Câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức Bài 11 - Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận  Bài 11 - Các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X

BÀI 11: CÁC QUỐC GIA SƠ KÌ Ở ĐÔNG NAM Á

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên của các quốc gia khu vực Đông Nam Á?

Trả lời:

Điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên của khu vực Đông Nam Á:

+ Án ngữ ở vị trí “ngã tư” đường giao thông quốc tế (cầu nối giữa: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-lia).

+ Gồm 2 khu vực riêng biệt là: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

+ Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn.

Câu 2: Em hãy cho biết những cơ sở hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?

Trả lời:

Những cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á:

+ Nền nông nghiệp trồng lúa nước phát triển.

+ Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,...

+ Giao lưu kinh tế - văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, khu vực Đông Nam Á đã lần lượt xuất hiện các quốc gia sơ kì nào?

Trả lời:

Khoảng thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII, khu vực Đông Nam Á đã lần lượt xuất hiện các quốc gia sơ kì, như: Văn Lang, Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam…

Câu 2: Trình bày quá hình thành các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á?

Trả lời:

- Thế kỉ VII TCN - VII, ở Đông Nam Á lần lượt xuất hiện các quốc gia sơ kì:

+ Văn Lang – Âu Lạc, Chăm-pa, Phù Nam (ở Việt Nam hiện nay)

+ Các vương quốc ở hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan).

+ Các vương quốc ở các đảo thuộc In-đô-nê-xi-a hiện nay.

- Do vị trí thuận lợi, buôn bán bằng đường biển ở một số quốc gia ngày càng thành đạt. Một số thành thị sầm uất đã xuất hiện như: Óc Eo, Ta-cô-la…

Câu 3: Vì sao nói Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng?

Trả lời:

Do vị trí nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Dộ Dương với Thái Bình Dương, từ lâu nay khu vực Đông Nam Á vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.

  • Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng.

 

Câu 4: Em hãy cho biết hoạt động giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên?

Trả lời:

- Hoạt động thương mại, đặc biệt là buôn bán bằng đường biển rất phát triển.

- Thị trường buôn bán rộng mở, trong đó:

+ Buôn bán giữa các quốc gia Đông Nam Á với nhau

+ Buôn bán giữa các quốc gia Đông Nam Á với bên ngoài

 

Câu 5: Tác động của việc giao lưu thương mại đối với sự ra đời của các quốc gia sơ kỳ Đông Nam Á như thế nào?

Trả lời:

- Đông Nam Á là một khu vực địa lí – lịch sử - văn hóa mang sắc thái riêng biệt. với địa hình đa dạng, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa kèm theo mưa thuận lợi cho sự phát triển của cây lúa nước. Vào những thế kỉ tiếp giáp công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã sử dụng phổ biến đồ sắt, kinh tế nông nghiệp phát triển.

- Đồng thời, chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc (thông quan việc giao lưu thương mại) nhiều vương quốc cổ đã xuất hiện ở khu vực này, ví dụ:

+ Trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay đã xuất hiện các nhà nước: Văn Lang, Âu Lạc; Vương quốc Phù Nam và Vương quốc Chăm-pa.

+ Tại lưu vực sông Mê Nam, người Môn đã thành lập Vương quốc Đva-ra-va-ti; Ha-ri-pun-giay-a.

+ Tại lưu vực sông I-ra-oa-di, người Môn thành lập các Vương quốc Tha-tơn và Pê-gu; người Pi-u thành lập Vương quốc Sri Kse-tra.

+ Trên bán đảo Mã Lai xuất hiện các Vương quốc: Kê-đa; Tam-Bra-lin-ga; Tu-ma-sic.

+ Trên lãnh thổ In-đô-nê-xi-a ngày nay ra đời các Vương quốc Ma-layu; Ta-ru-ma, Can-tô-li.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Vì sao từ rất xa xưa các vương quốc cổ ở Đông Nam Á được thành lập?

Trả lời:

Giải thích:

- Đông Nam Á là một khu vực khá rộng nằm ở phía đông nam châu Á, gồm hai khu vực riêng biệt là Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo

- Đông Nam Á là cầu nối giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương, cũng là cầu nối giữa lục địa Á - Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

- Đông Nam Á nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, cho việc phát triển cây lúa nước và nhiều loại cây hương liệu quý hiểm.

- Các điều kiện tự nhiên nói trên thuận lợi cho bước đi đầu tiên của con người:

+ Địa bàn sinh tụ nhỏ nhưng lại phong phú về nguồn thức ăn, đã tạo ra không gian thuận lợi cho cuộc sống con người thời cổ.

+ Vì vậy, từ rất xa xưa con người đã có mặt tại khu vực này.

Câu 2: Điều kiện ra đời của các vương quốc cổ lục địa đầu tiên ở Đông Nam Á là gì? Kể tên một số vương quốc đó.

Trả lời:

Điều kiện ra đời của các vương quốc cổ lục địa đầu tiên:

- Các vương quốc cổ lục địa ra đời đầu tiên ở Đông Nam Á gắn với những dòng sông đổ biển, thuận lợi cho phát triển nghề nông và giao lưu thương mại với thế giới bên ngoài.

- Tên các vương quốc lục địa đầu tiên: Chăm-pa, Phù Nam, Tha-tơn. Trong đó, Phù Nam là ương quốc cổ phát triển nhất trong 7 thế kỉ đầu Công nguyên với thương cảng Óc Eo (An Giang, Việt Nam).

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Ghép các vương quốc ở Đông Nam Á với tên địa danh ra đời ở cột tương ứng trong bảng kê dưới đây:

Tên vương quốc

Tên địa danh ra đời của các vương quốc Đông Nam Á

Phù Nam

Bán đảo Mã Lai

Chăm-pa

Lưu vực sông I-ra-oa-đi

Dva-ra-va-ti

Hạ lưu sông Mê Công

Tha-tơn

In-đô-nê-xi-a

Kê-đa, Tan-bra-lin-ga, Tu-ma-sic

Mê Nam

Ma-lay-u, Ta-ru-ma, Can-tô-li

Miền Trung Việt Nam

Trả lời:

Tên vương quốc

Tên địa danh ra đời của các vương quốc Đông Nam Á

Phù Nam

Hạ lưu sông Mê Công

Chăm-pa

Miền Trung Việt Nam

Dva-ra-va-ti

Mê Nam

Tha-tơn

Lưu vực sông I-ra-oa-đi

Kê-đa, Tan-bra-lin-ga, Tu-ma-sic

Bán đảo Mã Lai

Ma-lay-u, Ta-ru-ma, Can-tô-li

In-đô-nê-xi-a

 

Câu 2: Sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt lên quan đến lúa, gạo.

Trả lời:

Một số câu thành ngữ, tục ngữ của người Việt liên quan đến lúa, gạo:

(1) “Tháng sáu mà cấy mạ già

Thà rằng công cấy ở nhà ãm con.

Tháng chạp mà cấy mạ non

Thà rằng công cấy ãm con ở nhà”.

(2) “Còn gạo không biết ăn dè

Đến khi hết gạo ăn dè chẳng ra”

(3) “Thấy nếp thì lại thèm xôi

Ngồi bên thúng gạo nhớ nồi cơm thơm

Hai tay xới xới đơm đơm

Công ai cày cấy sớm hôm đó mà”…

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay