Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 15: Đời sống của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 chân trời sáng tạo.

CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TCN

ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X

BÀI 16: ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI KÌ VĂN LANG, ÂU LẠC

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy cho biết sự phân hóa xã hội dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang?

Trả lời:

Sự phân hóa xã hội:

- Do sự phát triển của sản xuất đã gây ra nhiều biến động xã hội, đưa đến sự phân hóa xã hội rõ rệt. Lúc này xã hội có sự phân hóa giàu nghèo dẫn đến sự bất bình đẳng trong xã hội sâu sắc.

- Công xã thị tộc tan vỡ, thay vào đó là công xã nông thôn với các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ xuất hiện. Đây là cơ sở xã hội cho quá trình hình thành nhà nước đầu tiên.

Câu 2: Hoàn thiện bảng thể hiện điều kiện ra đời của nhà nước Văn Lang?

Nhu cầu làm thủy lợi, trị thủy

Nhu cầu tự vệ, chống ngoại xâm

 

 

Trả lời:

Nhu cầu làm thủy lợi, trị thủy

Nhu cầu tự vệ, chống ngoại xâm

Khi con người tiến xuống đồng bằng, chọn nghề nông nghiệp lúa nước làm nghề sống chính, họ phải trực tiếp đối mặt với sông nước.

- Chinh phục vùng sông nước, người Việt cổ phải đối mặt với những khó khăn, thử thách, nhất là làm thủy lợi và trị thủy. Để đối phó với khó khăn đó đòi hỏi họ phải liên kết nhiều công xã, nhiều khu vực. Ban đầu, đây chỉ là chức năng xã hội, dần dần nó tạo thành chức năng của nhà nước đối với xã hội.

- Nước ta nằm ở vị trí tiếp xúc của bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á, nằm trên đầu mối giao thông nối liền đại lục với đại dương.

- Đây là vị trí giao lưu kinh tế, văn hóa rất thuận lợi, nên nhiều nước dòm ngó và thực hiện âm mưu xâm lược.

cầu tự vệ, chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài vì thế cũng sớm được đặt ra và ngày càng trở nên bức thiết.

 

Câu 3: Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:

- Nghề chính của cư dân Văn Lang là trồng lúa nước. Ngoài ra họ còn biết chăn nuôi, đánh bắt cá và làm các nghề thủ công, trong đó luyện kim và kĩ thuật đúc đồng đạt đến đỉnh cao.

- Đồ ăn chính hàng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá, ốc...

- Họ sống trong các chiềng, chạ ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển. Nhà ở của họ là nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá, có cầu thang lên xuống để tránh thú dữ...

Câu 4: Em biết gì về trang phục của cư dân Văn Lang?

Trả lời:

Trang phục của cưa dân Văn Lang:

- Ngày thường nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.

- Ngày lễ, nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau. Tóc cắt ngắn hoặc búi tó. Họ thích đeo đồ trang sức.

Câu 5: Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Đời sống tinh thần:

- Trang phục: ngày thường nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Ngày lễ, nữ mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hoặc bông lau. Tóc cắt ngắn hoặc búi tó. Họ thích đeo đồ trang sức.

- Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền

- Họ thường tổ chức lễ hội trong năm.

- Cư dân Văn Lang có tục gói bánh chưng, làm bánh giày, nhuộm răng đen, xăm mình,..

- Họ biết thờ cúng tổ tiên, thờ núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước,...

- Chôn cất người chết trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây theo công cụ, đồ dùng hoặc trang sức.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em có nhận xét gì về đời sống tinh thần và đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?

Trả lời:

- Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang phong phú, đặc sắc và phù hợp với điều tine muen của nước ta.

- Đời sống vật chất và tinh thần đó đã hòa quyện với nhau trong con người Lạc Việt, tạo nên tính cộng đồng sâu sắc.

Câu 2: Những điểm mới trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang là gì?

Trả lời:

Những điểm mới:

- Cuộc sống tinh thần của cư dân Văn Lang đa dạng, phong phú. Họ đã biết thờ thần Mặt Trời, Mặt Trăng v.v..., có tục chôn người chết kèm theo một số đồ vật riêng và nhiều phong tục, tập quán khác thể hiện nét riêng của mình.

- Vào những ngày mùa, ngày lễ theo tập tục, cư dân Văn Lang thường tổ chức vui chơi, nhảy múa, ca hát. Nhân đó, họ cũng tổ chức những cuộc đua thuyền, giã gạo v.v... Trình độ thẩm mĩ của họ khá cao.

Câu 3: Nguyên nhân đưa dân cư Văn Lang định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn?

Trả lời:

Nguyên nhân đưa dân cư Văn Lang định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn:

- Ở đây có nghề đúc đồng phát triển sớm. Cư dân ở đây biết trồng lúa, trồng dâu.

- Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích lũy lương thực.

- Từ đó con người có thể yên tâm định cư lâu dài, xây dựng xóm làng (vùng đồng bằng ở con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,...)

Câu 4: Em hãy kể tên một số truyền thuyết trong thời dựng nước của dân tộc ta?

Trả lời:

  1. Truyện Con Rồng cháu Tiên:

- Vào khoảng năm 2879 TCN, thủ lĩnh vùng đất Lĩnh Nam là nh Dương Vương. Ông đã lấy Thân Long (con của chúa hồ Động Đình) và sinh được con trai đặt tên là Lạc Long Quân và kết duyên cùng nàng Âu Cơ (con của Đế Lai) và trứng, sau nở ra 100 người con khoẻ mạnh.

- 50 người con đã theo Âu Cơ lên vùng đất Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ) nối đời dựng nước, lấy hiệu là Hùng Vương.

- Truyện Con rồng cháu tiên nói lên sự ra đời của nhà nước Văn Lang.

  1. Truyện Thánh Gióng:

- Vào đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ăn ở phúc Một hôm ra đồng, bà vợ ướm vào vết chân to, về thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra cậu bé khôi g có hai vợ chồng ăn ở phúc đức, mãi không có con. ngô tuấn tú lên ba tuổi không biết đi không biết nói cười. Mãi tới khi sứ giả loan tin tìm người đánh giặc lúc này Gióng mới cất tiếng nói xin vua roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc.

- Gióng được bà con láng giềng góp gạo nên lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ rồi cưỡi ngựa xông vào giết giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh giặc. Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay lên trời.

- Truyện Thánh Gióng phản ánh cuộc chiến đấu của nhân dân Văn Lang chống giặc ngoại xâm (giặc Ân), sử dụng sắt là nguyên liệu quý để chế tạo vũ khí.

Câu 5: Nêu những hiểu biết và suy nghĩ của em về câu ca dao:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”

Trả lời:

- Từ lâu đời, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã ăn sâu vào tâm thức, tình cảm của những người dân Việt và trở thành truyền thống vô cùng đặc biệt của dân tộc ta. Hai câu ca dao trên đã phản ánh phần nào không khí của ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10 - 3 âm lịch). Điều gì đã thôi thúc nhân dân ta luôn hướng về mảnh đất cội nguồn dân tộc? Đó chính là truyền thống nhớ ơn tổ tiên của dân tộc ta.

- Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10-3 âm lịch hằng năm thể hiện nét đẹp văn hóa trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt với đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, thờ cúng tổ tiên, thờ các vị anh hùng dân tộc có công với làng, nước.

- Truyền thống đó thể hiện ý thức cội nguồn, lòng tự hào dân tộc sâu sắc và tinh thần đoàn kết của nhân dân ta qua các thời kì lịch sử.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Kinh tế nước ta thời kì Văn Lang, Âu Lạc như thế nào?

Trả lời:

Kinh tế nước ta thời kì Văn Lang, Âu Lạc:

- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp trồng lúa nước.

- Họ biết dùng lưỡi cày, lưỡi hái, cuốc, rìu,... bằng đồng làm công cụ sản xuất và làm công cụ sinh hoạt trong đời sống.

- Cư dân biết trồng dâu nuôi tằm, trồng hoa màu, chăn nuôi, đánh bắt cá,...

- Các nghề thủ công làm gốm, dệt vải, làm nhà, đóng thuyền phát triển

- Đến thời Văn Lang, Âu Lạc, nghề luyện kim phát triển cao, nhiều người chỉ chuyên đúc đồng, rèn sắt.

Câu 2: Đời sống vật chất và đời sống tinh thần của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc như thế nào?

Trả lời:

Đời sống vật chất

Đời sống tinh thần

- Lương thực chính là lúa, gạo, khoai, đậu, rau, củ, tôm cá, ốc,... Đến thời Âu Lạc, lúa, gạo, khoai, đậu, rau, củ ngày một nhiều hơn.

- Ngày lễ, ngày tết có thêm bánh chưng, bánh giầy. Cư dân Văn Lang, Âu Lạc còn biết làm mắm cá, làm muối, biết sử dụng mâm, bát, muôi,...

- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc đi lại chủ yếu bằng thuyền, ở nhà sàn. Họ thường làm nhà cao ở ven sông, ven biển hoặc trên sườn đồi để tránh thú dữ. Nhà có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn hình mui thuyền.

- Ngày thường, nam đóng khố, mình trần, đi chân đất; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực,... Khi có lễ hội, họ đội mũ cầm lông chim, nữ mặc váy xòe, đeo trang sức, nam mặc khố dài.

- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần trong tự nhiên như thần Sông, thần Núi, thần Mặt Trời,...

- Họ biết chôn người chết trong thạp, bình, mộ thuyền. Người giàu có thường chôn theo những công cụ và đồ trang sức quý giá.

- Họ biết về thẩm mĩ như nhuộm răng đen, xăm mình.

- Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc giản dị, chất phác, hòa mình với thiên nhiên.

- Trong các ngày lễ hội, họ thường tổ chức vui chơi đấu vật, đua thuyền, nhảy múa, ca hát bên tiếng khèn, sáo, trống, chiêng,...

 

 

Câu 3: Mối liên hệ giữa thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng là gì?

Trả lời:

Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng:

- Để đề cao vị trí của đất nước và bảo vệ kinh thành do mình thành lập, An Dương Vương đã tập trung lực lượng xây dựng một khu thành rộng lớn hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành gồm hơn 3 vòng khép kín, cao, rộng, có hào bao quanh, được người sau gọi là thành Cổ Loa.

- Thành Cổ Loa thực sự là một công trình xây dựng đồ sộ, tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc, thể hiện trí tuệ sáng tạo của người Việt cổ sống cách ngày nay hơn 2000 năm.

- Cổ Loa còn là một quân thành. Ở đây có một lực lượng quân đội lớn gồm bộ binh và thuỷ binh được trang bị vũ khí bằng đồng như giáo, rìu chiến, dao găm và đặc biệt là nỏ.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Em có nhận xét gì về xã hội nước ta thời Âu Lạc?

Trả lời:

Nhận xét về xã hội nước ta thời Âu Lạc: Do sự phát triển kinh tế nên dân số tăng lên nhiều hơn. Sự phân hóa xã hội sâu sắc.

Câu 2: Quân sự và quốc phòng nước ta thời Âu Lạc có gì nổi bật?

Trả lời:

Về quân sự, quốc phòng:

- Xây dựng thành Cổ Loa: Thời Âu Lạc, An Dương Vương đã cho xây dựng Thành Cổ Loa để bảo vệ đất nước. Đây là công trình kiến trúc lớn và độc đáo trong việc xây dựng của dân tộc ta. Là căn cứ quân sự mang tính phòng thủ kiên cố của Âu Lạc. Thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc và là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.

- Lực lượng quốc phòng: Thời Âu Lạc có quân đội mạnh, gồm bộ binh, thủy binh được trang bị vũ khí tốt, đặc biệt là nỏ sử dụng mũi tên bằng đồng. Có hệ thống thuyền chiến vừa để luyện tập, vừa sẵn sàng chiến đấu.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay