Câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức Bài 9 - Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9 - Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 kết nối tri thức.

CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

BÀI 9: TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỈ VI

  1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Con sông nào ở Trung Quốc được gọi là “sông Mẹ”? Tác dụng của con sông “sông Mẹ” đến nền văn minh Trung Quốc thời cổ đại.

Trả lời:

- Hoàng Hà chính là con sông thứ hai ở Trung Quốc, được người dân trìu mến gọi là “sông Mẹ” có tác dụng đến nền văn minh Trung Quốc.

- “Sông Mẹ” mang một lượng phù sa màu mỡ tạo nên vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng trọt khi công cụ sản xuất ở Trung Quốc thời cổ đại còn tương đối thô sơ.

- Nhờ vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của văn minh Trung Quốc.

Câu 2: Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Trung Quốc là giai cấp nào?

Trả lời:

- Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Trung Quốc là địa chủ - nông dân lĩnh canh.

+ Qúy tộc quan lại chiếm nhiều ruộng đất và một bộ phân nông dân công xã giàu có trở thành địa chủ.

+ Nông dân công xã bị mất ruộng đất phải nhận ruộng để canh tác trở thành nông dân lĩnh canh.

 

Câu 3: Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại?

 Trả lời:

Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại:

- Thời cổ đại, lãnh thổ Trung Quốc nhỏ hơn ngày nay rất nhiều. Cư dân cư trú chủ yếu ở trung và hạ lưu sông Hoàng Hà. Về sau, họ mở rộng địa bàn cư trú xuống lưu vực sông Trường Giang.

- Lưu vực sông Hoàng Hà và sông Trường Giang có đất phù sa màu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp.

- Nhờ đó, từ rất sớm, những nhà nước đầu tiên đã được xây dựng ở hạ lưu sông Hoàng Hà, tiếp đó là hạ lưu sông Trường Giang.

 

Câu 4: Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc lần lượt trải qua các thời kì và triều đại nào?

Trả lời:

- Từ nhà Hán đến nhà Tùy, lịch sử Trung Quốc lần lượt trải qua các thời kì và triều đại Tam Quốc, nhà Tấn, Nam - Bắc triều.

+ Nhà Hán thời gian tồn tại từ năm 206 TCN-năm 220 

+ Năm 220 đến năm 280: Trung Quốc bước vào thời Tam Quốc.

+ Năm 280 đến năm 420: nhà Tấn.

+ Năm 280 đến năm 581: Trung Quốc bước vào thời kì Nam- Bắc Triều.

+ Năm 581 đến năm 618: nhà Tùy

 

Câu 5: Trình bày quá trình thống nhất và xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng?

Trả lời:

Quá trình thống nhất:

- Thời cổ đại ở Trung Quốc kéo dài khoảng 2000 năm, gắn với ba triều đại: nhà Hạ, nhà Thương, nhà Chu.

- Trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang thời cổ đại tồn tại hàng trăm tiểu quốc thườn xuyên xảy ra chiến tranh nhằm thôn tính lẫn nhau.

 - Khoảng thế kỉ III TCN, nhà Chu suy yếu, các nước ở lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang nổi dậy đánh chiếm lẫn nhau suốt 5 thế kỉ, đó là thời Xuân Thu

- Đến cuối thời nhà Chu, nước Tần dần mạnh lên. Tần Doanh Chính đã lần lượt đánh chiếm các nước, thống nhất Trung Quốc.

- Năm 221 TCN, Doanh Chính lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng đã thống nhất lãnh thổ.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Em có nhận xét gì về quá trình thống nhất của Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng?

Trả lời:

Nhận xét về quá trình thống nhất của Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng:

- Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thực hiện một loạt chính sách đổi mới:

+ Về chính trị: Phế bỏ chế độ phân phong, thi hành chế độ quận, huyện. Chia cả nước thành 36 quận, dưới quận là huyện.

+ Tuyển chọn quan lại: Quan lại ở trung ương và địa phương do nhà vua trực tiếp tuyển chọn, không thi hành chế độ cha truyền con nối. 24h) - Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật ở Trung Quốc. Đây là sự thống nhất toàn diện.

Câu 2: Em hãy cho biết tình hình của Trung Quốc từ nhà Hán, Nam - Bắc triều đến nhà Tùy?

Trả lời:

Tình hình của Trung Quốc từ nhà Hán, Nam - Bắc triều đến nhà Tùy:

- Sau nhà Tần, nhà Hán đã cai trị Trung Quốc triều đại phát triển rực rỡ ở Trung Quốc.

- Sau khi nhà Hán sụp đổ, Trung Quốc bước vào thời kì loạn lạc, thống nhất xen kẽ với chia rẽ: Cuối thời nhà Hán đến đầu thời nhà Tấn xuất hiện thời Tam quốc (Ngụy - Thục - Ngô). Cuối nhà Tấn đến đầu nhà Tùy, xuất hiện thời Nam - Bắc triều.

- Đến cuối thế kỉ VI, nhà Tùy tái thống nhất đất nước, đặt cơ sở để Trung Quốc bước vào giai đoạn đỉnh cao của chế độ phong kiến.

Câu 3: Nêu nguyên nhân Trung Quốc phát triển rực rỡ ở thời nhà Hán?

Trả lời:

Nguyên nhân phát triển rực rỡ thời Hán:

- Về chính trị, nhà Hán thực hiện chính sách gần dân, giúp cho nhân dân được an cư lạc nghiệp, từ đó đất nước ổn định về chính trị.

- Về kinh tế, dưới thời nhà Hán, nền kinh tế phát triển, có ngành thủ công và thương nghiệp cũng như khoa học tự nhiên phát triển. Kĩ thuật làm giấy trở thành một trong bốn phát minh lớn của Trung Quốc còn tồn tại đến ngày nay.

- Về tư tưởng, Nho giáo trở thành phương thức trị nước, được nhiều triều đại sau tuân thủ và còn ảnh hưởng đến ngày nay.

Câu 4: Em hãy mô tả kĩ thuật làm giấy ở Trung Quốc?

Trả lời:

Mô tả kĩ thuật làm giấy ở Trung Quốc:

- Nhờ sự phát triển của nghề dệt, tơ tằm, nhân dân lao động Trung Quốc đã phát minh được cách làm một loại giấy thô sơ bằng tơ.

- Người ta biết dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách... để làm giấy. Từ đó nghề sản xuất giấy trở thành một nghề mới, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của nền văn hóa Trung Quốc.

- Đến thế kỉ VIII, kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc được truyền sang phương Tây.

Câu 5: Trình bày những thành tựu văn hóa của Trung Quốc cổ đại đến thế kỉ VII?

Trả lời:

Những thành tựu văn hóa: 

Lĩnh vực

Thành tựu

Về tư tưởng

Thời cổ đại Trung Quốc xuất hiện nhiều trường phái khác nhau, nổi bật nhất là 4 phái: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia. 

Về chữ viết

Thời nhà Thương ở Trung Quốc đã có chữ viết, đó là chữ tượng hình được khắc trên mai rùa, xương thú (giáp cốt), sau đó khắc trên chuông, đỉnh đồng và phổ biến là viết trên các thẻ tre, trúc. 

Về văn học

Tác phẩm văn học cổ nhất Trung Quốc là Kinh thi của Khổng Tử, gồm nhiều sáng tác dân gian, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lí. 

Về sử học

Bộ Sử của Tư Mã Thiên là công trình sử học đồ sộ thời cổ đại Trung Quốc thời cổ đại. 

Về y học

Y học sớm phát triển với nhiều cách chữa bệnh hiệu quả bằng thảo dược, huyệt, châm cứu... 

Về kĩ thuật

Có những phát minh lớn như thiết bị đo động đất, kĩ thuật dệt tơ lụa, kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, la bàn. 

Về kiến trúc

Các triều đại từ nhà Tần đến nhà Tùy còn xây dựng công trình kiến trúc đồ sộ, các cung điện, chùa, tháp, lăng tẩm nguy nga lộng lẫy, trong đó tiêu biểu là Vạn Lí Trường Thành, biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc. 

 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Nêu vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại ở Ai Cập và Trung Quốc?

Trả lời:

Vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại ở Ai Cập và Trung Quốc:

- Do nhu cầu của công tác trị thuỷ các dòng sông và xây dựng các công trình thuỷ lợi đã khiến những người nông dân ở những vùng này gắn bó và ràng buộc với nhau trong khuôn khổ của công xã nông thôn.

- Các thành viên của công xã được gọi là nông dân công xã.

- Nông dân công xã là bộ phận đông đảo nhất, có vai trò to lớn trong sản xuất. Họ nhận ruộng đất ở công xã để canh tác và phải nộp một phần sản phẩm thu hoạch được và làm không công cho quý tộc.

Câu 2: Em hãy cho biết sự phân hóa giai cấp và tầng lớp trong xã hội cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc?

Trả lời:

  • Sự phân hóa: Nhìn chung, xã hội cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc có sự phân hoá sâu sắc thành tầng lớp thống trị và giai cấp bị trị:

- Tầng lớp thống trị:

+ Vua chuyên chế nắm mọi quyền hành.

+ Quý tộc gồm các quan lại, các thủ lĩnh quân sự và những người phụ trách lễ nghi, Tầng lớp này sống sung sướng, dựa trên sự bóc lột nông dân. n quốc yến

- Tầng lớp bị trị:

+ Nông dân công xã: Sống theo gia đình, có tài sản tư hữu nhưng họ vẫn duy trì và gắn bó với công xã. Họ là thành phần sản xuất chính trong xã hội.

+ Nô lệ: Là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ là những tù binh và thành viên công xã bị mắc nợ không trả được hoặc phạm tội. Vai trò của họ là làm các việc nặng, khó và hầu hạ quý tộc.

Câu 3: Trình bày những đóng góp về văn hoá của cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc cho nhân loại trên một số lĩnh vực chữ viết, toán học và kiến trúc.

Trả lời:

- Về chữ viết: Cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc là những người đầu tiên phát minh ra chữ viết, lúc đầu là chữ tượng hình, sau này là chữ tượng ý.

+ Người Ai Cập dùng hình vẽ để biểu đạt ý niệm, suy nghĩ.

+ Người Lưỡng Hà có chữ viết hình dạng giống như những chiếc đinh hay góc nhọn.

+ Người Ấn Độ có chữ viết sớm nhất là chữ Phạn. Sau đó được truyền đến các nước ở khu vực Đông Nam Á.

+ Người Trung Quốc có chữ viết thời cổ đại là chữ tượng hình, khắc trên mai rùa, xương thú,...

- Về toán học: Cư dân Ai Cập giỏi về hình học, giúp các nước trong việc đo đạc diện tích. Cư dân Lưỡng Hà giỏi về hệ thống số đếm, lấy số 60 làm cơ sở đã được các nước sử dụng để chia thời gian và chia vòng tròn thành 360 độ. Cư dân Ấn Độ phát minh các số từ 0 đến 9 được nhiều nước áp dụng,...

- Về kiến trúc: Nhiều di tích kiến trúc của cư dân Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Quốc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, Vạn Lí Trường Thành ở Trung Quốc, những khu đền ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà...

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Sự nối tiếp giữa thời cổ đại ở Trung Quốc đến thời phong kiến diễn ra như thế nào?

Trả lời:

  • Sự nối tiếp:

- Thời cổ đại ở Trung Quốc kéo dài khoảng 2000 năm, gắn liền với 3 triều đại kế tiếp nhau là nhà Hạ, nhà Thương và nhà Chu.

- Trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang khi đó tồn tại hàng trăm tiểu quốc. Giữa các tiểu quốc thường xuyên xảy ra chiến tranh nhằm thôn tính lẫn nhau.

- Đến cuối thời nhà Chu, nước Tần dần mạnh lên. Tần Doanh Chính đã lần lượt đánh chiếm các nước, thống nhất Trung Quốc.

- Đến thời nhà Tần, Trung Quốc bước vào thời kì phong kiến. Các giai cấp trong xã hội có sự phân hóa để hình thành xã hội phong kiến.

Câu 2: Hãy trình bày một số thành tựu về văn minh Trung Quốc thời Xuân Thu - Chiến Quốc về lĩnh vực tư tưởng và văn học.

Trả lời:

  • Về tư tưởng:

- Thời Xuân Thu - Chiến Quốc có nhiều học thuyết, tư tưởng chính trị và triết học, nổi bật nhất là bốn phái: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.

+ Nho gia: đại diện là Khổng Tử, chủ trương duy trì trật tự xã hội bằng đạo đức và lễ nghĩa.

+ Pháp gia: đại diện là Hàn Phi Tử, chủ trương tăng cường quyền lực của nhà vua và dùng luật pháp để cai trị.

+ Mặc gia: đại diện là Mặc Tử, chủ trương dùng tình yêu thương rộng khắp, không phân biệt thứ bậc

+ Đạo gia: đại diện là Lão Tử, mong muốn xã hội phát triển theo tự nhiên, không tranh giành của cải hay quyền lực.

  • Về văn học:

- Tác phẩm văn học cổ nhất của Trung Quốc là Kinh thi, gồm nhiều tác phẩm dân gian được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lí. Thời Chiến Quốc, thành tựu văn học nổi bật nhất là Sở từ, trong đó tiêu biểu nhất là các sáng tác của Khuất Nguyên như: Li tạo, Cửu ca, Thiên vấn,...

 

 

 

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay