Câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức Bài 3 - Thời gian trong lịch sử

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 3 - Thời gian trong lịch sử.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

CHƯƠNG 1: TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ?

BÀI 3: THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Năm đầu tiên của Công nguyên được đánh dấu bằng sự kiện lịch sử nào?

Trả lời:

Năm đầu tiên của Công nguyên được đánh dấu bằng sự kiện Chúa Giê-su (người sáng lập đạo Ki-tô) ra đời.

Câu 2: Con người sáng tạo ra các cách tính thời gian phổ biến trên thế giới dựa trên cơ sở nào?

Trả lời:

Dựa vào quan sát và tính toán, người xưa đã dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng quanh Trái Đất và sự di chuyển của Trái Đất quanh Mặt Trời và làm ra lịch.

 

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Theo em sự cần thiết phải xác định thời gian đối với cuộc sống con người diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Sự cần thiết phải xác định thời gian đối với cuộc sống con người: 

- Thời nguyên thủy, do việc kiếm sống khó khăn, con người không nghĩ đến thời gian và chưa có điều kiện để hiểu biết về thời gian. 

- Khi cuộc sống đã khá hơn, con người có mong muôn ghi nhớ một số việc mình làm. Nhu cầu này tăng lên khi có nhiều việc liên quan với nhau và người ta cần biết được khoảng thời gian từ lúc bắt đầu cho đến lúc có kết quả như đã đạt được

- Từ nhu cầu ngày càng bức thiết đó, con người bắt đầu quan sát trời, đất, cây, cỏ, sông, nước v.v... và đặc biệt là họ nhận thấy nhiều hiện tượng lặp đi lặp lại, những hiện tượng này có quan hệ chặt chẽ với Mặt Trời và Mặt Trăng. Cơ sở để xác định thời gian là vượn người chuyển biến tôi nói quốc của của được bắt đầu từ đó. 

 

Câu 2: Việc tính thời gian đối với lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì sao?

Trả lời:

Đối với lịch sử, việc tính thời gian cực quan trọng bởi vì: 

- Lịch sử là quá khứ. Muốn dựng lại lịch sử, điều trước tiên là phải sắp xếp được sự kiện theo thứ tự thời gian. 

- Chỉ có trên cơ sở thời gian, chúng ta mới thấy được con đường đi lên của lịch sử, giải thích được các mối quan hệ giữa các sự kiện, các thời điểm lịch sử. 

- Có xác định được thời gian mới đánh giá đúng bản chất của lịch sử, không thể đứng ở thời kì này đánh giá thời kì khác, đó gọi là quan điểm lịch sử. 

 

Câu 3: Âm lịch là cách tính thời gian như thế nào?

Trả lời:

Âm lịch là cách tính thời gian theo chu kì Mặt Trăng xung quanh Trái Đất. Thời gian Mặt Trăng chuyển động hết một vòng quanh Trái Đất là một tháng.

Câu 4: Nguyên nhân và cơ sở để tính thời gian là gì?

Trả lời:

Nguyên nhân

Cơ sở

- Muốn hiểu và dựng lại lịch sử, phải sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian.

- Việc xác định thời gian là một nguyên tắc quan trọng trong việc tìm hiểu và học tập lịch sử.

- Nhu cầu ghi lại những việc làm của con người trong quá khứ.

- Quan sát các hiện tượng tự nhiên như trời hết sáng đến tối, hết mùa nắng đến mùa mưa,...

- Hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng.

 

Câu 5: Cách tính thời gian theo dương lịch là cách tính như thế nào? Ngày lễ nào ở Việt Nam được tính theo Dương lịch?

Trả lời:

- Dương lịch: Là cách tính thời gian theo chu kì Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời. Thời gian chuyển động quanh Mặt Trời hết một vòng là một năm.

- Ở Việt Nam, ngày Quốc khánh (2/9 hằng năm) được tính theo Dương lịch.

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Trên các tờ lịch của Việt Nam hiện nay ghi cả âm lịch và dương lịch vì sao?

Trả lời:

Trên các tờ lịch Việt Nam đều ghi cả âm lịch và dương lịch vì nước ta dùng dương lịch theo lịch chung của thế giới, nhưng trong nhân dân vẫn dùng âm lịch theo truyền thống.

Câu 2: Em hãy nêu sự khác nhau giữa lịch phương Đông và lịch phương Tây?

Trả lời:

Sự khác nhau giữa lịch phương Đông và lịch phương Tây:

Người phương Đông

Người phương Tây

Dựa vào sự tuần hoàn của Mặt Trăng tính tháng, tính ngày. Một tháng gọi là một tuần trăng có 29 - 30 ngày, gọi là âm lịch. 

Dựa vào thời gian Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời một vòng làm một năm và lúc đó họ tính được một năm có 365 hoặc 366 ngày, sau đó chia ra tháng, ngày gọi là dương lịch. 

 

Câu 3: Em có nhận xét gì về lịch của các nước thời xưa?

Trả lời:

Lịch của các nước thời xưa:

- Thời xưa các nước chưa có chung một thứ lịch, các nước phương Đông như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc v.v... đều có lịch riêng trên cơ sở tính toán một năm có 360 ngày hay 365 ngày, chia thành 12 tháng, mỗi tháng có từ 29 đến 30 ngày. 

- Để giải quyết số ngày dư thừa trong năm, mỗi nước lại có cách làm riêng như Ai Cập thì thêm khoảng 5 ngày đầu năm, Trung Quốc thì thêm tháng nhuận. 

- Người phương Tây, đặc biệt là người La Mã cổ đại, họ làm lịch với một cách tính một năm bằng 365 ngày, 4 năm lại có một năm nhuận 366 ngày (tháng Hai thêm một ngày). 

 

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Công lịch là gì? Công lịch tính thời gian như thế nào?

Trả lời:

Công lịch là:

- Lịch chính thức của thế giới hiện nay dựa theo cách tính thời gian của dương lịch, gọi là Công lịch.

 - Công lịch lấy năm 1 là năm tương truyền Chúa Giê-su ra đời làm năm đầu tiên của Công nguyên. Trước năm đó là trước Công nguyên (TCN). Từ năm 1 trở đi, thời gian được tính là Công nguyên (CN).

Câu 2: Một năm có 365 ngày, còn năm nhuận là bao nhiêu ngày? Giải thích.

Trả lời:

- Một năm có 365 ngày, còn năm nhuận là 366 ngày.

- Năm nhuận sẽ nhiều hơn năm không nhuận một ngày nữa. Vì mỗi năm sẽ thừa ra 6 tiếng, người ta quy ước 4 năm sẽ nhuận 1 lần và bằng 1 ngày.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay