Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 chân trời sáng tạo.

CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

BÀI 13: GIAO LƯU THƯƠNG MẠI VÀ VĂN HÓA Ở ĐÔNG NAM Á

(TỪ ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X)

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy nêu quá trình giao lưu thương mại ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X?

Trả lời:

Quá trình giao lưu thương mại:

- Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, nhu cầu trao đổi hàng hóa giữa Trung Quốc, Ấn Độ và xa hơn là Địa Trung Hải đã mở ra tuyến đường thương mại quan trọng trên vùng biển Đông Nam Á.

- Trên con đường giao thương đường biển này, Đông Nam Á không chỉ là nơi cung cấp nước ngọt, lương thực mà còn là nơi trao đổi những sản vật có giá trị như hồ tiêu, đậu khấu, ngọc trai, san hô,... đặc biệt là trầm hương, một mặt hàng có giá trị cao.

- Nhiều nơi ở khu vực Đông Nam Á trở thành trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hóa nổi tiếng như Óc Eo (Phù Nam), Pa-lem-bang (Sri Vi-giay-a), Trà Kiệu (Chăm-pa)…

Câu 2: Nguyên nhân dẫn đến sự giao lưu thương mại ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

Trả lời:

Nguyên nhân có sự giao lưu:

- Từ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á có thể đóng được thuyền lớn, đi biển được nhiều ngày.

- Nhu cầu buôn bán với nhiều quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc, Ấn Độ trở nên cần thiết.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em hãy cho biết quan hệ giao thương giữa Đông Nam Á với Ấn Độ, Trung Quốc từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X?

Trả lời:

Quan hệ giao thương giữa Đông Nam Á với Ấn Độ, Trung Quốc từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X:

- Từ khoảng thế kỉ I, do nhu cầu trao đổi hàng hóa, đặc biệt là vàng bạc, thương nhân Ấn Độ đã tăng cường hoạt động ở Đông Nam Á, tập trung ở các cảng thị lớn của các vương quốc Phù Nam, Ca-lin-ga, Sri Vi-giay-a...

- Từ thế kỉ VI, thương nhân Trung Quốc đã mở rộng quan hệ buôn bán với các trung tâm thương mại vùng Đông Nam Á hải đảo Sri Vi-giay-a.

- Khu vực Đông Nam Á là nơi cung cấp các sản vật tự nhiên như: gỗ quý, hương liệu, ngà voi, đồi mồi, ngọc trai... và là thị trường tiêu thụ các sản phẩm thủ công như: len, dạ, đồ đồng, đồ sứ của các nước Ấn Độ, Trung Quốc.

Câu 2: Trong lĩnh vực tôn giáo, quá trình giao lưu văn hóa giữa các vương quốc Đông Nam Á với Ấn Độ diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Về tôn giáo: Phật giáo và Hin-đu giáo của Ấn Độ đã theo chân các nhà buôn, nhà truyền giáo vào Đông Nam Á, hòa nhập với tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.

Câu 3: Trong chữ viết, quá trình giao lưu văn hóa giữa các vương quốc Đông Nam Á với Ấn Độ biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

- Về chữ viết: Cư dân Đông Nam Á tiếp thu chữ viết của Ấn Độ, đã sáng tạo ra chữ viết riêng của mình, như chữ viết của người Chăm, người Khơ-me, người Môn, người Mã Lai,...

 

Câu 4: Vền văn học, cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ như thế nào?

Trả lời:

Về văn học: Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi như: Riêm Kê (Cam-pu-chia, thế kỉ VI), Ra-ma-y-a-na Ka-ka-win (In-đô-nê-xi-a, thế kỉ IX).

 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, kiến trúc và điêu khắc của Ấn Độ đã ảnh hưởng đến các vương quốc Đông Nam Á như thế nào?

Trả lời:

- Kiến trúc của Đông Nam Á trong các thế kỉ đầu Công nguyên đến thế kỉ X mang đậm dấu ấn của kiến trúc Ấn Độ. Trong đó, loại hình kiến trúc phổ biến là đền tháp như: tháp Chăm (Việt Nam), khu đền Bô-rô-bu-đua và Pram-ba-nan (In-đô-nê-xi-a), chùa Suê-đa Mi-an-ma)...

- Nghệ thuật điêu khắc truyền thống chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, trong đó chủ yếu là điêu khắc tượng thần, tượng Phật và phù điêu.

 

Câu 2: Em hãy nêu những tác động của quá trình giao lưu thương mại ở khu vực Đông Nam Á trong thế kỉ đầu Công nguyên?

Trả lời:

- Quá trình giao lưu thương mại đã có tác động đến kinh tế, văn hóa khu vực Đông Nam Á.

+ Làm cho nhiều khu vực ở Đông Nam Á trở thành trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hóa nổi tiếng như trung tâm Óc Eo của Vương quốc Phù Nam; trung tâm Pa-lem-bang của Vương quốc Sri Vi-giay-a, Trà Kiệu của Vương quốc Chăm-pa,...

+ Thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông Nam Á với các nền văn hóa của các nước khác, đặc biệt là nền văn hóa của Ấn Độ và Trung Quốc,...

+ Có tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ ở Đông Nam đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

+ Từ sự giao lưu thương mại đó làm cho các vương quốc Đông Nam Á đã đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến đường biển kết nối với c các khu vực châu Á và châu Âu.

- Quá trình giao lưu thương mại đã tạo điều kiện cho sự kết nối các dân tộc Đông Nam Á xích lại gần nhau, tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ giữa các dân tộc ở Đông Nam Á với các nước châu Á và các nước trên thế giới.

 

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc ảnh hưởng đến văn hóa các nước Đông Nam Á như thế nào?

Trả lời:

Văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa các nước Đông Nam Á:

+ Về tín ngưỡng, tôn giáo: Thờ phồn thực, thờ cúng tổ tiên, Ấn Độ giáo, Phật giáo đều bắt nguồn từ Ấn Độ truyền sang các nước Đông Nam Á, hòa nhập với tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.

+ Về chữ viết: Chữ Pali, chữ Phạn của Ấn Độ được các nước Đông Nam Á tiếp thu và sáng tạo ra chữ viết riêng của mình như chữ viết của người Chăm, người Khơ-me, người Mã Lai... Chữ Hán của Trung Quốc được truyền vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc.

+ Về văn học: Các tác phẩm văn học của Ấn Độ như Ma-ha-bra-ha-ta Ra-ma-y-a-na và các tác phẩm văn học của Trung Quốc như Tử thư, Ngũ kinh được truyền vào các nước Đông Nam Á từ rất sớm.

+ Về kiến trúc: Kiến trúc của Đông Nam Á trong các thế kỉ đầu Công nguyên đến thế kỉ X mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ. Trong đó, loại hình kiến trúc phổ biến là đền tháp như: tháp Chăm (Việt Nam), khu đền Bô-rô-bu-đua và Pram-ba-man (In-đô-nê-xi-a), chùa Suê-đa-gon (Mi-an-ma),...

+ Về điêu khắc: Nghệ thuật điêu khắc truyền thống chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, trong đó chủ yếu là điêu khắc tượng thần, tượng Phật và phù điêu.

- Mặc dù tiếp thu văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc nhưng nhiều nét văn hóa bản địa ở Đông Nam Á vẫn được giữ gìn và phát triển.

 

 

and i

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay