Câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức Bài 7 - Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7 - Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.  Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 kết nối tri thức.

CHƯƠNG 3: XÃ HỘI CỔ ĐẠI

Bài 6: AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI

I. NHẬN BIẾT

Câu 1: Em hiểu Lưỡng Hà có nghĩa là gì?

Trả lời:

Lưỡng Hà là “vùng đất giữa hai con sông”, là vùng đất nằm trên lưu vực hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ, người Hy Lạp cổ đại gọi là Mê-dô-pô-ta-mi.

Câu 2: Điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại là gì?

Trả lời:

Điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại:

- Ai Cập cổ đại nằm ở vùng Đông Bắc của châu Phi, có dòng sông Nin chảy qua.

- Lưỡng Hà là vùng đất giữa hai con sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ tại khu vực Tây Nam Á

  • Có sự hiện diện của các dòng sông lớn
  • Có nhiều đồng bằng màu mỡ, trù phú, hình thành từ quá trình bồi tụ phù sa của các con sông trên.

Câu 3: Em hãy nêu điều kiện tự nhiên của khu vực Lưỡng Hà?

Trả lời:

Điều kiện tự nhiên: 

- Lưỡng Hà nằm trên lưu vực hai dòng sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ. 

- Người Lưỡng Hà cổ đại gọi là Mê-dô-ta-mi, nghĩa là “vùng đất giữa hai con sông” (Lưỡng Hà). 

- Đây là vùng đất bình nguyên rộng lớn, bằng phẳng, nhận phù sa hằng năm khi nước lũ dâng lên từ sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ. 

 

Câu 4: Em hãy điền thông tin còn thiếu vào dấu ba chấm sau:

Ai Cập cổ đại nằm ở … châu Phi, là vùng đất dài năm dọc hai bên bờ …:

+ Phía bắc là vùng …, nơi con sông Nin đổ ra Địa Trung Hải

+ Phía nam là vùng …, với nhiều núi và đồi cát 

+ Phía đông và phía tây giáp với …

Trả lời:

Ai Cập cổ đại nằm ở phía đông bắc châu Phi, là vùng đất dài năm dọc hai bên bờ Sông Nin

+ Phía bắc là vùng Hạ Ai Cập, nơi con sông Nin đổ ra Địa Trung Hải

+ Phía nam là vùng Thượng Ai Cập, với nhiều núi và đồi cát. qua đây và quốc tế 

+ Phía đông và phía tây giáp với sa mạc

 

Câu 5: Hãy nêu vai trò của sông Nin đối với Ai Cập cổ đại.

Trả lời:

Vai trò của sông Nin đối với Ai Cập cổ đại:

- Sông Nin bồi đắp phù sa cho Ai Cập, hình thành nên những đồng bằng châu

màu mỡ.

- Nhờ những lớp phù sa luôn được bồi đắp hàng năm ấy đã thúc đẩy canh tác trồng trọt, tăng năng suất nông nghiệp tối đa giúp người Ai Cập luôn có mùa màng bội thu.

- Sông Nin cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người

- Sông Nin là con đường giao thông huyết mạch, giúp kết nối các vùng, miền ở Ai Cập.

- Sự đa dạng sinh vật do sông Nin đem lại (thủy sản, chim,...) góp phần cải thiện cuộc sống của cư dân Ai Cập.

II. THÔNG HIỂU

Câu 1: Chữ viết của người Ai Cập và Lưỡng Hà ra đời như thế nào?

Trả lời:

Sự ra đời chữ viết của người Ai Cập và Lưỡng Hà:

- Người Ai Cập và Lưỡng Hà đã sáng tạo ra chữ tượng hình (sử dụng hình ảnh để biểu thị những gì muốn nói, sau đó sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng).

- Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây Pa-pi-rút. Người Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô.

Câu 2: Điều kiện về kinh tế tác động như thế nào đối với nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?

Trả lời:

Tác động của điều kiện kinh tế:

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu ở Ai Cập và Lưỡng Hà, điều này chi phối tới đời sống văn hóa - tinh thần của cư dân nơi đây. Sản xuất nông nghiệp thời cổ đại phụ thuộc chặt chẽ vào thiên nhiên như thời tiết, khí hậu,... do đó, con người có tâm lí sùng bái các lực lượng siêu nhiên. Do đó, người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại có tín ngưỡng thờ các thần thiên nhiên như thần Mặt Trời, thần sông, thần núi, thần sông Nin...

- Cư dân cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà sống định cư ở các đồng bằng ven sông, mặt khác, sản xuất nông nghiệp muốn đạt hiệu quả cao thì cần phải làm tốt công tác trị thủy, thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại.

Câu 3: Sông Nin giúp ích cho nông nghiệp và giao thông Ai Cập cổ đại như thế nào?

Trả lời:

- Nông nghiệp Ai Cập cổ đại: Sông Nin mang đến nguồn nước thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của Ai Cập cổ đại. 

+ Hằng năm, từ tháng 7, mực nước sông Nin dâng cao, lũ tràn hai bên bờ. 

+ Tháng 10, nước sông Nin bắt đầu rút để lại những lớp đất phù sa màu đen. Người Ai Cập cổ đại nhanh chóng gieo trồng lúa mì. 

+ Từ tháng 3, cư dân bắt đầu thu hoạch và tích trữ lúa mì, đảm bảo nguồn lương thực. 

- Giao thông Ai Cập cổ đại: Sông Nin còn là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng. 

+ Theo hướng chảy xuôi dòng của sông Nin từ nam đến bắc, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập. 

+ Khi di chuyển ngược dòng nước, người Ai Cập còn biết tận dụng sức gió thổi từ biển vào, đẩy thuyền buồm từ Hạ Ai Cập về Thượng Ai Cập dễ dàng hơn. 

Câu 4: Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Lưỡng Hà cổ đại?

Trả lời:

Lĩnh vực 

Thành tựu

Thiên văn học

- Dựa trên quan sát sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, cư dân Lưỡng Hà đã chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày. 

Chữ viết và văn học

- Chữ viết: 

+ Từ thiên niên kỉ IV TCN, Lưỡng Hà đã có chữ viết mà hình dạng giống như những chiếc đinh hay góc nhọn nên được gọi là chữ hình nêm hay hình góc. 

+ Cư dân Lưỡng Hà viết chữ trên đất sét. 

- Văn học: Thành tựu văn học nổi bật của người Lưỡng Hà là bộ sử thi Gin-ga-mét, nói về người anh hùng huyền thoại của Lưỡng Hà, được xây dựng dựa trên hình tượng một vị vua có thật của người Xu-me. 

Luật pháp

Năm 1750 TCN, bộ luật thành văn Ha-mu-ra-bi ra đời, bộ luật quy định những nguyên tắc trong đời sống như quan hệ cộng đồng, gia đình, buôn bán, xây dựng,...

Toán học

- Người Lưỡng Hà cổ đại rất giỏi về số học nên có nhiều phương pháp đếm khác nhau, trong đó nổi bật là hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở. 

- Ngày nay, chúng ta vẫn sử dụng hệ đếm này để chia một giờ thành 60 phút, một phút thành 60 giây và chia vòng tròn thành 360 độ. 

Kiến trúc và điêu khắc

Người Lưỡng Hà sử dụng gạch làm vật liệu xây dựng. 

- Thời gian, chiến tranh đã phá hủy phần lớn các công trình kiến trúc và nghệ thuật của Lưỡng Hà, nhưng những di tích còn lại đến ngày nay, chúng ta có thể biết được phần nào tài năng và khiếu thẩm mĩ độc đáo của người Lưỡng Hà trong lĩnh vực kiến trúc. 

- Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lưỡng Hà cổ đại là vườn treo Ba-bi-lon, xây dựng vào thế kỉ VI TCN. Nhà sử học Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt đã mô tả vườn treo nhìn từ xa trông giống như một quả đồi xanh tươi đầy hoa, hương thơm ngào ngạt tỏa khắp thành Ba-bi-lon. 

Câu 5: Hoàn thiện bảng thể hiện những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ai Cập cổ đại?

Lĩnh vực

Thành tựu

Thiên văn học

 

Chữ viết

 

Toán học

 

Kiến trúc và điêu khắc

 

Y học

 

Trả lời:

Lĩnh vực

Thành tựu

Thiên văn học

- Từ rất sớm, cư dân Ai Cập đã biết làm ra lịch: họ tính một năm có 365 ngày, chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. 

- Họ biết làm đồng hồ bằng cách đo ánh sáng Mặt Trời, chia một ngày làm 24 giờ. 

Chữ viết

- Lúc đầu, dùng hình vẽ để biểu đạt ý niệm, suy nghĩ. 

- Về sau, cải thiện theo hướng đơn giản hóa, chỉ lấy một phần điển hình của sự vật để tạo nên chữ.

- Khắc những chữ tượng hình trên những phiến đá, sau đó viết trên giấy làm từ loại vỏ cây pa-pi-rút (một loại cây mọc ven bờ sông Nin). Nhờ đó, người Ai Cập cổ đại đã lưu trữ được lượng lớn thông tin, lại 

Toán học

- Do hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xóa nhòa, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích. Vì vậy, họ rất thạo về hình học. 

- Người Ai Cập cổ đại đã biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn. 

- Những hiểu biết về toán học của người Ai Cập cổ đại là nền tảng quan trọng để cư dân Ai Cập cổ đại xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ như kim tự tháp kì vĩ và tượng Nhân sư. 

Kiến trúc và điêu khắc

- Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của Ai Cập cổ đại là các kim tự tháp, tập trung nhiều nhất ở Mem-phít, nơi có kim tự tháp Kê-ốp, Thung lũng các vị vua và khu đền tháp của vua Ram-sét thuộc phía nam Ai Cập ngày nay. 

- Kim tự tháp Kê-ốp, một kì quan của thế giới cổ đại, có chiều cao khoảng 147 m, được tạo nên từ hơn 2 triệu phiến đá, phần lớn các phiến đá nặng từ 2,5 tấn, đặc biệt những phiến đá xây dựng phần móng nặng hàng chục tấn. 

- Nhiều tác phẩm được coi là báu vật của nghệ thuật nhân loại như tượng bán thân nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti, phiến đá Na-mơ, mặt nạ bằng vàng của vua Tu-tan-kha-mun... 

Y học

- Người Ai Cập cổ đại không chỉ tin vào thần linh mà còn tin vào sự bất tử của con người. V vậy, kĩ thuật ướp xác được ra đời. 

- Người Ai Cập ướp xác với mục đích để đợi linh hồn tái sinh và xây kim tự tháp để cất giữ xác ướp. 

- Nhờ ướp xác mà người Ai Cập cổ đại giỏi về giải phẫu học, họ biết rõ các bộ phận cơ thể người. - Nguyên liệu để tiến hành ướp xác là tinh dầu thực vật. Quá trình ướp xác đã đem đến cho họ kiến thức về các loại thuốc bằng thảo mộc, tinh dầu,..

 

III. VẬN DỤNG

Câu 1: Điểm giống nhau về điều kiện tự nhiên giữa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?

Trả lời:

Điểm giống nhau giữa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại: 

- Các dòng sông Nin và sông Ơ-phơ-rát, Ti-gơ-rơ đều cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của cư dân cổ đại nơi đây. 

- Hằng năm, sau mỗi mùa nước lũ, các dòng sông này bồi đắp tạo nên những cánh đồng màu mỡ, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp. 

- Các dòng sông ở Ai Cập và Lưỡng Hà còn trở thành con đường giao thông chính, kết nối giữa các vùng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế hàng hải. 

- Nhờ những điều kiện tự nhiên thuận lợi nên các quốc gia cổ đại Ai Cập và Lưỡng Hà được thành lập rất sớm. Và được thành lập ở lưu vực các dòng sông đó. 

 

Câu 2: Nêu hiểu biết của em về luật Ha-mu-ra-bai của người Lưỡng Hà?

Trả lời:

- Luật Ha-mu-ra-bi được lấy theo tên của vua Ha-mu-ra-bi, người trị vì ở Lưỡng Hà từ năm 1750 TCN. Bộ luật gồm 282 điều. 

- Luật Ha-mu-ra-bi cho thấy nhà nước quan tâm và khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, buộc người nông dân phải tích cực cày cấy mà không được bỏ hoang, nếu người nào bỏ ruộng hoang thì không những vẫn phải nộp thuế (bằng mức thuế của người cày ruộng bên cạnh), mà còn phải cày bừa ruộng cho bằng phẳng rồi mới được trả lại cho chủ ruộng. 

Câu 3: Điểm khác nhau giữa Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại về điều kiện tự nhiên là gì?

Trả lời:

- Khác nhau:

+ Ai Cập là một thung lũng hẹp và dài nằm dọc theo lưu vực sông Nin, giáp Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Lưỡng Hà là vùng đất nằm giữa hai con sông C-phơ-rát, Ti-gơ-rơ, giáp sa mạc A-ra-bi-an và vịnh Ba Tư (vịnh Péc-xích). 

+ Tuyến đường giao thông chủ yếu ở Ai Cập là tuyến đường đi giữa các vùng của Ai Cập như từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập và ngược lại. Còn ở Lưỡng Hà không có biên giới thiên nhiên hiểm trở, đi lại dễ dàng nên hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa Lưỡng Hà với các vùng xung quanh. Thương nhân Lưỡng Hà có điều kiện rong ruổi khắp Tây Á nên kinh tế thương nghiệp phát triển, 

 

IV. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Em hãy nêu quá trình thành lập nhà nước của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?

Trả lời:

- Ai Cập: Năm 3200 TCN, vua Mê-nét thống nhất Ai Cập. Từ đó, Ai Cập đã trải qua các giai đoạn:

+ Thế kỉ XXXII TCN- XXVII TCN: Tảo vương quốc.

+ Thế kỉ XXVII TCN- XXI TCN: Cổ vương quốc

+ Thế kỉ XXI TCN- XVIII TCN: Trung vương quốc

+ Thế kỉ XVI TCN- XI TCN: Tân vương quốc

+ Thế kỉ XI TCN – I TCn: Hậu kì vương quốc

+ Giữa thế kỉ I TCN, bị La Mã xâm lược.

- Lưỡng Hà: người Xu-me, người Ác-cát, Át-xi-ri, Ba-bi-lon,… đã thành lập vương triều của mình, thay nhau làm chủ vùng đất này cho đến khi bị Ba Tư xâm lược vào thế kỉ III TCN.

Câu 2: Những thành tựu văn hóa của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại có giá trị đến ngày nay là gì?

Trả lời:

Những thành tựu văn hóa của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại có giá trị đến ngày nay:

- Hệ đếm 60 và 1 giờ có 60 phút: Người dân Lưỡng Hà sử dụng hệ thống số đếm 60. Từ đó, người Lưỡng Hà phân chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút gồm 60 giây. Cũng chính nhờ vào cơ số 60, vòng tròn được chia thành 360 độ.

- Toán học: Từ xưa, người Lưỡng Hà cổ đại biết cách làm 4 phép tính cộng trừ nhân chia, biết phân số, luỹ thừa, căn số bậc hai và căn số bậc 3. Họ biết lập bảng căn số để dễ tra cứu và biết giải phương trình có 3 ẩn số. Họ biết tính diện tích nhiều hình và biết cả quan hệ giữa 3 cạnh trong tam giác rất lâu trước khi Pitago (sống vào những năm 500 TCN) chứng minh điều này.

- Lịch âm 12 tháng: Những nhà thiên văn học người Babylon (một bộ phận của nền văn minh Lưỡng Hà) có thể dự đoán các kỳ nhật nguyệt thực và các điểm chí trong năm. Cũng chính họ đưa ra ý tưởng lịch 12 tháng dựa trên chu kỳ Mặt Trăng. Đây là cơ sở cho loại lịch âm dương mà chúng ta sử dụng ngày nay. Không lâu sau, người Ai Cập học hỏi loại lịch 12 tháng này nhưng áp dụng với Mặt Trời.

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay