Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 12: Các vương quốc ở Đông Nam Á trước thế kỉ X.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 chân trời sáng tạo.

CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

BÀI 12: CÁC VƯƠNG QUỐC ĐÔNG NAM Á TRƯỚC THẾ KỈ X

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy cho biết vị trí địa lí của Đông Nam Á?

Trả lời:

- Đông Nam Á là một khu vực khá rộng nằm ở phía đông nam châu Á, gồm hai khu vực riêng biệt là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

- Đông Nam Á là cầu nối giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, cũng là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

Câu 2: Em có nhận xét gì về điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á?

Trả lời:

- Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều cho việc phát triển cây lúa nước và nhiều loại cây hương liệu quý hiếm.

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho bước đi đầu tiên của con người: địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng lại phong phú về nguồn thức ăn, đã tạo ra không gian thuận lợi cho cuộc sống con người thời cổ. Vì vậy, từ rất xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Nhân tố tự nhiên nào thuận lợi cho sự phát triển kinh tế ở khu vực Đông Nam Á?

Trả lời:

- Nhân tố tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Á là gió mùa.

+ Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn và bị chia cắt nên không có những thảo nguyên mênh mông để chăn nuôi gia súc lớn.

+ Tuy nhiên, thiên nhiên đã ưu đãi cho vùng đất này một điều kiện thuận lợi, đó là gió mùa. Gió mùa kèm theo mưa rất thích hợp cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nhất là cây lúa nước.

Câu 2: Em hãy nêu các ngành sản xuất chính ở Đông Nam Á đầu Công Nguyên?

Trả lời:

Các ngành sản xuất chính:

- Từ những thế kỉ đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt. Từ đó, các ngành sản xuất chính của cư dân ở đây gồm:

+ Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước giữ vai trò chủ yếu.

+ Thủ công nghiệp truyền thống phát triển như dệt, làm gốm, đúc đồng, rèn sắt.

+ Buôn bán đường biển rất phát triển, một số thành thị hải cảng ra đời, xuất hiện các trung tâm buôn bán nổi tiếng: Óc Eo (An Giang), Ta-cô-la (Mã Lai),...

Câu 3: Từ thế kỉ VI TCN đến đầu thế kỉ VII, ở Việt Nam nước nào, vương quốc cổ nào đã hình thành?

Trả lời:

Từ thế kỉ VI TCN đến đầu thế kỉ VII, nhiều quốc gia cổ đã hình thành ở Đông Nam Á. Trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã xuất hiện nước Văn Lang, Âu Lạc; Vương quốc Chăm-pa, Vương quốc Phù Nam.

 

Câu 4: Em hãy cho biết sự xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X?

 Trả lời:

Sự xuất hiện các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X:

- Từ thế kỉ VI TCN đến đầu thế kỉ VII, nhiều quốc gia cổ đã hình thành ở Đông Nam Á. Trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã xuất hiện nước Văn Lang, Âu Lạc; Vương quốc Chăm-pa, Vương quốc Phù Nam.

- Tại khu vực sông Mê Nam, người Môn đã thành lập Vương quốc Đva-ra-va-ti, Ha-ri-bun-giay-a.

- Tại lưu vực sông I-ra-oa-đi, người Môn đã thành lập Vương quốc Tha-tơn và Pê-gu, người Pi-u thành lập Vương quốc Sri Kse-tra.

- Trên bán đảo Mã Lai hình thành Vương quốc Kê-đa, Tam-bra-lin-ga, Tu-ma-sic.

- Trên lãnh thổ In-đô-nê-xi-a đã ra đời Vương quốc Ma-lay-u, Ta-ru-ma, Can-tô-li.

Câu 5: Trong các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X, Vương quốc nào phát triển nhất?

Trả lời:

Trong các vương quốc đó, Vương quốc Phù Nam là vương quốc phát triển nhất với thương cảng Óc Eo (An Giang, Việt Nam), sầm uất, rực rỡ một thời.

 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Nêu điều kiện kinh tế dẫn đến sự ra đời của các quốc gia cổ đại Đông Nam Á?

Trả lời:

- Điều kiện kinh tế:

+ Sự phát triển các ngành kinh tế là cơ sở cho sự ra đời hàng loạt quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nhưng ở mỗi nước đã hình thành một số ngành thủ công truyền thống.

+ Sự ra đời của các quốc gia cổ ở Đông Nam Á thương nhân Ấn và ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ.

 

Câu 2: Em hãy cho biết quá trình chuyển biến từ vượn thành người ở Đông Nam Á và các quốc gia cổ đại Đông Nam Á ra đời?

Trả lời:

- Quá trình chuyển biến từ vượn thành người và thời kì đồ đá cũ, Người tinh khôn thời kì hậu kì đá cũ.

- Trong khoảng 10 thế kỉ đầu sau Công nguyên, hàng loạt quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á được hình thành và phát triển.

Câu 3: Nêu điều kiện ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

Trả lời:

Điều kiện ra đời:

- Chủ quan:

+ Đầu Công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng đồ sắt. Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính, nghề thủ công truyền thống phát triển đúc đồng và rèn sắt.

+ Việc buôn bán đường biển rất phát đạt, một số thành thị - hải cảng đã ra đời như Óc Eo (An Giang, Việt Nam), Ta-cô-la (Mã Lai)...

- Khách quan: Do sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ với việc các nước phát triển văn hóa cổ của mình.

  • Từ các điều kiện chủ quan và khách quan dẫn đến sự ra đời các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. Trong đó, điều kiện chủ quan giữ vai trò quan trọng, nhất là việc sử dụng đồ sắt.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với Đông Nam Á?

Trả lời:

Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ:

- Văn hoá Ấn Độ ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á chủ yếu trên bốn lĩnh vực:

- Chữ viết: Từ chữ Phạn của Ấn Độ, các dân tộc Đông Nam Á dần dần sáng tạo ra chữ viết riêng của mình: chữ Chăm cổ vào thế kỉ IV, chữ Khơ-me cổ vào thế kỉ VII - Về văn học: Văn học dân tộc các nước Đông Nam Á đều mô phỏng hoặc lấy tích từ các sử thi, truyện thần thoại Ấn Độ.

- Về tôn giáo: Các dân tộc Đông Nam Á tiếp thu cả đạo Ấn và đạo Phật.

- Về kiến trúc: Mô phỏng kiến trúc Hin-đu và kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ

Câu 2: Trình bày sự thành lập và phát triển của các vương quốc Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

Trả lời:

- Từ thế kỉ VII, một số vương quốc phong kiến ở khu vực Đông Nam Á đã được hình thành và phát triển.

- Bộ máy nhà nước được tổ chức quy củ hơn, quyền lực của vua được tăng cường với hệ thống quân đội, luật pháp được hoàn thiện.

- Trên nền tảng các vương quốc cổ, kinh tế của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á tiếp tục phát triển.

- Các vương quốc ở lục địa có ưu thế phát triển kinh tế nông nghiệp; các vương quốc ở hải đảo lại có thế mạnh về thương nghiệp, hàng hải, cung cấp nhiều sản vật như hương liệu, gia vị,... cho thương nhân nước ngoài.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay