Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo Bài 8: Ấn Độ cổ đại

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8: Ấn Độ cổ đại.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 chân trời sáng tạo.

CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

BÀI 8: ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên của Ấn Độ cổ đại?

Trả lời:

Điều kiện tự nhiên:

- Bán đảo Ấn Độ nằm ở khu vực Nam Á, có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông.

- Phía bắc là những dãy núi cao, hiểm trở, bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a. Dãy Vin-đi-a vùng Trung Ấn chia địa hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn.

- Vùng Bắc Ấn là đồng bằng sông Ấn và sông Hằng. Ở lưu vực sông Ấn khí hậu khô nóng, mưa ít do tác động của sa mạc Tha. Lưu vực sông Hằng, đất đai màu mỡ hơn, mưa đều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc.

 

Câu 2: Em có nhận xét gì về điều kiện tự nhiên của hai lưu vực sông Ấn và sông Hằng?

Trả lời:

Điều kiện tự nhiên của hai lưu vực sông Ấn và sông Hằng:

- Ở lưu vực sông Ấn khí hậu khô nóng, mưa ít do tác động của sa mạc Tha.

- Lưu vực sông Hằng, đất đai màu mỡ hơn, mưa đều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc.

Câu 3: Ngành sản xuất chính của Lưỡng Hà cổ đại là những ngành nào?

Trả lời:

Những ngành sản xuất chính: Cư dân Ấn Độ cổ đại sinh sống chủ yếu ở lưu vực hai con sông. Họ sản xuất nông nghiệp với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi.

 

Câu 4: Xã hội Ấn Độ cổ đại được hình thành như thế nào?

Trả lời:

Sự hình thành xã hội cổ đại Ấn Độ:

- Khoảng 2500 năm TCN, tại lưu vực sông Ấn, người bản địa Đra-vi-đa đã trồng lúa mì, lúa mạch, trồng bông dệt vải và thuần dưỡng vật nuôi, dần hình thành các thành thị cổ dọc theo hai bên bờ sông Ấn.

- Đến khoảng 1500 năm TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á di cư vào người Đra-vi-đa và thiết lập chế độ đẳng cấp dựa trên sự phân biệt chủng tộc.

 

Câu 5: Nguyên nhân do đâu hình thành nên các đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại?

Trả lời:

Nguyên nhân hình thành:

- Khoảng 1500 năm TCN, có giống người da trắng tự xưng là A-ri-a có nghĩa là tộc người “xuất thân cao quý” từ vùng Trung Á di cư vào Bắc Ấn, thống trị người Đra-vi-đa và thiết lập chế độ đẳng cấp dựa trên sự phân biệt về chủng tộc.

 - Những người da trắng A-ri gọi những người da đen bản địa là người man rợ, sau này, chúng đưa vào màu da “xuất thân”, lập ra chế độ chủng tính ở Ấn Độ. Chế độ “chủng tính” được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-ma (sự phân biệt chủng tộc về màu da).

 

II. THÔNG HIỂU

Câu 6: Người da trắng trong đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại tự xưng là gì? Họ gọi người da đen với cái tên gì?

Trả lời:

- Người da trắng trong đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại tự xưng là A-ri-a có nghĩa là tộc người “xuất thân cao quý”

- Những người da trắng A-ri gọi những người da đen bản địa là người man rợ.

Câu 7: Trong xã hội Ấn Độ sự phân chia các đẳng cấp ở Ấn Độ được gọi là chế độ đẳng cấp gì? Dựa vào đâu để phân biệt các đẳng cấp?

Trả lời:

- Trong xã hội Ấn Độ sự phân chia các đẳng cấp ở Ấn Độ được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-na

- Dựa vào sự phân biệt chủng tộc và màu da để phân biệt các đẳng cấp.

Câu 8: Xã hội Ấn Độ cổ đại có bao nhiêu đẳng cấp? Kể tên?

Trả lời:

Xã hội Ấn Độ cổ đại có 4 đẳng cấp bao gồm:

+ Đẳng cấp thứ nhất: Bra-man là tăng lữ.

+ Đẳng cấp thứ hai: Ksa-tri-a, là quý tộc và chiến binh.

+ Đẳng cấp thứ ba: Vai-si-a là tầng lớp nông dân, thương nhân và thợ thủ công.

+ Đẳng cấp thứ tư: Su-đra, là những người thấp kém trong xã hội, họ là những người Đra-vi-đa bị người A-ri-a tràn vào xâm chiếm và đẩy xuống đẳng cấp thứ tư.

 

Câu 9: Hoàn thiện bảng sau thể hiện các đẳng cấp của xã hội Ấn Độ cổ đại?

Các đẳng cấp

Tầng lớp

Đẳng cấp thứ nhất

 

Đẳng cấp thứ hai

 

Đẳng cấp thứ ba

 

Đẳng cấp thứ tư

 

Trả lời:

Các đẳng cấp

Tầng lớp

Đẳng cấp thứ nhất

Bra-man là tăng lữ

Đẳng cấp thứ hai

Ksa-tri-a, là quý tộc và chiến binh

Đẳng cấp thứ ba

Vai-si-a là tầng lớp nông dân, thương nhân và thợ thủ công.

Đẳng cấp thứ tư

Su-đra, là những người thấp kém trong xã hội, họ là những người Đra-vi-đa bị người A-ri-a tràn vào xâm chiếm và đẩy xuống đẳng cấp thứ tư.

 

Câu 10: Em có nhận xét gì về luật lệ của Ấn Độ cổ đại?

Trả lời:

Luật lệ ở Ấn Độ rất hà khắc. Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau. Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.

 

III. VẬN DỤNG

Câu 11: Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại?

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Tôn giáo

Bà La Môn là tôn giáo cổ xưa, sau đó cải biến thành Hin-đu (Ấn Độ giáo).

Chữ viết và văn học

- Ấn Độ đã có chữ viết từ sớm. Đó là chữ Phạn.

- Văn học Ấn Độ cổ đại có hai tác phẩm tiêu biểu: bộ sử thi Ra-ma-y-a-na Ma-ha-bha-ra-ta. Ngoài ra còn có truyện ngụ ngôn về các loài vật Pan-cha-tan-tra.

Khoa học tự nhiên

- Toán học là thành tựu nổi bật của Ấn Độ cổ đại. Các số từ 0 đến 9 đã được người Ấn Độ phát minh và rất sớm.

- Về y học, người Ấn Độ biết sử dụng thuốc tê, thuốc mê khi phẫu thuật, biết sử dụng thảo mộc chữa bệnh.

Kiến trúc

- Thời cổ đại Ấn Độ có nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, chủ yếu là kiến trúc tôn giáo.

- Có hai công trình nổi tiếng: chùa hang A-gian-ta và đại bảo tháp San-chi vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

 

Câu 12: Em có nhận xét gì về văn hóa của Ấn Độ thời cổ đại?

Trả lời:

- Ấn Độ có một nền văn hoá phát triển cao, phong phú, toàn diện, trong đó có một số thành tựu vẫn được sử dụng đến ngày nay.

- Văn hoá Ấn Độ có ảnh hưởng rộng đến quá trình phát triển lịch sử và văn hoá của các dân tộc Đông Nam Á.

 

Câu 13: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cổ đại ra nước ngoài như thế nào?

Trả lời

Ảnh hưởng ra bên ngoài

- Nghệ thuật kiến trúc, nhất là đền chùa, lăng mộ.

- Chữ viết nhất là chữ Phạn.

- Ảnh hưởng đến: Trung Quốc, Việt Nam, hàng loạt các hồn nước ở khu vực Đông Nam Á...

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 14: Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là tôn giáo nào? Em hãy cho biết sự ra đời của tôn giáo đó ở Ấn Độ.

Trả lời:

- Tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ là tôn giáo Bà La Môn.

- Sự ra đời của tôn giáo Bà La Môn: 

+ Bà La Môn là tôn giáo cổ xưa nhất của người Ấn Độ, ra đời vào khoảng thế kỉ XV TCN, sau được cải tiến thành Hin-đu (Ấn Độ giáo).

+ Trong lúc xã hội Ấn Độ cổ đại có sự bất bình đẳng sâu sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho sự hợp lý của tình trạng bất bình đẳng đó.

+ Đạo Bà La Môn đề cao sức mạnh của các vị thần như: thần Bra-ma (thần Sáng tạo), Vis-nu (thần Bảo tồn), Si-va (thần Hủy diệt)...

+ Về mặt xã hội, đạo Bà La Môn là công cụ để bảo vệ chế độ đẳng cấp.

Câu 15: Phật giáo ở Ấn Độ ra đời như thế nào?

Trả lời:

Sự ra đời của Phật giáo ở Ấn Độ:

- Đạo Phật ra đời vào khoảng thiên niên kỉ I TCN do Thái tử Xít-đác-ta Gô-ta-ma, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng.

- Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo lịch Phật, họ cho đây là năm Đức Phật nhập niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo đạo Phật trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những người theo đạo Thiên Chúa).

- Nội dung căn bản của Phật giáo là quy luật nhân quả. Theo đó, con người phải chịu tác động từ những việc làm tốt hay xấu của mình. Người làm việc tốt thì sẽ nhận được quả tốt, người làm việc xấu sẽ nhận quả xấu. Phật giáo quan niệm tất cả mọi người đều bình đẳng.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay