Câu hỏi tự luận khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức Bài 36: Điều hòa môi trường trong cơ thể người

Bộ câu hỏi tự luận Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 36: Điều hòa môi trường trong cơ thể người. Cách giải thích nghĩa của từ. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức

BÀI 36. ĐIỀU HÒA MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ NGƯỜI (15 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Môi trường trong của cơ thể là gì?

Trả lời:

Môi trường trong cơ thể bao gồm máu, nước mô và bạch huyết. Môi trường trong cơ thể thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp và da.

Câu 2: Cân bằng môi trường trong của cơ thể là gì? 

Trả lời:

Cân bằng môi trường trong của cơ thể là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường.

Câu 3: Cân bằng môi trường trong có vai trò như thế nào đối với cơ thể?

Trả lời:

- Cân bằng môi trường trong cơ thể có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể:

+ Sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong cơ thể (máu, dịch mô, bạch huyết) đảm bảo cho các tế bào và cơ quan của cơ thể hoạt động bình thường, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

+ Khi các điều kiện lí hóa của môi trường trong biến động và không duy trì được ổn định (mất cân bằng nội môi) sẽ gây nên sự thay đổi hoặc rối loạn hoạt động của các tế bào và các cơ quan, gây nên các bệnh, thậm chí gây ra tử vong ở động vật.

Câu 4: Lượng uric acid trong máu cao hoặc thấp hơn mức bình thường kéo dài sẽ đẫn đến những bệnh gì?

Trả lời:

- Lượng uric acid trong máu cao hơn bình thường trong thời gian dài sẽ dấn đến các bệnh viêm khớp, gout, suy thận,…

- Lượng uric acid trong máu thấp hơn bình thường kéo dài, cơ thể có nguy cơ bị các bệnh rối loạn chức năng gan, thận.

Câu 5: Nồng độ glucose trong máu quá thấp hoặc quá cao so trong thời gian dài với tiêu chuẩn sẽ dẫn đến tình trạng gì?

Trả lời:

-  Nếu nồng độ glucose trong máu quá cao có thể gây một số nguy hiểm cho sức khỏe như:

+  Mắc bệnh tiểu đường;

+ Tăng khả năng bị xơ cứng mạch máu, xơ vữa động mạch, dẫn đến các bệnh lý về gan thận, tim mạch... như: suy thận, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, các biến chứng về võng mạc...

 - Nếu nồng độ glucose trong máu quá thấp có thể gây một số nguy hiểm cho sức khỏe như:

+ Hạ đường huyết.

+ Rối loạn hệ thần kinh tự động: chóng mặt, tay chân nặng nề, run tay, mệt đột ngột, đau đầu, vã mồ hôi, ớn lạnh,…

+ Rối loạn hệ thần kinh trung ương; hôn mê, co giật, rối loạn cảm giác, vận động,…

 

  1. THÔNG HIỂU (2 câu)

Câu 1. Có thể thấy môi trường trong ở những cơ quan, bộ phận nào của cơ thể ?

Trả lời:

 - Có thể thấy môi trường trong ở tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể. Môi trường trong luôn lưu chuyển và bao quanh mọi tế bào, giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiết.

Câu 2: Môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào ? Chúng có quan hệ với nhau như thế nào ?

Trả lời:

Môi trường trong gồm máu, nước mô và bạch huyết :

   - Một số thành phần của máu thẩm thấu qua thành mạch máu tạo ra nước mô.

   - Nước mô thẩm thấu qua thành mạch bạch huyết tạo ra bạch huyết

   - Bạch huyết lưu chuyển trong mạch bạch huyết rồi lại đổ về tĩnh mạch máu và hòa vào máu.

 VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Sau khi ăn mặn, chúng ta thường có cảm giác khát. Việc uống nhiều nước khi ăn quá mặn có ý nghĩa gì đối với cơ thể?

Trả lời:

Ăn mặn khiến các tế bào bị mất nước, cơ thể gửi tín hiệu lên não đòi hỏi phải bổ sung thêm lượng nước cần thiết để giảm nồng độ muối trong cơ thể.

Câu 2: Các tế bào cơ, não... của cơ thể người có thể trực tiếp trao đổi các chất với môi trường ngoài được không?

Trả lời:

- Các tế bào cơ, não... do nằm ở các phần sâu trong cơ thể người, không được liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài nên không thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài.

Câu 3: Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua các yếu tố nào?

Trả lời:

Sự trao đối chất của các tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua môi trường trong. Môi trường trong của cơ thể gồm máu, nước mô và bạch huyết. Mối trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.

4. VẬN DỤNG CAO (1 câu)

Câu 1: Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,...), máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không? Vì sao?

Trả lời:

- Khi cơ thể bị mất nước nhiều (khi tiêu chảy, khi lao động nặng ra mồ hôi nhiều,...), máu khó có thể lưu thông dễ dàng trong mạch vì khi máu bị mất nước (từ 90% - 80% - 70%...) thì máu sẽ đặc lại. Khi máu bị đặc lại thì sự vận chuyển của nó trong mạch sẽ khó khăn hơn.





=> Giáo án sinh học 8 kết nối bài 36: Điều hoà môi trường trong cơ thể

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Bài tập file word khoa học tự nhiên 8 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay