Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 chân trời sáng tạo.

CHƯƠNG 5: VIỆT NAM TỪ KHOẢNG THẾ KỈ VII TCN

ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ X

BÀI 15: NHÀ NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hãy nêu những cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang?

Trả lời:

- Những cơ sở và điều kiện đưa đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang:

+ Sự chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy ở Việt Nam

+ Sự phân hóa xã hội

+ Nhu cầu làm thủy lợi, trị thủy

+ Nhu cầu tự vệ, chống ngoại xâm

Câu 2: Sự chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy ở Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

Sự chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy ở Việt Nam:

- Đầu thiên niên kỉ I TCN, công cụ lao động bằng đồng thau phổ biến và con người bắt đầu biết sử dụng công cụ sắt. Sự xuất hiện công cụ bằng kim loại đã tạo điều kiện cho người nguyên thủy tiến dần xuống các vùng châu thổ các con sông lớn, đặc biệt là sông Hồng, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đồng Nai v.v... khai thác đất đai, ổn định cuộc sống.

- Dần dần hình thành những nhóm thị tộc cùng sinh sống lâu dài trên cùng một vùng đất, sau uay gọi là làng, bản. Nhu cầu phát triển sản xuất cũng tăng lên.

- Nông nghiệp trồng lúa nước với việc dùng cày và sức kéo của gia súc khá phát triển. Nghề nông vốn có và với hàng loạt công cụ sản xuất được cải tiến, những người nguyên thủy sống định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Trong quá trình mở rộng việc trồng trọt và chăn nuôi, người ta phát hiện được nhiều loại cây lương thực, đặc biệt là cây lúa.

Câu 3: Em hãy cho biết nghề nông nghiệp trồng lúa nước ta cuối thế kỉ VII đến thế kỉ I TCN?

Trả lời:

Nghề nông nghiệp trồng lúa nước ta cuối thế kỉ VII đến thế kỉ I TCN:

- Điều kiện ra đời:

+ Việt Nam là một trong những quê hương của cây lúa hoang.

+ Việt Nam là nơi có nhiều điều kiện về khí hậu, về thổ nhưỡng phù hợp với sản nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp trồng lúa nước.

+ Nền nông nghiệp sơ khai của nước ta được hình thành từ rất sớm gắn với thuật luyện kim ra đời cuối thời kì nguyên thủy.

- Ý nghĩa:

+ Nông nghiệp trở thành ngành kinh tế chính góp phần nâng cao đời sống con người.

+ Nông nghiệp trồng lúa nước phát triển đã ra các đồng bằng lớn ven các con sông, trở thành nơi định cư lâu dài của cư dân Việt cổ. Tạo điều kiện hình thành nhà nước đầu tiên - nhà nước Văn Lang.

Câu 4: Các nền văn hóa lớn ở nước ta cuối thế kỉ VII đến thế kỉ I TCN được hình thành như thế nào?

Trả lời:

Sự hình thành các nền văn hóa lớn:

- Điều kiện hình thành:

+ Do bước phát triển nhảy vọt về công cụ sản xuất từ cuối thời nguyên thủy: thuật luyện kim ra đời, công cụ bằng kim loại ngày càng phát triển.

+ Sự ra đời của thuật luyện kim và công cụ sản xuất bằng kim loại đã đẩy nhanh sự phát triển về kinh tế và xã hội.

- Biểu hiện: Các trung tâm văn hóa lớn hình thành như văn hóa Óc Eo (Tây Nam Bộ), văn hóa Sa Huỳnh (Nam Trung Bộ), văn hóa Đông Sơn (Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ,...).

- Ý nghĩa:

+ Các nền văn hóa lớn hình thành là cơ sở của các quốc gia đầu tiên ở Việt Nam ra đời.

+ Văn hóa Đông Sơn (văn hóa đồ đồng) là cơ sở của quốc gia đầu tiên của người Lạc Việt.

Câu 5: Sự phân công lao động đã hình thành ở nước ta cuối thời nguyên thủy như thế nào?

Trả lời:

Sự phân công lao động đã hình thành ở nước ta:

- Những chuyển biến kinh tế đã làm cho sản xuất ngày càng phát triển. Công việc ở các ngành ngày càng đa dạng, phức tạp khi yêu cầu chất lượng tăng lên. Nam và nữ cũng có những công việc khác nhau.

- Sự phân công lao động trở thành bắt buộc. Phân công lao động cũng góp phần nâng cao chất lượng công việc, sản phẩm ngày càng nhiều hơn.

- Phụ nữ làm việc nhà, tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm dệt vải.

- Nam giới, một phần làm nghề nông, đi săn bắt, đánh cá, một phần chuyên sâu hơn làm nghề thủ công.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em hãy cho biết những đổi mới của xã hội nước ta cuối thời nguyên thủy?

Trả lời:

Xã hội cuối thời nguyên thủy ở nước ta có những đổi mới:

- Ở vùng châu thổ các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông Cả,... số làng bản định cư ngày càng nhiều, bấy giờ gọi là chiềng chạ. Do hoàn cảnh sinh sống, những làng bản gần nhau họp lại thành bộ lạc.

- Trong làng bản, vai trò của người đàn ông ngày càng cao. Thị tộc mẫu hệ chuyển dần thành thị tộc phụ hệ.

- Do yêu cầu quản lí xóm làng được đặt ra và những người có sức khỏe, có nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất được bầu làm người đứng đầu làng, bản. Giàu nghèo cũng từ đó xuất hiện và ngày càng phát triển.

 

Câu 2: Trình bày sự ra đời của nhà nước Văn Lang?

Trả lời:

Sự ra đời của nhà nước Văn Lang:

- Nhà nước Văn Lang ra đời trong điều kiện tình hình phân hóa giai cấp chưa thật sâu sắc. Bên cạnh chức năng thống trị, bóc lột còn phải đảm bảo chức năng xây dựng các công trình thủy lợi và chống ngoại xâm.

- Khoảng 2000 năm TCN, những nhóm cư dân Việt cổ đã bắt đầu mở rộng địa bàn cư trú, di I từ vùng núi, trung du xuống đồng bằng các con sông lớn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay.

- Những bộ lạc lớn dần dần hình thành, gần gũi nhau về tiếng nói và hoạt động sản xuất. Bộ lạc mạnh nhất là Văn Lang, cư trú trên vùng đất ven sông Hồng từ Việt Trì (Phú Thọ) đến chân núi Ba Vì (Hà Nội) ngày nay.

- Cư dân ở đây đông đúc, có nghề đúc đồng phát triển sớm, họ sống ven những bãi bồi, trồng lúa, trồng dâu.

- Do nhu cầu trị thủy để bảo vệ mùa màng và chống ngoại xâm. Vào thế kỉ VII TCN, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã thu phục các bộ lạc khác, tự xưng là Hùng Vương, thành lập nhà nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Việt Trì, Phú Thọ).

- Sự ra đời của nhà nước Văn Lang mở ra thời kì dựng nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta.

Câu 3: Trình bày tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang? Kể tên 15 bộ của nhà nước Văn Lang?

Trả lời:

Tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang:  

- Nhà nước Văn Lang có hai cấp chính quyền: Trung ương và địa phương. đây ngồi bó thả bắn

- Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương; vua Hùng Vương chia nước thành 15 bộ; kinh đô đóng ở Phong Châu (Việt Trì - Phú Thọ ngày nay). 

- Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng giải quyết công việc chung của nhà nước. Bên dưới là các bộ do Lạc tướng đứng đầu. Dưới bộ là các công xã, chiềng, chạ do Bồ chính (già làng) đứng đầu.

+ Chức Lạc tướng được truyền theo hình thức cha truyền con nối. Lạc tướng thực chất là tù trưởng, thủ lĩnh đứng đầu một vùng. Code Louish spend này nào

+ Bồ chính lúc đầu là người đại diện cho công xã, sau đó trở thành quý tộc. ...

- Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội. Khi có bị có chiến tranh, nhà nước huy động thanh niên trai tráng ở các chiềng, chạ tập hợp lại cùng chiến đấu.

- Nước được chia thành 15 bộ, còn gọi là quận, bao gồm: Việt Thường, Giao Chỉ, Chu Diên, Vũ Ninh, Phúc Lộc, Ninh Hải, Dương Tuyền, Lục Hải, Hoài Hoan, Cửu Chân, Nhật Nam, Chân Định, Văn Lang, Quế Lâm, Tương Quân.

Câu 4: Trình bày hiểu biết của em về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến?

Trả lời:

  • Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần:

- Vào khoảng cuối thế kỉ III TCN, nhà nước Văn Lang suy yếu. Năm 214 TCN, quân Tần ở phương Bắc đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc người Việt. - Người Lạc Việt và người Âu Việt dũng cảm chiến đấu chống quân Tần dưới sự lãnh đạo của Thục Phán.

- Năm 208 TCN, tướng giặc là Đồ Thư bị giết, quân Tần gặp nhiều khó khăn phải rút về nước

- Sau khi kháng chiến thắng lợi, Thục Phán xưng là An Dương Vương. Ông thành Âu Lạc, dời đô về Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

  • Nguyên nhân thắng lợi:

- Tinh thần đoàn kết, chiến đấu dũng cảm, kiên trì của nhân dân Âu Việt và Lạc Việt.

- Vai trò chỉ huy của Thục Phán về đoàn kết lực lượng, về lối đánh lâu dài…

- Đường lối kháng chiến đúng đắn: liên minh chặt chẽ hai tộc người Âu Việt và Lạc Việt, đồng thời biết dựa vào địa hình rừng núi hiểm yếu để đánh lâu dài, từng bước đánh bại âm mưu xâm lược của kẻ thù.

Câu 5: Nguyên nhân An Dương Vương đặt tên nước Âu Lạc là gì? Em hãy nêu những thay đổi của nước Âu Lạc.

Trả lời:

  • Nguyên nhân An Dương Vương đặt tên nước Âu Lạc:

- Nhân dân Âu Việt và Lạc Việt là hai bộ lạc sống gần nhau, có chung trình độ phát triển kinh tế, văn hóa và họ đã đoàn kết với nhau để chống lại quân Tần bảo vệ lãnh thổ.

- Đồng thời để có sự kết hợp ý nghĩa lớn tên gọi của hai bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt nên Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc.

  • Những thay đổi của nước Âu Lạc:

- Đất nước cuối thời Hùng Vương và đầu thời Âu Lạc có những tiến bộ đáng kể.

+ Nông nghiệp, lưỡi cày đồng được cải tiến và được dùng phổ biến hơn, lúa gạo, khoai, đậu, rau, củ ngày một nhiều hơn.

+ Chăn nuôi, đánh cá, săn bắt đều phát triển.

+ Nghề thủ công: làm đồ gốm, dệt, đồ trang sức... đều tiến bộ. Đặc biệt ngành xây dựng và luyện kim phát triển.

- Dân số tăng lên, sự phân biệt giữa tầng lớp thống trị và nhân dân cũng sâu sắc hơn.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Em hãy mô tả cấu trúc thành Cổ Loa?

Trả lời:

Mô tả cấu trúc thành Cổ Loa:

- Là một khu thành đất rộng lớn được vua An Dương Vương cho xây dựng ở kinh đô Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).

- Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành.

- Thành có ba vòng khép kín (thành Ngoại, thành Trung và thành Nội) với tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 m. Chiều cao khoảng 5 - 10 m, chân thành rộng từ 10 - 12 m.

- Các thành đều có hào bao bọc xung quanh, rộng từ 10 - 30 m. Các hào thông nhau, vừa nối với một đầm lớn (Đầm Cả) ở giữa thành Trung và thành Ngoại, vừa nối với sông Hoàng.

- Bên trong thành Nội là những khu nhà ở và làm việc của nhà vua và các Lạc hầu, Lạc tướng.

- Trong thành có lực lượng quân đội mạnh gồm 2 bộ phận: thủy binh và bộ binh được trang bị vũ khí đầy đủ.

- Sự phát triển của nước Âu Lạc so với nước Văn Lang trên lĩnh vực tổ chức, quản lí nhà nước.

- Nhà nước Âu Lạc rất chú trọng bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước. Cổ Loa vừa là kinh thành, vừa là “quân thành”, là căn cứ quân sự mang tính phòng thủ kiên cố của Âu Lạc.

- Đây là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.

 

Câu 2: Nhà nước Âu Lạc sụp đổ như thế nào?

Trả lời:

Sự sụp đổ của nhà nước Âu Lạc:

- Năm 207 TCN, Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc. Quân dân Âu Lạc đã chiến đấu anh dũng, với vũ khí tốt đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước.

- Năm 179 TCN, Triệu Đà giả vờ xin hoà và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta. Triệu Đà tiếp tục đem quân xâm lược lần nữa. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.

 

Câu 3: Nhà nước Âu Lạc đã có những thay đổi gì từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I?

Trả lời:

Những thay đổi của nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I

- Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân và sau đó nhà Hán chia nước ta thành 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, xóa bỏ tên nước ta đưa quan lại người Hán sang cai trị, đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu quận là Thái thú, dưới quận là huyện, do các Lạc tướng cai quản như trước.

- Chính quyền đô hộ ra sức cướp đất, bóc lột và áp bức nhân dân ta một cách tàn bạo. Chúng lại đưa một số người Hán sang sinh sống trên đất nước ta và bắt nhân dân ta phải theo phong tục, tập quán của chúng.

- Ách đô hộ tàn bạo càng tăng lên khi tên Tô Định sang làm Thái thú Giao Chỉ (năm 34). Ý chí đấu tranh chống ách xâm lược của nhân dân ta ngày càng dâng cao.

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: So sánh sự giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc?

Trả lời:

  • Giống nhau:

- Là tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên, còn sơ khai, đơn giản, vua có quyền quyết định tối cao.

- Giúp vua cai trị là các Lạc hầu, Lạc tướng. Lạc tướng đứng đầu các bộ; Bồ chính đứng đầu các chiềng, chạ.

  • Khác nhau:

- Nước Văn Lang đóng đô ở vùng trung du: Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).

- Nước Âu Lạc đóng đô ở vùng đồng bằng: Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh - Hà Nội ngày nay).

- Nhà nước Âu Lạc phát triển hơn, có thành Cổ Loa vừa là kinh đô trung tâm chính trị, kinh tế, vừa là công trình quân sự độc đáo bảo vệ an ninh quốc gia, thể hiện trình độ phát triển cao hơn.

- Vua An Dương Vương có quyền lực cao hơn vua Hùng, có quân đội mạnh được trang bị đầy đủ, đặc biệt là “nỏ thần”.

Câu 2: Em biết gì về “nỏ thần” được An Dương Vương sử dụng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tần?

Trả lời:

- Nỏ thần” đó chính là nỏ Liên Châu.

- Nỏ Liên Châu là vũ khí quan trọng của nước Âu Lạc. Tương truyên, nỏ Liên Châu do Cao Lỗ (vị tướng của An Dương Vương) chế tạo, có thể bắn một lần được nhiều phát, các mũi tên đề được bịt đồng sắc nhọn (có 3 cạnh).

- Lẫy nỏ là bộ phận quan trọng nhất của nỏ Liên Châu. Trong truyền thuyết, lẫy nỏ làm bằng móng rùa thần, nhưng theo các nhà nghiên cứu thì có thể rùa là con vật linh thiêng được cư dẫn Việt tôn thờ nên đã gắn sức mạnh của vị thần phát cho loại vũ khí “bảo bối” của mình nhằm làm tăng thêm sức mạnh thần kì của thứ vũ khí ấy. Thực tế, lẫy có thể được chế bằng đồng, bằng sừng hoan gỗ cứng, hình dáng của nó gần như móng rùa. Nó được cấu tạo với nhiều chi tiết lắp vào nhau nên chiếc nỏ còn được gọi là “liên cơ”. Bình thường, dây nỏ được căng lên, cài lại, khi bắn thì dùng ngón tay kéo lùi nút lẫy để dây bật, đẩy tung những cánh tên lao như gió cuốn.

- Để một lúc bật lẫy nỏ cho nhiều mũi tên cùng bay ra, có ý kiến cho rằng tướng quân Cao Lỗ đã nghĩ cách làm rộng thân nỏ, xẻ chéo nhiều rãnh, đặt những mũi tên chụm lại để khi bật lẫy, mũi tên theo rãnh bay đi.

- Sức mạnh của nỏ Liên Châu đã được ghi lại trong sách Lĩnh Nam chích quái như sau: “Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám tới gần”.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay