Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận  Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 chân trời sáng tạo.

CHƯƠNG 2: THỜI KÌ NGUYÊN THỦY

BÀI 5: SỰ CHUYỂN BIẾN TỪ XÃ HỘI NGUYÊN THỦY SANG

XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thủy?

Trả lời:

Nguyên nhân dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thủy:

- Công cụ bằng kim khí ra đời dẫn đến năng suất lao động tăng lên, con người sản xuất ra một lượng sản phẩm dư thừa thường xuyên.

- Một số người do có khả năng lao động hoặc do chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác, ngày càng trở nên giàu có.

- Từ đó xã hội xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo, tư hữu ra đời. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã, nhường chỗ cho xã hội có giai cấp.

Câu 2: Xã hội nguyên thủy tan rã như thế nào?

Trả lời:

Xã hội nguyên thủy tan rã:

- Do nhu cầu phát triển sản xuất, đảm bảo cuộc sống ngày càng đầy đủ hơn, bằng trí tuệ sáng tạo của mình, Người tinh khôn đã phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ sản xuất.

- Lúc này, người nguyên thủy đã phát minh ra nghề trồng lúa. Đó là hai phát minh lớn vừa tạo điều kiện ổn định cuộc sống vừa mở rộng và phát triển sản xuất.

- Thu nhập của con người thời nguyên thủy tăng lên đáng kể, của cải bắt đầu dư thừa thường xuyên dẫn đến sự phân chia xã hội thành người giàu, người nghèo cũng xuất hiện.

- Tình trạng này ngày càng tăng lên và trở thành sở của sự biến chuyển xã hội từ thời nguyên thủy sang một thời đại mới.

 

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em hãy cho biết tình hình Việt Nam cuối thời nguyên thủy như thế nào?

Trả lời:

Việt Nam cuối thời nguyên thủy:

- Cách đây hơn 4000 năm, xã hội nguyên thủy ở Việt Nam có những chuyển biến quan trọng, gắn với các nền văn hóa như Phùng Nguyên (Phú Thọ), Đồng Đậu (Vĩnh Phúc), Gò Mun (Phú Thọ).

- Dấu ấn đầu tiên tạo nên sự chuyển biến này là việc cư dân phát minh ra thuật luyện kim và biết chế tác công cụ lao động, vũ khí bằng đồng.

kì Người tình

- Việc sử dụng các công cụ lao động bằng kim loại đã giúp người nguyên thủy ở Việt Nam mở rộng địa bàn cư trú, chuyển dần xuống đồng bằng và định cư ven các con sông lớn như: sông Hồng, sông Mã, sông Đồng Nai,...

- Những cư dân ở đây biết làm nông nghiệp lúa nước, biết chăn nuôi, biết nung gốm ở nhiệt độ cao, biết đúc công cụ và vật dụng bằng đồng,... Từ những xóm làng đã dần dần xuất hiện.

 

Câu 2: Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa như thế nào ở Việt Nam cuối thời nguyên thủy?

Trả lời:

Ý nghĩa của thuật luyện kim ra đời

- Đây là bước tiến nhảy vọt về công cụ sản xuất, làm tăng năng suất lao động, thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Nhờ nông nghiệp phát triển đã giúp cư dân cuối bàn cư trú, cải thiện được căn bản đời sống của mình.

- Từ khi thuật luyện kim được phát minh đã tạo ra sống kinh tế, xã hội, thúc đẩy quá trình tan rã của xã hội có giai cấp, nhà nước.

Câu 3: Những nét chính về văn hóa Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun?

Trả lời:

  • Văn hóa Phùng Nguyên:

- Thời gian: Cách đây khoảng 2000 năm TCN

- Do sự xuất hiện thuật luyện kim, xã hội nguyên thủy thời Phùng Nguyên là xã hội có những chuyển biến mạnh mẽ: người Việt cổ đã bắt đầu chế tác công cụ lao động bằng đồng đỏ và đồng thau.

  • Văn hóa Đồng Đậu:

- Thời gian: Cách đây khoảng 1500 năm TCN.

- Đến thời văn hóa Đồng Đậu, công cụ lao động bằng đồng thau đã nhiều hơn thời văn hóa Phùng Nguyên. Thời văn hóa Đồng Đậu đã tạo ra sự thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế xã hội của người nguyên thủy Việt Nam.

  • Văn hóa Gò Mun:

- Thời gian: Cách đây khoảng 1000 năm TCN.

- Đến thời văn hóa Gò Mun, đồ đồng phát triển mạnh và chiếm ưu thế trong sản xuất. Công cụ lao động bằng đồng thau nhiều hơn về số lượng và và phong phú về chủng loại. Đó là đã xuất hiện thêm nhiều loại công cụ bằng đồng và người Gò Mun còn biết sử dụng đồng thau để chế tạo vũ khí, đồ trang sức, nước Ai là các Pha-ra-ông có quyền học tối cao gi ô của bề

 

Câu 4: Bước chuyển tiếp từ bầy người nguyên thủy đến xã hội có giai cấp là gì? Hãy mô tả bước chuyển tiếp đó?

Trả lời:

- Bước chuyển tiếp đó là sự xuất hiện của công xã thị tộc.

- Công xã thị tộc:

+ Là các nhóm người nhỏ gồm nhiều gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau.

+ Những người có cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ nhau trong mọi công việc.

+ Họ biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, dệt vải, làm gốm và đồ trang sức, đàn

+ Đời sống được cải thiện hơn, thức ăn kiếm được nhiều hơn và cuộc sống tốt hơn, vui hơn.

- Đến cuối thời công xã thị tộc, do công cụ được cải tiến, sản phẩm làm ra không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa thường xuyên. Đó là mầm mống của sự xuất hiện xã hội có giai cấp.

Câu 5: Điểm khác nhau giữa Người tinh khôn và Người tối cổ về tổ chức xã hội là gì?

Trả lời:

Sự khác nhau về tổ chức xã hội:

- Người tối cổ: Tổ chức xã hội là bầy người nguyên thủy.

- Người tinh khôn: Tổ chức xã hội theo chế độ thị tộc (gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau, làm chung, ăn chung, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi công việc).

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Từ khi loài người xuất hiện đến cuộc cách mạng đá mới, lịch sử loài người trải qua những bước tiến như thế nào?

Trả lời:

Những bước tiến:

- Khi loài người mới xuất hiện:

+ Người tối cổ chế tạo công cụ đá (đồ đá cũ). Biết lấy những mảnh đá ghè đẽo một mặt cho sắc và vừa tay cầm.

+ Biết tìm kiếm thức ăn bằng săn bắt - hái lượm.

+ Có quan hệ hợp quần xã hội được gọi là bầy người nguyên thủy.

+ Cuộc sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ”- một cuộc sống tự nhiên, bấp bênh, triền miên

- Khi Người tinh khôn xuất hiện:

+ Hình dáng và cấu tạo cơ thể hoàn thiện như người ngày nay.

+ Người tinh khôn biết cải tiến công cụ đồ đá và biết chế tác thêm nhiều công cụ

+Người tinh khôn biết dùng cung tên làm công cụ lao động để săn bắn.

- Đến cuộc cách mạng đá mới:

+ Cuộc sống con người đã có những thay đổi lớn lao, người ta biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống, biết trồng trọt, chăn nuôi.

+ Biết làm sạch tấm da thú che thân cho ấm và cho “có văn hoá”. Biết dùng đồ trang sức, làm nhạc cụ.

Như vậy, từng bước con người không ngừng sáng tạo, kiếm được nhiều thức ăn hơn. Cuộc sống no đủ hơn, đẹp hơn và vui hơn. Bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.

 

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Từ khi xuất hiện trên Trái Đất đến cách đây 150 000 năm, đời sống của con người có gì thay đổi? Vì sao có sự thay đổi đó?

Trả lời:

  • Sự thay đổi của đời sống con người:

- Cách đây 150 000 năm tương ứng với sự xuất hiện của Người tinh khôn trong quá trình tiến hóa của loài người.

- Đời sống của con người trong thời kì này có nhiều tiến bộ:

+ Nguồn thức ăn tăng lên đáng kể, nhất là thức ăn động vật.

+ Người ta có thể rời hang động ra dựng lều, định cư ở những địa điểm thuận tiện hơn.

+ Người ta có thể ghè đẽo những mảnh đá thành hình dạng gọn và chính xác, thích hợp với từng công việc, với nhiều kiểu loại theo yêu cầu khác nhau.

+ Người ta còn biết đan lưới đánh cá bằng sợi vỏ cây và làm chì lưới bằng đất nung, biết làm đồ gốm để đựng và đun nấu.

  • Lí do có sự thay đổi:

- Con người biết cải tiến công cụ lao động: ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho cạnh hơn dùng để làm rìu, dao, nạo,...

- Con người còn biết lấy xương cá, cành cây để làm lao, biết chế tạo tên để săn bắn. săn bắn.

- Từ chỗ biết sử dụng lửa, con người đến thời điểm này đã biết tạo ra lửa để nấu chín thức ăn.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay