Câu hỏi tự luận Lịch sử 10 kết nối tri thức Ôn tập chủ đề 7 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Lịch sử 10 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chủ đề 7 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Lịch sử 10 kết nối tri thức.

ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 7. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM (PHẦN 2)

Câu 1: Trình bày khái niệm ngữ hệ.

Trả lời:

Ngữ hệ là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc với nhau. Quan hệ đó được xác định bởi những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vị cơ bản, âm vị và thanh điệu. Ngữ hệ còn được gọi là dòng ngôn ngữ.

Câu 2: Em hãy kể tên một số tín ngưỡng, tôn giáo đang được duy trì trong đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.  

Trả lời:

Một số tín ngưỡng, tôn giáo đang được duy trì trong đời sống tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam: thờ cúng tổ tiên, thờ Thành Hoàng làng, thờ Mẫu, thờ các vị thần tự nhiên (thần Mặt Trời, thần Đất, thần Rừng,...)

 

Câu 3: Em hãy kể tên một số anh hùng thuộc cộng đồng dân tộc ít người trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của Việt Nam.

Trả lời:

- Một số anh hùng thuộc cộng đồng dân tộc ít người trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của Việt Nam:  - Một số anh hùng thuộc cộng đồng dân tộc ít người trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của Việt Nam:

+ Anh hùng Bế Văn Đàn (dân tộc Tày),  + Anh hùng Bế Văn Đàn (dân tộc Tày),

+ Anh hùng Kim Đồng (dân tộc Nùng); + Anh hùng Kim Đồng (dân tộc Nùng);

+ Anh hùng La Văn Cầu (dân tộc Tày); + Anh hùng La Văn Cầu (dân tộc Tày);

+ Anh hùng Hoàng Văn Thụ (dân tộc Tày); + Anh hùng Hoàng Văn Thụ (dân tộc Tày);

+ Anh hùng Đinh Núp (dân tộc Ba Na); + Anh hùng Đinh Núp (dân tộc Ba Na);

+ Anh hùng Hồ Vai (dân tộc Pa-cô); + Anh hùng Hồ Vai (dân tộc Pa-cô);

+ Anh hùng Pi Năng Tắc (dân tộc Ra-grai),… + Anh hùng Pi Năng Tắc (dân tộc Ra-grai),…

Câu 4: Em hãy xác định địa bàn phân bố chủ yếu cả các dân tộc theo ngữ hệ trên lược đồ Việt Nam.

Trả lời:

- Cư dân ngữ hệ Nam Á - Cư dân ngữ hệ Nam Á

+ Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường sinh sống chủ yếu dọc theo các đồng bằng ven biển trải dài từ đồng bằng Sông Hồng vào đến đồng bằng Sông Cửu Long. + Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường sinh sống chủ yếu dọc theo các đồng bằng ven biển trải dài từ đồng bằng Sông Hồng vào đến đồng bằng Sông Cửu Long.

+ Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ-me phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ + Nhóm ngôn ngữ Môn – Khơ-me phân bố chủ yếu ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

- Ngữ hệ HMông – Dao sinh sống chủ yếu ở vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam, một bộ phận nhỏ ở khu vực Đông Bắc. - Ngữ hệ HMông – Dao sinh sống chủ yếu ở vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam, một bộ phận nhỏ ở khu vực Đông Bắc.

- Ngữ hệ Thái – Kadai: - Ngữ hệ Thái – Kadai:

+ Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái sinh sông tập trung ở vùng rừng núi Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ. + Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái sinh sông tập trung ở vùng rừng núi Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ.

+ Nhóm ngôn ngữ Kađai có một bộ phận nhỏ ở phía Bắc đồng bằng Sông Hồng + Nhóm ngôn ngữ Kađai có một bộ phận nhỏ ở phía Bắc đồng bằng Sông Hồng

- Ngữ hệ Nam Đảo sinh sống chủ yếu ở Bắc Tây Nguyên. - Ngữ hệ Nam Đảo sinh sống chủ yếu ở Bắc Tây Nguyên.

- Ngữ hệ Hán – Tạng: - Ngữ hệ Hán – Tạng:

+ Nhóm ngôn ngữ Hán có một bộ phận nhỏ sinh sống ở Đông Nam Bộ và các tỉnh giáp Trung Quốc. + Nhóm ngôn ngữ Hán có một bộ phận nhỏ sinh sống ở Đông Nam Bộ và các tỉnh giáp Trung Quốc.

+ Nhón ngôn ngữ Tạng sinh sống ở cực Bắc và cực Tây Việt Nam. + Nhón ngôn ngữ Tạng sinh sống ở cực Bắc và cực Tây Việt Nam.

Câu 5: Hãy kể tên một số phong tục, tập quán, lễ hội của người Kinh và các dân tộc thiểu số Việt Nam. 

Trả lời:

- Đối với người Kinh: nhiều phong tục, tập quán thường xuyên được diễn ra như: thôi nôi, cưới, ma chay, xuống đồng, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu.... và các lễ hội như: hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội Chùa Thầy.... - Đối với người Kinh: nhiều phong tục, tập quán thường xuyên được diễn ra như: thôi nôi, cưới, ma chay, xuống đồng, tết Nguyên đán, Nguyên tiêu, Trung thu.... và các lễ hội như: hội rước Thành hoàng làng, hội Lim, hội Chùa Thầy....

- Đối với dân tộc thiểu số: Các lễ hội của người dân tộc thiểu số tổ chức với quy mô làng, bản, phổ biến như lễ thôi nôi, cưới xin, ma chay, lễ tế thần, lễ cơm mới, hội lồng tồng, lễ cấp sắc… - Đối với dân tộc thiểu số: Các lễ hội của người dân tộc thiểu số tổ chức với quy mô làng, bản, phổ biến như lễ thôi nôi, cưới xin, ma chay, lễ tế thần, lễ cơm mới, hội lồng tồng, lễ cấp sắc…

Câu 6: Em hãy nêu vai trò, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết dân tộc trong cuộc sống hiện nay. Nêu ví dụ cụ thể.

Trả lời:

Hiện nay, khối đại đoàn kết dân tộc có vai trò lớn: là cơ sở huy động sức mạnh của toàn dân tộc trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, giữ gìn hòa bình, ổn định xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, toàn bộ lãnh thổ quốc gia.

Ví dụ: Các hội đồng hương, các hội phụ nữ, các hoạt động ủng hộ đồng bào khó khăn....

Câu 7: Em hãy nêu nhận xét về số lượng các dân tộc theo ngữ hệ.

Trả lời:

- Các dân tộc ở Việt Nam thuộc 5 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, H’Mông – Dao, Hán – Tạng, Thái – Kadai. - Các dân tộc ở Việt Nam thuộc 5 ngữ hệ: Nam Á, Nam Đảo, H’Mông – Dao, Hán – Tạng, Thái – Kadai.

- Mỗi ngữ hệ lại có các nhóm ngôn ngữ khác nhau, trong đó dân cư thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường chiếm số lượng đông đảo.  - Mỗi ngữ hệ lại có các nhóm ngôn ngữ khác nhau, trong đó dân cư thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường chiếm số lượng đông đảo.

- Các nhóm ngôn ngữ thuộc các ngữ hệ khác chiếm số lượng ít, điều này chứng tỏ đại bộ phận dân tộc Việt thuộc ngữ hệ Nam Á trong đó nhóm ngôn ngữ Việt – Mường chiếm đại đa số. - Các nhóm ngôn ngữ thuộc các ngữ hệ khác chiếm số lượng ít, điều này chứng tỏ đại bộ phận dân tộc Việt thuộc ngữ hệ Nam Á trong đó nhóm ngôn ngữ Việt – Mường chiếm đại đa số.

Câu 8: Em hãy trình bày về vấn đề ăn uống của người Thái ở nước ta.

Trả lời:

Ăn: Trước đây, nguồn thực phẩm chủ yếu trong bữa ăn hàng ngày và các dịp lễ, tết của người Thái thường là thịt rừng, cá sông và các loại rau, nấm, măng... được săn bắn, hái lượm ngoài tự nhiên. Dọc các sông lớn như sông Đà, sông Mã... người Thái thường bắt cá làm thực phẩm.

Ngày nay, khi tài nguyên rừng bị khai thác nhiều, các sông suối cũng bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường hay đập thủy điện, người Thái sử dụng nguồn cung thực phẩm nhờ trồng trọt, chăn nuôi là chủ yếu.

 

Câu 9: Hiện nay, trong danh sách Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh có nhiều di sản thuộc về cộng đồng các dân tộc thiểu số. Điều đó gợi cho suy nghĩ gì? Hãy viết một đoạn văn khoảng 15 dòng giới thiệu về một di sản của cư dân dân tộc thiểu số mà em thích nhất.

Trả lời:

●     Hiện nay, trong danh sách Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh có nhiều di sản thuộc về cộng đồng các dân tộc thiểu số. Điều đó gợi cho suy nghĩ: Đảng và Nhà nước đã luôn chú trọng, quan tâm xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đặc biệt là văn hóa, di sản thuộc về cộng đồng các dân tộc thiểu số.

●     Viết một đoạn văn khoảng 15 dòng giới thiệu về một di sản của cư dân dân tộc thiểu số mà em thích nhất: Nghệ thuật xòe Thái là hình thức kết nối ước vọng của con người với thế giới thần linh, xòe lâu nay đã là hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa, đời sống tinh thần của cộng đồng người Thái. Xòe phản ánh vũ trụ quan và nhân sinh quan của người Thái gồm thế giới ở trên trời, ở mặt đất và của thần linh, thể hiện ước vọng của con người, cầu mong sự trợ giúp, phù hộ của thần linh có một cuộc sống no đủ, bình an. Nhiều điệu nhảy trong múa Xòe mô phỏng những bước đi của cha ông, khai phá đất đai, phát rẫy, trồng lúa, lấy nước, tung khăn, mời rượu…, tất cả đều diễn tả sinh động thực tế cuộc sống, thể hiện những ước mơ, khát vọng của người Thái Tây Bắc. Các thành viên cộng đồng chia sẻ trách nhiệm và đóng vai trò khác nhau trong tổ chức một cuộc Xòe. Trong các nghi lễ có múa Xòe như Kin Pang Then, Xên Lẩu Nó, Hết Chá, thầy cúng thực hiện các nghi lễ, hát, đệm tính tẩu và hướng dẫn cho các con nuôi làm đồ lễ, mâm cúng, múa tạ ơn và mừng thần linh. Thầy cúng truyền dạy cho thành viên trong gia đình, bản hội và chọn người kế nghiệp. Nghệ thuật Xòe Thái là sinh hoạt văn hóa đặc sắc, biểu trưng cho đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái ở nước ta. Xác định giá trị văn hóa và tính nhân văn sâu sắc của Nghệ thuật Xòe Thái, năm 2016, Bộ VHTTDL đã ban hành Văn bản số 2715/BVHTTDL-DSVH giao tỉnh Yên Bái chủ trì, phối hợp với các chức năng và các tỉnh như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên xây dựng Hồ sơ quốc gia Nghệ thuật Xòe Thái trình UNESCO ghi danh tại Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Câu 10: Kể tên các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có dân số dưới 5 nghìn người.

Trả lời:

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có dân số dưới 5 nghìn người:

- Có 11 dân tộc có dân số dưới 5 nghìn người: Lô Lô, Mảng, Cờ Lao, Bố Y, Cống, Ngái, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu ( trong đó dân tộc Ơ Đu là dân tộc có dân số ít nhất 428 người). - Có 11 dân tộc có dân số dưới 5 nghìn người: Lô Lô, Mảng, Cờ Lao, Bố Y, Cống, Ngái, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu ( trong đó dân tộc Ơ Đu là dân tộc có dân số ít nhất 428 người).

 

Câu 11: Em hãy giới thiệu một số nét chính về phương tiện đi lại và vận chuyển của người Kinh và đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.  

Trả lời:

- Dựa vào môi trường sống, trước đây, người Kinh đi bộ, vận chuyển bằng vai, xe trâu, bò, ngựa, thuyền bè... - Dựa vào môi trường sống, trước đây, người Kinh đi bộ, vận chuyển bằng vai, xe trâu, bò, ngựa, thuyền bè...

- Còn đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu đi bộ, vận chuyển bằng gùi, sức vật và các loại xe, thuyền để vận chuyển hàng hóa. - Còn đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu đi bộ, vận chuyển bằng gùi, sức vật và các loại xe, thuyền để vận chuyển hàng hóa.

- Ngày nay, xã hội phát triển, việc đi lại trao đổi giữa các vùng miền trở nên dễ dàng hơn, người Kinh hay đồng bào dân tộc thiểu số đều đi lại, vận chuyển bằng xe đạp, xe máy, ô tô, tàu.... - Ngày nay, xã hội phát triển, việc đi lại trao đổi giữa các vùng miền trở nên dễ dàng hơn, người Kinh hay đồng bào dân tộc thiểu số đều đi lại, vận chuyển bằng xe đạp, xe máy, ô tô, tàu....

Câu 12: Nếu trường em hoặc tổ dân phố/làng bản nơi em đang sinh sống phát động cuộc thi vẽ tranh hoặc sưu tầm hình ảnh và bài viết tham gia Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, em sẽ lựa chọn hình ảnh nào? Tại sao?

Trả lời:

Nếu trường em hoặc tổ dân phố/làng bản nơi em đang sinh sống phát động cuộc thi vẽ tranh hoặc sưu tầm hình ảnh và bài viết tham gia Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, em sẽ lựa chọn hình ảnh dưới đây vì: trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, sự chung tay, san sẻ, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách càng trở nên đáng quý hơn bao giờ hết. Sự chung tay, đồng lòng của mỗi tổ chức, cá nhân đã cho thấy tầm quan trọng của “thế trận lòng dân," củng cố thêm sức mạnh, nguồn lực chống dịch của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, vẽ nên bức tranh đẹp về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.

 

Câu 13: Em hãy nêu các dân tộc theo ngữ hệ Nam Đảo và Hán- Tạng.

Trả lời:

- Ngữ hệ Nam Đảo sinh sống chủ yếu ở Bắc Tây Nguyên. - Ngữ hệ Nam Đảo sinh sống chủ yếu ở Bắc Tây Nguyên.

- Ngữ hệ Hán – Tạng: - Ngữ hệ Hán – Tạng:

+ Nhóm ngôn ngữ Hán có một bộ phận nhỏ sinh sống ở Đông Nam Bộ và các tỉnh giáp Trung Quốc. + Nhóm ngôn ngữ Hán có một bộ phận nhỏ sinh sống ở Đông Nam Bộ và các tỉnh giáp Trung Quốc.

+ Nhón ngôn ngữ Tạng sinh sống ở cực Bắc và cực Tây Việt Nam. + Nhón ngôn ngữ Tạng sinh sống ở cực Bắc và cực Tây Việt Nam.

Câu 14: Hãy trình bày những điểm riêng về tín ngưỡng, tôn giáo của người Kinh và các dân tộc thiểu số.

Trả lời:

 - Về tín ngưỡng:

+ Người Kinh: Người Kinh là thờ cúng tổ tiên, thờ người có công với cộng đồng, thờ thành hoàng, thờ Mẫu, thờ tổ sư, tổ nghề,... + Người Kinh: Người Kinh là thờ cúng tổ tiên, thờ người có công với cộng đồng, thờ thành hoàng, thờ Mẫu, thờ tổ sư, tổ nghề,...

+ Các dân tộc thiểu số: Thờ nhiều vị thần tự nhiên, theo thuyết “vạn vật hữu linh”, nhiều dân tộc thờ các vị thần nông nghiệp. + Các dân tộc thiểu số: Thờ nhiều vị thần tự nhiên, theo thuyết “vạn vật hữu linh”, nhiều dân tộc thờ các vị thần nông nghiệp.

 - Về tôn giáo:

+ Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận theo Hindu giáo, có bộ 1 phận người Chăm cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh theo Hồi giáo. + Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở Ninh Thuận và Bình Thuận theo Hindu giáo, có bộ 1 phận người Chăm cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh theo Hồi giáo.

Câu 15: Nêu nhận xét về sự hình thành và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Trả lời:

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc được hình thành và phát triển từ truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Từ khi  ra đời, Ðảng  ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi trọng việc xây dựng, củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, các tầng lớp nhân dân không phân biệt thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tập hợp đoàn kết trong Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc giành thắng lợi lịch sử trong Cách mạng Tháng Tám  năm 1945 và các cuộc kháng chiến cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang tiếp tục phát huy cao độ, trở thành động lực của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Ðại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là bài học lớn của cách mạng Việt Nam.

 

Câu 16: Lập sơ đồ các ngữ hệ và nhóm ngôn ngữ ở Việt Nam. Kể tên một số dân tộc thuộc từng nhóm ngôn ngữ đó.

Trả lời:

Câu 17: Văn hoá ẩm thực của người Kinh và các dân tộc thiểu số có những điểm gì giống và khác nhau?

Trả lời:

* Giống nhau:

- Đều dùng các lương thực, thực phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi. - Đều dùng các lương thực, thực phẩm từ trồng trọt và chăn nuôi.

– Lương thực chính từ nông nghiệp.

* Khác nhau:

- Người Kinh: - Người Kinh:

+ Cơm tẻ, nước chè là đồ ăn, thức uống cơ bản truyền thống hàng ngày. + Cơm tẻ, nước chè là đồ ăn, thức uống cơ bản truyền thống hàng ngày.

+ Trong bữa ăn hàng ngày thường có các món canh, rau,... + Trong bữa ăn hàng ngày thường có các món canh, rau,...

+ Đặc biệt, họ ưa dùng nước mắm, các loại mầm (tôm, cá, tép, cáy...) và các loại cà muối, dưa muối. + Đặc biệt, họ ưa dùng nước mắm, các loại mầm (tôm, cá, tép, cáy...) và các loại cà muối, dưa muối.

- Các dân tộc thiểu số: - Các dân tộc thiểu số:

+ Các dân tộc ở Tây Bắc thường ăn xôi, ngô. + Các dân tộc ở Tây Bắc thường ăn xôi, ngô.

+ Một số dân tộc ở Tây Nguyên chủ yếu ăn cơm tẻ và không thể thiếu muối ớt trong bữa ăn. + Một số dân tộc ở Tây Nguyên chủ yếu ăn cơm tẻ và không thể thiếu muối ớt trong bữa ăn.

+ Người Thái ăn cơm tẻ, trên mâm cơm của họ phổ biến món ớt gia trộn muối, tỏi, có rau thơm, mùi, lá hành, ... gọi chung là chéo. + Người Thái ăn cơm tẻ, trên mâm cơm của họ phổ biến món ớt gia trộn muối, tỏi, có rau thơm, mùi, lá hành, ... gọi chung là chéo.

+ Người Tày có thói quen ăn nếp là chính và làm bánh chưng, bánh giày hoặc xôi nhiều màu sắc vào những dịp quan trọng. + Người Tày có thói quen ăn nếp là chính và làm bánh chưng, bánh giày hoặc xôi nhiều màu sắc vào những dịp quan trọng.

Câu 18: Khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy như thế nào trong thời kì phong kiến độc lập, tự chủ đến năm 1976 ở Việt Nam?

Trả lời:

- Trong thời phong kiến độc lập, tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội. - Trong thời phong kiến độc lập, tự chủ, khối đại đoàn kết dân tộc là nhân tố ổn định xã hội.

- Các vương triều Lý, Trần, Lê sơ đã từng bước đưa quốc gia Đại Việt phát triển phồn thịnh trong XV trên cơ sở tư tưởng lấy dân làm gốc, với các chính sách nhằm phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân: ưu đãi về thuế khoá, thúc đẩy khai hoang, chăm lo đê điều, giảm bớt thuế khoá, lao dịch,... - Các vương triều Lý, Trần, Lê sơ đã từng bước đưa quốc gia Đại Việt phát triển phồn thịnh trong XV trên cơ sở tư tưởng lấy dân làm gốc, với các chính sách nhằm phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân: ưu đãi về thuế khoá, thúc đẩy khai hoang, chăm lo đê điều, giảm bớt thuế khoá, lao dịch,...

- Sau Cách mạng tháng Tám (1945), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trước tình thế khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc". Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam trên mọi miền đất nước đã nhiệt tình ủng hộ “Tuần lễ vàng” và “Quỹ Độc lập” góp phần thiết thực dưa công cuộc kháng chiến, kiến quốc đến thành công. - Sau Cách mạng tháng Tám (1945), nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đứng trước tình thế khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc". Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam trên mọi miền đất nước đã nhiệt tình ủng hộ “Tuần lễ vàng” và “Quỹ Độc lập” góp phần thiết thực dưa công cuộc kháng chiến, kiến quốc đến thành công.

- Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1975), cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung đã được tiến hành (ngày 25 - 4 - 1976) thống nhất đất nước vẻ mặt nhà nước là điều kiện cơ bản để phát huy sức mạnh khối đoàn kết toàn dân, tạo cơ sở để cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. - Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1975), cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung đã được tiến hành (ngày 25 - 4 - 1976) thống nhất đất nước vẻ mặt nhà nước là điều kiện cơ bản để phát huy sức mạnh khối đoàn kết toàn dân, tạo cơ sở để cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.

Câu 19: Em hãy nêu các dân tộc theo ngữ hệ Thái- Kadai

Trả lời:

- Ngữ hệ Thái – Kadai: - Ngữ hệ Thái – Kadai:

+ Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái sinh sông tập trung ở vùng rừng núi Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ. + Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái sinh sông tập trung ở vùng rừng núi Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ.

+ Nhóm ngôn ngữ Kađai có một bộ phận nhỏ ở phía Bắc đồng bằng Sông Hồng + Nhóm ngôn ngữ Kađai có một bộ phận nhỏ ở phía Bắc đồng bằng Sông Hồng

Câu 20: Theo em, văn hóa ăn, mặc, ở của cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam có sự thay đổi như thế nào trong những năm gần đây? Nêu một số ví dụ ở địa phương em.

Trả lời:

- Sự thay đổi về văn hóa ăn, mặc, ở: Văn hóa ăn, ở, mặc của các dân tộc Việt Nam ngày càng trở nên phong phú, hiện đại, ngày càng đáp ứng được nhu cầu về tinh thần và thẩm mỹ của con người hơn. - Sự thay đổi về văn hóa ăn, mặc, ở: Văn hóa ăn, ở, mặc của các dân tộc Việt Nam ngày càng trở nên phong phú, hiện đại, ngày càng đáp ứng được nhu cầu về tinh thần và thẩm mỹ của con người hơn.

- Trang phục của các dân tộc ngày càng hiện đại, giúp bảo vệ con người khỏi những biến đổi về thời tiết… - Trang phục của các dân tộc ngày càng hiện đại, giúp bảo vệ con người khỏi những biến đổi về thời tiết…

Ví dụ: Trang phục của học sinh đồng bào H-mông nặng, dày, bất tiện cho các hoạt động thể chất, vì vậy mà được thay thế bằng đồng phục sơ mi quần âu cho tiện lợi.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay