Câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức Bài 13 - Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X
Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 13 - Giao lưu văn hóa ở Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 kết nối tri thức.
Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống
CHƯƠNG 4: ĐÔNG NAM Á TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X
BÀI 13: GIAO LƯU VĂN HÓA Ở ĐÔNG NAM Á TỪ
ĐẦU CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X
- NHẬN BIẾT
Câu 1: Hoàn thành bảng về cơ sở của một số hệ chữ viết cổ của các vương quốc Đông Nam Á:
Hệ chữ viết | Cơ sở (hệ chữ viết) |
Chữ Môn cổ |
|
Chữ Mã Lai cổ |
|
Chữ Khơ-me cổ |
|
Trả lời:
Hệ chữ viết | Cơ sở (hệ chữ viết) |
Chữ Môn cổ | Chữ Pa-li |
Chữ Mã Lai cổ | Chữ Phạn |
Chữ Khơ-me cổ | Chữ Phạn |
Câu 2: Trong lĩnh vực tôn giáo, quá trình giao lưu văn hóa giữa các vương quốc Đông Nam Á với Ấn Độ diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Về tôn giáo: Phật giáo và Hin-đu giáo của Ấn Độ đã theo chân các nhà buôn, nhà truyền giáo vào Đông Nam Á, hòa nhập với tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc ảnh hưởng đến văn hóa các nước Đông Nam Á như thế nào?
Trả lời:
Văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa các nước Đông Nam Á:
+ Về tín ngưỡng, tôn giáo: Thờ phồn thực, thờ cúng tổ tiên, Ấn Độ giáo, Phật giáo đều bắt nguồn từ Ấn Độ truyền sang các nước Đông Nam Á, hòa nhập với tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.
+ Về chữ viết: Chữ Pali, chữ Phạn của Ấn Độ được các nước Đông Nam Á tiếp thu và sáng tạo ra chữ viết riêng của mình như chữ viết của người Chăm, người Khơ-me, người Mã Lai... Chữ Hán của Trung Quốc được truyền vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc.
+ Về văn học: Các tác phẩm văn học của Ấn Độ như Ma-ha-bra-ha-ta và Ra-ma-y-a-na và các tác phẩm văn học của Trung Quốc như Tử thư, Ngũ kinh được truyền vào các nước Đông Nam Á từ rất sớm.
+ Về kiến trúc: Kiến trúc của Đông Nam Á trong các thế kỉ đầu Công nguyên đến thế kỉ X mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ. Trong đó, loại hình kiến trúc phổ biến là đền tháp như: tháp Chăm (Việt Nam), khu đền Bô-rô-bu-đua và Pram-ba-man (In-đô-nê-xi-a), chùa Suê-đa-gon (Mi-an-ma),...
+ Về điêu khắc: Nghệ thuật điêu khắc truyền thống chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, trong đó chủ yếu là điêu khắc tượng thần, tượng Phật và phù điêu.
- Mặc dù tiếp thu văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc nhưng nhiều nét văn hóa bản địa ở Đông Nam Á vẫn được giữ gìn và phát triển.
Câu 2: Quá trình giao lưu văn hóa có tác động như thế nào đến với văn hóa Đông Nam Á?
Trả lời:
- Tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến nền văn hóa Đông Nam Á:
+ Phật giáo và Hin-đu giáo du nhập vào Đông Nam Á, hòa nhập vào các tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.
+ Cư dân nhiều nước Đông Nam Á đã tiếp thu hệ thống chữ viết của Ấn Độ để sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình (chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Mã Lai cổ….)
+ Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học của người Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi: Riêm kê (Campuchia); Ram-ma-y-a-na Ka-ka-win (In-đô-nê-xi-a).
+ Kiến trúc – điêu khắc của Đông Nam Á mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ.
Câu 3: Phật giáo đã du nhập và trở thành tư tưởng chính thống của một số nước Đông Nam Á như thế nào?
Trả lời:
- Phật giáo được du nhập vào Đông Nam Á khá sớm. Nó thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời gian không như nhau, bằng những con đường khác nhau và ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau. Theo một số nhà nghiên cứu lịch sử, Phật giáo lần đầu tiên xuất hiện tại Đông Nam Á khoảng thế kỉ I-II đầu Công nguyên.
+ Việt Nam: Phật giáo du nhập vào quãng những năm 194-195 và trung tâm Phật giáo lớn nhất thời đó là Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh).
+ Inđônêxia: Phật giáo Đại thừa có mặt từ rất sớm, quãng thế kỷ I. Phật giáo phát triển rực rỡ thời kỳ quốc gia Srivijaya và ngôi chùa Borobudur là biểu tượng của kiến trúc Phật giáo nổi tiếng của cả khu vực thời đó. Đến thế kỷ XIII, Phật giáo Tiểu thừa xuất hiện thay thế Phật giáo Đại thừa.
+ Thái Lan là quốc gia Phật giáo lớn nhất Đông Nam á, Phật giáo Tiểu thừa có mặt quãng thế kỷ sau công nguyên ở Campuchia quãng thế kỷ V và Lào, châm hơn, quãng thế kỷ VII và chính thức Phật giáo có ảnh hưởng rộng lớn từ giữa thế kỷ XIV.
- Phật giáo đã trở thành tư tưởng chính thống của nhiều quốc gia và là quốc giáo ở một số nước Đông Nam á.
Câu 4: Văn hóa Ấn Dộ, Trung Quốc ảnh hưởng đến nền văn học của các nước Đông Nam Á như thế nào?
Trả lời:
- Riêng người Việt thì kế thừa hệ thống chữ Hán của người Trung Quốc.
- Bên cạnh kho tàng văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, họ ve,…), người Đông Nam Á cũng tiếp thu văn học của nguời Ấn Độ, tiêu biểu nhất là sử thi Ma-ha-bha-ra-ta, Ra-ma-y-a-na để sáng tạo bộ sử thi của dân tộc minh nhu: Phạ lắc- Pha Lam (Lào), Ra-ma-kien (Thái Lan), Ra-ma-y-a-na (In-đô-nê-xi-a), Riêm Kẻ (Cam-pu-chia),…
Câu 5: Em có nhận xét gì về kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X?
Trả lời:
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng đậm nét của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo,
- Kiểu kiến trúc Ấn Độ giáo tiêu biểu ở Đông Nam Á là kiến trúc đền – núi, như đền Bô-rô-bu-đua, Laro Glong-grang (In-đô-nê-x-a), khu di tích Mỹ Sơn (Việt Nam),…
- Nghệ thuật điều khắc Đông Nam Á cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt của Ấn Độ với các loại hình chủ yếu là phủ điêu, các bức chạm nỗi, tượng thần, Phật,..
III. VẬN DỤNG
Câu 1: Đời sống tín ngưỡng của các cư dân Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?
Trả lời:
- Trong quá trình lịch sử, cư dân Đông Nam Á có nhiều tín ngưỡng dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tục cầu mưa,…
- Các tín ngưỡng bản địa đã dung hợp với Ấn Độ giáo (từ Ấn Độ), Phật giáo (từ Ấn Độ và Trung Quốc). Trong đó, các quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đều có tín ngưỡng Thần – Vua (Chăm-pa, Chân Lạp,…).
Câu 2: Nêu hiểu biết của em về tín ngưỡng phồn thực?
Trả lời:
- Tín ngưỡng phồn thực của người Chăm xưa nhằm cầu mong vạn vật sinh sôi, nảy nở, sung túc.
- Sau này, khi Ấn Độ giáo được tiếp nhận, lin-ga (linh vật tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực) trở thành biếu tượng quyền lực cho nhà vua – người được đồng nhất với một vị thần, gọi là Thần Vua.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Em hãy nêu những tác động của quá trình giao lưu thương mại ở khu vực Đông Nam Á trong thế kỉ đầu Công nguyên?
Trả lời:
- Quá trình giao lưu thương mại đã có tác động đến kinh tế, văn hóa khu vực Đông Nam Á.
+ Làm cho nhiều khu vực ở Đông Nam Á trở thành trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hóa nổi tiếng như trung tâm Óc Eo của Vương quốc Phù Nam; trung tâm Pa-lem-bang của Vương quốc Sri Vi-giay-a, Trà Kiệu của Vương quốc Chăm-pa,...
+ Thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông Nam Á với các nền văn hóa của các nước khác, đặc biệt là nền văn hóa của Ấn Độ và Trung Quốc,...
+ Có tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ ở Đông Nam đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
+ Từ sự giao lưu thương mại đó làm cho các vương quốc Đông Nam Á đã đóng góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến đường biển kết nối với c các khu vực châu Á và châu Âu.
- Quá trình giao lưu thương mại đã tạo điều kiện cho sự kết nối các dân tộc Đông Nam Á xích lại gần nhau, tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ giữa các dân tộc ở Đông Nam Á với các nước châu Á và các nước trên thế giới.
Câu 2: Nêu ví dụ cho thấy sự sáng tạo của cư dân Đông Nam Á khi tiếp thu văn hóa Ấn Độ.
Trả lời:
- Ví dụ cho thấy sự sáng tạo của cư dân Đông Nam Á khi tiếp thu văn hóa Ấn Độ:
+ Trên cơ sở hệ thống chữ viết của người Ấn Độ, nhiều nhóm cư dân Đông Nam Á đã tạo ra chữ viết riêng của mình. Ví dụ như: Người Khơ-me sáng tạo ra chữ Khơ-me cổ dựa trên cơ sở chữ Phạn; Người Môn sáng tạo ra chữ Môn cổ trên cơ sở chữ Pa-li.
+ Người Đông Nam Á tiếp thu văn học Ấn Độ (tiêu biểu nhất là 2 bộ sử thi: Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na) để sáng tạo ra những bộ sử thi của dân tộc mình, như: Phạ lắc – Phạ Lam (Lào); Ra-ma-kien (Thái Lan); Riêm Kê (Cam-pu-chia)….