Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo Bài 6: Ai Cập cổ đại

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 6: Ai Cập cổ đại.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 chân trời sáng tạo.

CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

Bài 6: AI CẬP CỔ ĐẠI

Câu 1: Em hãy cho biết vị trí địa lí của Ai Cập cổ đại?

Trả lời:

Vị trí địa lí:

- Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi, là vùng đất dài năm dọc hai bên bờ Sông Nin

+ Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi con sông Nin đổ ra Địa Trung Hải

+ Phía nam là vùng Thượng Ai Cập, với nhiều núi và đồi cát. qua đây và quốc tế

+ Phía đông và phía tây giáp với sa mạc.

Câu 2: Em hãy điền thông tin còn thiếu vào dấu ba chấm sau:

Ai Cập cổ đại nằm ở … châu Phi, là vùng đất dài năm dọc hai bên bờ …:

+ Phía bắc là vùng …, nơi con sông Nin đổ ra Địa Trung Hải

+ Phía nam là vùng …, với nhiều núi và đồi cát

+ Phía đông và phía tây giáp với …

Trả lời:

Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi, là vùng đất dài năm dọc hai bên bờ Sông Nin

+ Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi con sông Nin đổ ra Địa Trung Hải

+ Phía nam là vùng Thượng Ai Cập, với nhiều núi và đồi cát. qua đây và quốc tế

+ Phía đông và phía tây giáp với sa mạc.

Câu 3: Sông Nin giúp ích cho nông nghiệp và giao thông Ai Cập cổ đại như thế nào?

Trả lời:

- Nông nghiệp Ai Cập cổ đại: Sông Nin mang đến nguồn nước thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của Ai Cập cổ đại.

+ Hằng năm, từ tháng 7, mực nước sông Nin dâng cao, lũ tràn hai bên bờ.

+ Tháng 10, nước sông Nin bắt đầu rút để lại những lớp đất phù sa màu đen. Người Ai Cập cổ đại nhanh chóng gieo trồng lúa mì.

+ Từ tháng 3, cư dân bắt đầu thu hoạch và tích trữ lúa mì, đảm bảo nguồn lương thực.

- Giao thông Ai Cập cổ đại: Sông Nin còn là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng.

+ Theo hướng chảy xuôi dòng của sông Nin từ nam đến bắc, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập.

+ Khi di chuyển ngược dòng nước, người Ai Cập còn biết tận dụng sức gió thổi từ biển vào, đẩy thuyền buồm từ Hạ Ai Cập về Thượng Ai Cập dễ dàng hơn.

Câu 4: Vì sao nói “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”?

Trả lời:

- Sông Nin mang đến nguồn nước thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của Ai Cập cổ đại.

+ Hằng năm, từ tháng 7, mực nước sông Nin dâng cao, lũ tràn hai bên bờ.

+ Tháng 10, nước sông Nin bắt đầu rút để lại những lớp đất phù sa màu đen. Người Ai Cập cổ đại nhanh chóng gieo trồng lúa mì.

+ Từ tháng 3, cư dân bắt đầu thu hoạch và tích trữ lúa mì, đảm bảo nguồn lương thực.

- Sông Nin còn là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng.

+ Theo hướng chảy xuôi dòng của sông Nin từ nam đến bắc, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập.

+ Khi di chuyển ngược dòng nước, người Ai Cập còn biết tận dụng sức gió thổi từ biển vào, đẩy thuyền buồm từ Hạ Ai Cập về Thượng Ai Cập dễ dàng hơn.

Chính những điều kiện tự nhiên thuận lợi đó, quốc gia cổ đại Ai Cập sớm được hình thành ở phương Đông. Hê-rô-đốt, một nhà sử học nổi tiếng người Hy Lạp cổ đại đã nói: “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”. Nếu không có sông Nin sẽ không có Ai Cập như chúng ta được biết ngày nay.

ð Ai Cập là tặng phẩm vô giá của sông Nin.

Câu 5: Theo em Nôm trong Ai Cập cổ đại là gì?

Trả lời:

Nôm trong Ai Cập cổ đại: vào cuối thời nguyên thủy, những vùng đất phù sa màu mỡ, rộng lớn của dòng sông Nin ở Ai Cập là nơi cư trú của cư dân Ai Cập. Cư dân ở đây sống theo từng công xã, gọi là Nôm.

Câu 6: Nêu sự hình thành nhà nước Ai Cập cổ đại?

Trả lời:

Sự hình thành nhà nước Ai Cập cổ đại:

- Vào cuối thời nguyên thủy, những vùng đất phù sa màu mỡ, rộng lớn của dòng sông Nin ở Ai Cập là nơi cư trú của cư dân Ai Cập. Cư dân ở đây sống theo từng công xã, gọi là Nôm.

- Từ thiên niên kỉ thứ IV TCN, các Nôm miền Bắc hợp thành Hạ Ai Cập, các Nôm miền Nam hợp thành Thượng Ai Cập.

- Theo huyền thoại, khoảng năm 3000 TCN, vua Na-mơ (Namer) đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập. Từ đó, nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời.

- Năm 30 TCN, người La Mã xâm chiếm Ai Cập, nhà nước Ai Cập cổ đại sụp.

Câu 7: Nhà nước Ai Cập cổ đại được tổ chức theo chế độ nào? Đứng đầu nhà nước là ai?

Trả lời:

- Nhà nước Ai cập cổ đại được tổ chức theo quân chủ chuyên chế cổ đại

- Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là các Pha-ra-ông, có quyền lực tối cao, sở hữu toàn bộ đất đai, của cải và có quân đội riêng.

Câu 8: Em hãy cho biết thể chế chính trị của nhà nước Ai Cập cổ đại?

Trả lời:

Thể chế chính trị:

- Nhà nước Ai cập cổ đại được tổ chức theo quân chủ chuyên chế cổ đại:

+ Vua Na-mơ và những người kế nghiệp đã cai trị Ai Cập theo hình thức cha truyền con

+ Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại là các Pha-ra-ông, có quyền lực tối cao, sở hữu toàn bộ đất đai, của cải và có quân đội riêng.

Câu 9: Diễn biến của quá trình thống nhất Ai Cập cổ đại?

Trả lời:

Diễn biến quá trình thống nhất:

+ Đầu tiên, những người thổ dân châu Phi phối hợp với tộc người Ha-mít từ Tây Á xâm nhập vào vùng lưu vực sông Nin, sống theo từng công xã gọi là Nôm.

+ Đến khoảng năm 3000 TCN, vua Na-mơ đã thống nhất các Nôm lại thành Ai Cập cổ đại.

Câu 10: Hình thức thống nhất của Ai Cập cổ đại là gì? Trình bày hình thức đấu tranh của Ai Cập cổ đại.

Trả lời:

- Hình thức thống nhất của Ai Cập cổ đại bằng chiến tranh.

- Hình thức thống nhất bằng chiến tranh:

+ Vua Na-mơ đội cả hai vương miện, tay cầm quyền trượng được vạn người tôn kính nâng lên tựa như một vị thần và hình ảnh chiến đấu bằng cả vũ khí, con người và cả động vật giao chiến với nhau.

+ Phiến đá Na-mơ, 64 cm x 42 cm, có hai mặt diễn tả chiến thắng của vua Na-mơ với sự ủng hộ của thần Hô-rút, vị thần bảo hộ của các Pha-ra-ông, biểu hiện là chim ưng. Hình ảnh vua Na-mơ đội một vương miện Thượng Ai Cập và một vương miện Hạ Ai Cập diễn tả sự thống nhất Ai Cập.

Câu 11: Ai Cập cổ đại có những thuận lợi và khó khăn gì về điều kiện tự nhiên?

Trả lời:

- Thuận lợi:

+ Dòng sông Nin hàng năm mang một lượng phù sa bồi đắp làm cho đất đai màu mỡ, lại gần nguồn nước tưới, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và sinh sống ban đầu.

+ Vì vậy, cư dân Ai Cập sớm hình thành nhà nước đầu tiên.

- Khó khăn:

+ Do quần tụ bên các dòng sông nên dễ bị lũ lụt, gây mất mùa, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

Câu 12: Em hãy cho biết điều kiện để thành lập quốc gia Ai Cập cổ đại?

Trả lời:

Điều kiện để thành lập quốc gia Ai Cập cổ đại:

+ Do phải làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh và sản xuất nông nghiệp, người dân Ai Cập đã sống quần tụ thành những trung tâm quần cư lớn và gắn bó với nhau trong tổ chức công xã.

+ Yêu cầu đặt ra là phải sớm hình thành nhà nước để phục vụ nhu cầu sản xuất và trị thủy.

ð Từ đó, nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời.

Câu 13: Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ai Cập cổ đại phải kể đến những lĩnh vực gì?

Trả lời:

Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ai Cập cổ đại phải kể đến những lĩnh vực: thiên văn học, chữ viết, toán học, kiến trúc và điêu khắc, y học.

Câu 14: Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của Ai Cập cổ đại là gì?

Trả lời:

Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của Ai Cập cổ đại là các kim tự tháp, tập trung nhiều nhất ở Mem-phít, nơi có kim tự tháp Kê-ốp, Thung lũng các vị vua và khu đền tháp của vua Ram-sét thuộc phía nam Ai Cập ngày nay.

Câu 15: Hoàn thiện bảng thể hiện những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ai Cập cổ đại?

Lĩnh vực

Thành tựu

Thiên văn học

 

Chữ viết

 

Toán học

 

Kiến trúc và điêu khắc

 

Y học

 

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Thiên văn học

- Từ rất sớm, cư dân Ai Cập đã biết làm ra lịch: họ tính một năm có 365 ngày, chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày.

- Họ biết làm đồng hồ bằng cách đo ánh sáng Mặt Trời, chia một ngày làm 24 giờ.

Chữ viết

- Lúc đầu, dùng hình vẽ để biểu đạt ý niệm, suy nghĩ.

- Về sau, cải thiện theo hướng đơn giản hóa, chỉ lấy một phần điển hình của sự vật để tạo nên chữ.

- Khắc những chữ tượng hình trên những phiến đá, sau đó viết trên giấy làm từ loại vỏ cây pa-pi-rút (một loại cây mọc ven bờ sông Nin). Nhờ đó, người Ai Cập cổ đại đã lưu trữ được lượng lớn thông tin, lại

Toán học

- Do hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xóa nhòa, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích. Vì vậy, họ rất thạo về hình học.

- Người Ai Cập cổ đại đã biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn.

- Những hiểu biết về toán học của người Ai Cập cổ đại là nền tảng quan trọng để cư dân Ai Cập cổ đại xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ như kim tự tháp kì vĩ và tượng Nhân sư.

Kiến trúc và điêu khắc

- Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của Ai Cập cổ đại là các kim tự tháp, tập trung nhiều nhất ở Mem-phít, nơi có kim tự tháp Kê-ốp, Thung lũng các vị vua và khu đền tháp của vua Ram-sét thuộc phía nam Ai Cập ngày nay.

- Kim tự tháp Kê-ốp, một kì quan của thế giới cổ đại, có chiều cao khoảng 147 m, được tạo nên từ hơn 2 triệu phiến đá, phần lớn các phiến đá nặng từ 2,5 tấn, đặc biệt những phiến đá xây dựng phần móng nặng hàng chục tấn.

- Nhiều tác phẩm được coi là báu vật của nghệ thuật nhân loại như tượng bán thân nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti, phiến đá Na-mơ, mặt nạ bằng vàng của vua Tu-tan-kha-mun...

Y học

- Người Ai Cập cổ đại không chỉ tin vào thần linh mà còn tin vào sự bất tử của con người. V vậy, kĩ thuật ướp xác được ra đời.

- Người Ai Cập ướp xác với mục đích để đợi linh hồn tái sinh và xây kim tự tháp để cất giữ xác ướp.

- Nhờ ướp xác mà người Ai Cập cổ đại giỏi về giải phẫu học, họ biết rõ các bộ phận cơ thể người. - Nguyên liệu để tiến hành ướp xác là tinh dầu thực vật. Quá trình ướp xác đã đem đến cho họ kiến thức về các loại thuốc bằng thảo mộc, tinh dầu,..

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay