Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 chân trời sáng tạo.

CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

Bài 7: LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

Câu 1: Em hãy nêu điều kiện tự nhiên của khu vực Lưỡng Hà?

Trả lời:

Điều kiện tự nhiên:

- Lưỡng Hà nằm trên lưu vực hai dòng sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ.

- Người Lưỡng Hà cổ đại gọi là Mê-dô-ta-mi, nghĩa là “vùng đất giữa hai con sông” (Lưỡng Hà).

- Đây là vùng đất bình nguyên rộng lớn, bằng phẳng, nhận phù sa hằng năm khi nước lũ dâng lên từ sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ.

 

Câu 2: Điền vào chỗ trống sau trình bày về điều kiện tự nhiên của khu vực Lưỡng Hà?

- Lưỡng Hà nằm trên lưu vực hai dòng sông…và…

- Người Lưỡng Hà cổ đại gọi là…, nghĩa là “vùng đất giữa hai con sông” (Lưỡng Hà).

- Đây là vùng đất bình nguyên rộng lớn, bằng phẳng, nhận phù sa hằng năm khi nước lũ dâng lên từ sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ.

Trả lời:

Điều kiện tự nhiên:

- Lưỡng Hà nằm trên lưu vực hai dòng sông Ơ-phơ-rátTi-gơ-rơ.

- Người Lưỡng Hà cổ đại gọi là Mê-dô-ta-mi, nghĩa là “vùng đất giữa hai con sông” (Lưỡng Hà).

- Đây là vùng đất bình nguyên rộng lớn, bằng phẳng, nhận phù sa hằng năm khi nước lũ dâng lên từ sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ.

Câu 3: Lưỡng Hà có những ngành sản xuất chính nào?

Trả lời:

Những ngành sản xuất chính:

- Về nông nghiệp: Người Lưỡng Hà cổ đại biết làm nông nghiệp từ rất sớm. Họ chủ yếu trồng chà là, ngũ cốc, rau củ và thuần dưỡng động vật.

- Về thương nghiệp: Do không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, đi lại dễ dàng nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà với những vùng xung quanh rất phát triển. Nhiều người Lưỡng Hà trở thành thương nhân. Họ rong ruổi khắp Tây Á với những đàn lạc đà chất đầy hàng hóa trên lưng.

 

Câu 4: Nguyên nhân thương nghiệp của Lưỡng Hà rất phát triển?

Trả lời:

Nguyên nhân thương nghiệp của Lưỡng Hà rất phát triển: Do không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, đi lại dễ dàng nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà với những vùng xung quanh rất phát triển.

 

Câu 5: Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?

Trả lời:

Điểm giống nhau giữa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại:

- Các dòng sông Nin và sông Ơ-phơ-rát, Ti-gơ-rơ đều cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cư dân cổ đại nơi đây.

- Hằng năm, sau mỗi mùa nước lũ, các dòng sông này bồi đắp tạo nên những cánh đồng màu mỡ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Các dòng sông ở Ai Cập và Lưỡng Hà còn trở thành con đường giao thông chính, kết nối giữa các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải.

- Nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi nên các quốc gia cổ đại Ai Cập và Lưỡng Hà được thành lập rất sớm. Và được thành lập ở lưu vực các dòng sông đó.

 

Câu 6: So sánh điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?

Trả lời:

- Giống nhau:

+ Các dòng sông Nin và sông Ơ-phơ-rát, Ti-gơ-rơ đều cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cư dân cổ đại nơi đây.

+ Hằng năm, sau mỗi mùa nước lũ, các dòng sông này bồi đắp tạo nên những cánh đồng màu mỡ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

+ Các dòng sông ở Ai Cập và Lưỡng Hà còn trở thành con đường giao thông chính, kết nối giữa các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải.

+ Nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi nên các quốc gia cổ đại Ai Cập và Lưỡng Hà được thành lập rất sớm. Và được thành lập ở lưu vực các dòng sông đó.

- Khác nhau:

+ Ai Cập là một thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin, giáp Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Lưỡng Hà là vùng đất nằm giữa hai con sông C-phơ-rát, Ti-gơ-rơ, giáp sa mạc A-ra-bi-an và vịnh Ba Tư (vịnh Péc-xích).

+ Tuyến đường giao thông chủ yếu ở Ai Cập là tuyến đường đi giữa các vùng của Ai Cập như từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập và ngược lại. Còn ở Lưỡng Hà không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, đi lại dễ dàng nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà với các vùng xung quanh. Thương nhân Lưỡng Hà có điều kiện rong ruổi khắp Tây Á nên kinh tế thương nghiệp phát triển,

Câu 7: Em hãy cho biết quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại?

Trả lời:

Quá trình thành lập nhà nước Lưỡng Hà cổ đại:

- Vào khoảng cuối thiên niên kỉ IV TCN, nhiều quốc gia cổ ở Lưỡng Hà đã ra đời tại lưu vực sông O-pho-rát, Ti-go-ro.

+ Người Xu-me là nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà. Khoảng năm 3500 năm TCN, họ xây dựng những quốc gia thành thị. Đó là nhà nước đầu tiên của người Lưỡng Hà.

+ Mỗi quốc gia thành thị bao gồm một thành phố và những vùng đất xung quanh lệ thuộc vào nó.

+ Vùng hạ lưu sông Ơ-phơ-rát, Ti-gơ-rơ là nơi tập trung những quốc gia thành thị của người Xu-me với những thành phố nổi tiếng như Ua, U-rúc, Um-ma.

- Về sau, các quốc gia này thống nhất thành một vương quốc lớn mạnh, tiêu biểu nhất là Vương quốc Ba-bi-lon.

- Năm 539, người Ba Tư xâm lược Lưỡng Hà. Lịch sử các vương quốc cổ đại Lưỡng Hà kết thúc.

Câu 8: Vùng nào là nơi tập trung những quốc gia thành thị của người Xu-me? Kể tên những thành phố nổi tiếng tại vùng đó?

Trả lời:

Vùng hạ lưu sông Ơ-phơ-rát, Ti-gơ-rơ là nơi tập trung những quốc gia thành thị của người Xu-me với những thành phố nổi tiếng như Ua, U-rúc, Um-ma.

 

Câu 9: Nhà nước Lưỡng Hà cổ đại là nhà nước theo chế độ nào? Đứng đầu nhà nước là ai?

Trả lời:

- Nhà nước cổ đại Lưỡng Hà là một nhà nước theo chế độ quân chủ chuyên chế.

- Đứng đầu nhà nước cổ đại Lưỡng Hà là một En-si, có quyền lực tối cao, là người ban hành luật pháp, chỉ huy quân đội.

 

Câu 10: Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Lưỡng Hà cổ đại?

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Thiên văn học

Dựa trên quan sát sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, cư dân Lưỡng Hà đã chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày.

Chữ viết và văn học

- Chữ viết:

+ Từ thiên niên kỉ IV TCN, Lưỡng Hà đã có chữ viết mà hình dạng giống như những chiếc đinh hay góc nhọn nên được gọi là chữ hình nêm hay hình góc.

+ Cư dân Lưỡng Hà viết chữ trên đất sét.

- Văn học: Thành tựu văn học nổi bật của người Lưỡng Hà là bộ sử thi Gin-ga-mét, nói về người anh hùng huyền thoại của Lưỡng Hà, được xây dựng dựa trên hình tượng một vị vua có thật của người Xu-me.

Luật pháp

Năm 1750 TCN, bộ luật thành văn Ha-mu-ra-bi ra đời, bộ luật quy định những nguyên tắc trong đời sống như quan hệ cộng đồng, gia đình, buôn bán, xây dựng,...

Toán học

- Người Lưỡng Hà cổ đại rất giỏi về số học nên có nhiều phương pháp đếm khác nhau, trong đó nổi bật là hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.

- Ngày nay, chúng ta vẫn sử dụng hệ đếm này để chia một giờ thành 60 phút, một phút thành 60 giây và chia vòng tròn thành 360 độ.

Kiến trúc và điêu khắc

Người Lưỡng Hà sử dụng gạch làm vật liệu xây dựng.

- Thời gian, chiến tranh đã phá hủy phần lớn các công trình kiến trúc và nghệ thuật của Lưỡng Hà, nhưng những di tích còn lại đến ngày nay, chúng ta có thể biết được phần nào tài năng và khiếu thẩm mĩ độc đáo của người Lưỡng Hà trong lĩnh vực kiến trúc.

- Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lưỡng Hà cổ đại là vườn treo Ba-bi-lon, xây dựng vào thế kỉ VI TCN. Nhà sử học Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt đã mô tả vườn treo nhìn từ xa trông giống như một quả đồi xanh tươi đầy hoa, hương thơm ngào ngạt tỏa khắp thành Ba-bi-lon.

Câu 11: Em biết gì về công trình kiến trúc nổi tiếng của Lưỡng Hà cổ đại?

Trả lời:

Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lưỡng Hà cổ đại là vườn treo Ba-bi-lon, xây dựng vào thế kỉ VI TCN. Nhà sử học Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt đã mô tả vườn treo nhìn từ xa trông giống như một quả đồi xanh tươi đầy hoa, hương thơm ngào ngạt tỏa khắp thành Ba-bi-lon.

Câu 12: Người Lưỡng Hà cổ đại rất giỏi về số học như thế nào?

Trả lời:

- Người Lưỡng Hà cổ đại rất giỏi về số học nên có nhiều phương pháp đếm khác nhau, trong đó nổi bật là hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.

- Ngày nay, chúng ta vẫn sử dụng hệ đếm này để chia một giờ thành 60 phút, một phút thành 60 giây và chia vòng tròn thành 360 độ.

Câu 13: Tên của luật Ha-mu-ra-bi bắt nguồn từ đâu?

Trả lời:

Luật Ha-mu-ra-bi được lấy theo tên của vua Ha-mu-ra-bi, người trị vì ở Lưỡng Hà từ năm 1750 TCN. Bộ luật gồm 282 điều.

 

Câu 14: Nhà nước đầu tiên của Lưỡng Hà do nhóm người nào thành lập?

Trả lời:

Người Xu-me là nhóm người đến cư trú sớm nhất ở Lưỡng Hà. Khoảng năm 3500 năm TCN, họ xây dựng những quốc gia thành thị. Đó là nhà nước đầu tiên của người Lưỡng Hà.

 

Câu 15: Nêu hiểu biết của em về luật Ha-mu-ra-bai của người Lưỡng Hà?

Trả lời:

- Luật Ha-mu-ra-bi được lấy theo tên của vua Ha-mu-ra-bi, người trị vì ở Lưỡng Hà từ năm 1750 TCN. Bộ luật gồm 282 điều.

- Luật Ha-mu-ra-bi cho thấy nhà nước quan tâm và khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, buộc người nông dân phải tích cực cày cấy mà không được bỏ hoang, nếu người nào bỏ ruộng hoang thì không những vẫn phải nộp thuế (bằng mức thuế của người cày ruộng bên cạnh), mà còn phải cày bừa ruộng cho bằng phẳng rồi mới được trả lại cho chủ ruộng.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay