+ Thiếu máu
+ Có lẫn máu trong nước tiểu.
Câu 5: Nêu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh suy thận là gì.
Trả lời:
- Bệnh suy thận nguyên nhân do:
+ Bệnh đái tháo đường
+ Tăng huyết áp
+ Mất máu
+ Các bệnh về thận khác
- Triệu chứng:
+ Buồn nôn
+ Mệt mỏi
+ Mất ngủ
+ Phù nề
+ Huyết áp cao
Câu 6: Nêu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sỏi thận.
Trả lời:
- Bệnh sỏi thân nguyên nhân do calcium oxalat, muối phosphate, muối urate,.. tích tụ trong thận với nồng độ cao, gặp điều kiện pH thích hợp sẽ tạo thành sỏi, gây bệnh sỏi thận.
- Triệu chứng:
+ Đau lưng
+ Đau hai bên hông
+ Tiểu són
+ Tiểu dắt
+ Có lẫn máu trong nước tiểu,…
Câu 7: Ghép thận và chạy thận nhân tạo là gì?
Trả lời:
- Ghép thận là ghép vào cơ thể người bệnh quả thận hoạt động bình thường để thay thế cho thận suy giảm hoặc không còn chức năng.
- Chạy thận nhân tạo là phương pháp sử dụng máy chạy thận để lọc máu giúp thải chất độc, chất thải ra khỏi cơ thể khi chức năng của thận không thể thực hiện được nhiệm vụ này.
THÔNG HIỂU (7 câu)
Câu 1. Vì sao để kéo dài sự sống cho những người bị bệnh suy thận, người ta thường phải chạy thận nhân tạo hoặc ghéo thận?
Trả lời:
Câu 2: Tại sao trỏng hệ bài tiết, cơ quan quan trọng nhất là thận?
Trả lời:
- Ánh
Câu 3: Dựa vào hình, em hãy mô tả lại quá trình lọc máu nhờ chạy thận nhân tạo.
Trả lời:
- Khi
Câu 4: Vì sao nhịn tiểu lại là thói quen gây hại cho hệ bài tiết
Trả lời:
Thói quen nhịn tiểu xảy ra trong nhiều năm sẽ làm bệnh nhân mất khả năng kiểm soát các cơ vòng ngoài bàng quang khiến nước tiểu rò rỉ tạo thành nguyên nhân khởi nguồn cho một chuỗi các bệnh lý tại thận và ngoài thận như nhiễm khuẩn niệu đạo, bàng quang, thận.
Câu 5: Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng do các cơ quan nào đảm nhiệm?
Trả lời:
- Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là nước tiểu, mồi hôi, CO2
- Hệ hài tiết nước tiểu thải loại nước tiểu
- Da thải mồ hôi
- Hệ hô hấp ( phổi) thải CO2
Câu 6: Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do đâu?
Trả lời:
- Máu luôn được tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được tạo ra liên tục; nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài khi lượng nước tiểu trong bóng đái lớn đủ áp lực gây cảm giác buồn tiểu.
VẬN DỤNG (5 câu)
Câu 1: Cho các thói quen ở người, em hãy nêu nguy cơ xảy ra và đề xuất các biện pháp bằng cách hoàn thành bẳng sau
Thói quen | Nguy cơ xảy ra | Đề xuất biện pháp |
Ăn quá mặn, quá chua, nhiều đường | ||
Không uống đủ nước | ||
Nhịn đi tiểu khi buồn tiểu | ||
Không giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu | ||
Ăn thức ăn ôi thiu. |
Trả lời:
Thói quen | Nguy cơ xảy ra | Đề xuất biện pháp |
Ăn quá mặn, quá chua, nhiều đường | Hệ bài tiết làm việc quá tải | Khẩu phần ăn hợp lí: Không quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi |
Không uống đủ nước | Giảm khả năng bài tiết nước tiểu | Uống đủ nước mỗi ngày. |
Nhịn đi tiểu khi buồn tiểu | Tăng nguy cơ lắng sỏi trong hệ bài tiết nước tiểu | Không nên nhịn tiểu lâu |
Không giữ vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu | Tăng nguy cơ viêm nhiễm hệ bài tiết nước tiểu. | Thường xuyên giữ vệ sinh cho cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu. |
Ăn thức ăn ôi thiu. | Gây độc hại cho hệ bài tiết nước tiểu. | Không ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm chất độc hại. |
Câu 2: Nêu các tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu
Trả lời:
- Hoạt động lọc máu tạo nước tiểu làm việc kém hiệu quả hay bị ngưng trệ, ách tắc:
+ Một số cầu thận hư hại về cấu trúc do các vi khuẩn gây viêm các bộ phận khác rồi gián tiếp gây viêm cầu thận
+ Các cầu thận còn lại làm việc quá tải, suy thoái dần, dẫn đến suy thận toàn bộ.
- Hoạt động hấp thụ lại và bài tiết của ống thận kém hiệu quả hoặc ách tắc do:
+ Các tế bào ống thận do làm việc quá sức, bị thiếu oxygen, bị đầu độc nhẹ nên làm việc kém hiệu quả hơn bình thường.
+ Các tế bào ống thận bị tổn thương do đói oxygen lâu dài. Từng mảng tế bào ống thận có thể sưng phồng làm tắc các ống thận hoặc thậm chí chết và rụng làm cho nước tiểu trong ống hòa thẳng vào máu
- Hoạt động bài tiết nước tiểu có thể bị ách tắc do sỏi hay viêm:
+ Các chất vô cơ hoặc hữu cơ trong nước tiểu có thể kết dính ở nồng độ quá cao, độ pH thích hợp tạo những viên sỏi làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu.
+ Bể thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái có thể bị viêm do vi khuẩn theo đường bài tiết đi lên gây ra.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Em hãy đưa ra các biện pháp để phòng tránh các bệnh về hệ bài tiết như: sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận.
Trả lời:
- Các biện pháp phòng bệnh
+ Sỏi thận: uống đủ nước, chế độ ăn uống hợp lý, không nên nhịn tiểu lâu.
+ Viêm cầu thận: tránh nhiếm khuẩn đường mũi, họng và ngoài da, điều trị các ổ viêm amidan, sâu răng
Câu 2: Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương có thể dẫn đến những hậu quả như thế nào đối với sức khỏe?
Trả lời:
- Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả → quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết và bài tiết tiếp các cặn bã độc hại bị giảm → môi trường trong thay đổi → trao đỏi chất bị rối loạn → ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe.
- Khi các tê bào ống thận bị tổn thương có thể làm tắc ống thận hay nước tiểu hòa thẳng vào máu → gây đầu độc cơ thể với những biểu hiện tương tự như suy thận.
=> Giáo án sinh học 8 kết nối bài 35: Hệ bài tiết ở người