Câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức Ôn tập chương 3 (P2)

Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập chương 3 (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 6 kết nối tri thức.

Xem: => Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

ÔN TẬP CHƯƠNG 3. XÃ HỘI CỔ ĐẠI (PHẦN 2)

Câu 1: Em hãy cho biết sự hình thành của chế độ Vác-na?

Trả lời:

Khoảng giữa thiên niên kỉ II TCN, người A-ri-a từ vùng Trung Á tràn vào miền Bắc Ấn Độ. Họ xua đuổi và biến người Đra-vi-a thành nô lệ, người hầu, trở thành đẳng cấp thứ tư trong hệ thống bốn đẳng cấp. Chế độ này được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-na.

Câu 2: Trong xã hội Ấn Độ cổ đại có những đẳng cấp xã hội nào?

Trả lời:

Các đẳng cấp xã hội trong xã hội Ấn Độ cổ đại:

- Bra-man (tăng lữ) - Bra-man (tăng lữ)

- Ksa-tri-a (quý tộc, chiến binh) - Ksa-tri-a (quý tộc, chiến binh)

- Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công) - Vai-si-a (nông dân, thương nhân, thợ thủ công)

- Su-đra (những người thấp kém trong xã hội) - Su-đra (những người thấp kém trong xã hội)

 

Câu 3: Em hãy cho biết điều kiện tự nhiên và những ngành sản xuất chính của Ấn Độ cổ đại?

Trả lời:

* Điều kiện tự nhiên:

- Bán đảo Ấn Độ nằm ở khu vực Nam Á, có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông.  - Bán đảo Ấn Độ nằm ở khu vực Nam Á, có ba mặt giáp biển, nằm trên trục đường biển từ tây sang đông.

- Phía bắc là những dãy núi cao, hiểm trở, bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a. Dãy Vin-đi-a vùng Trung Ấn chia địa hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn.  - Phía bắc là những dãy núi cao, hiểm trở, bao bọc bởi dãy núi Hi-ma-lay-a. Dãy Vin-đi-a vùng Trung Ấn chia địa hình Ấn Độ thành hai khu vực: Bắc Ấn và Nam Ấn.

- Vùng Bắc Ấn là đồng bằng sông Ấn và sông Hằng. Ở lưu vực sông Ấn khí hậu khô nóng, mưa ít do tác động của sa mạc Tha. Lưu vực sông Hằng, đất đai màu mỡ hơn, mưa đều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc.  - Vùng Bắc Ấn là đồng bằng sông Ấn và sông Hằng. Ở lưu vực sông Ấn khí hậu khô nóng, mưa ít do tác động của sa mạc Tha. Lưu vực sông Hằng, đất đai màu mỡ hơn, mưa đều do sự tác động của gió mùa và không có sa mạc.

* Những ngành sản xuất chính:

- Cư dân Ấn Độ cổ đại sinh sống chủ yếu ở lưu vực hai con sông. Họ sản xuất nông nghiệp với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. - Cư dân Ấn Độ cổ đại sinh sống chủ yếu ở lưu vực hai con sông. Họ sản xuất nông nghiệp với hai ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi.

Câu 4: Nguyên nhân hình thành các đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại.

Trả lời:

Nguyên nhân hình thành:

- Khoảng 1500 năm TCN, có giống người da trắng tự xưng là A-ri-a có nghĩa là tộc người “xuất thân cao quý” từ vùng Trung Á di cư vào Bắc Ấn, thống trị người Đa-vi-đa và thiết lập chế độ đẳng cấp dựa trên sự phân biệt về chủng tộc.  - Khoảng 1500 năm TCN, có giống người da trắng tự xưng là A-ri-a có nghĩa là tộc người “xuất thân cao quý” từ vùng Trung Á di cư vào Bắc Ấn, thống trị người Đa-vi-đa và thiết lập chế độ đẳng cấp dựa trên sự phân biệt về chủng tộc.

 - Những người da trắng A-ri gọi những người da đen bản địa là người man rợ, sau này, chúng đưa vào màu da “xuất thân”, lập ra chế độ chủng tính ở Ấn Độ. Chế độ “chủng tính” được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-ma (sự phân biệt chủng tộc về màu da).  - Những người da trắng A-ri gọi những người da đen bản địa là người man rợ, sau này, chúng đưa vào màu da “xuất thân”, lập ra chế độ chủng tính ở Ấn Độ. Chế độ “chủng tính” được gọi là chế độ đẳng cấp Vác-ma (sự phân biệt chủng tộc về màu da).

Câu 5: Em có nhận xét gì về luật lệ của Ấn Độ cổ đại?

Trả lời:

Nhận xét về luật lệ của Ấn Độ cổ đại:

- Luật lệ ở Ấn Độ rất hà khắc. Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau. Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên. - Luật lệ ở Ấn Độ rất hà khắc. Người khác đẳng cấp không được kết hôn với nhau. Những người thuộc đẳng cấp dưới buộc phải tôn kính những người thuộc đẳng cấp trên.

Câu 6: Chữ viết của người Ai Cập và Lưỡng Hà ra đời như thế nào?

Trả lời:

Sự ra đời chữ viết của người Ai Cập và Lưỡng Hà:

- Người Ai Cập và Lưỡng Hà đã sáng tạo ra chữ tượng hình (sử dụng hình ảnh để biểu thị những gì muốn nói, sau đó sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng). - Người Ai Cập và Lưỡng Hà đã sáng tạo ra chữ tượng hình (sử dụng hình ảnh để biểu thị những gì muốn nói, sau đó sáng tạo thêm những kí hiệu biểu hiện khái niệm trừu tượng).

- Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây Pa-pi-rút. Người Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. - Nguyên liệu được dùng để viết của người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây Pa-pi-rút. Người Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô.

Câu 7: Điều kiện về kinh tế tác động như thế nào đối với nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại?

Trả lời:

Tác động của điều kiện kinh tế:

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu ở Ai Cập và Lưỡng Hà, điều này chi phối tới đời sống văn hóa - tinh thần của cư dân nơi đây. Sản xuất nông nghiệp thời cổ đại phụ thuộc chặt chẽ vào thiên nhiên như thời tiết, khí hậu,... do đó, con người có tâm lí sùng bái các lực lượng siêu nhiên. Do đó, người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại có tín ngưỡng thờ các thần thiên nhiên như thần Mặt Trời, thần sông, thần núi, thần sông Nin... - Hoạt động sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu ở Ai Cập và Lưỡng Hà, điều này chi phối tới đời sống văn hóa - tinh thần của cư dân nơi đây. Sản xuất nông nghiệp thời cổ đại phụ thuộc chặt chẽ vào thiên nhiên như thời tiết, khí hậu,... do đó, con người có tâm lí sùng bái các lực lượng siêu nhiên. Do đó, người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại có tín ngưỡng thờ các thần thiên nhiên như thần Mặt Trời, thần sông, thần núi, thần sông Nin...

- Cư dân cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà sống định cư ở các đồng bằng ven sông, mặt khác, sản xuất nông nghiệp muốn đạt hiệu quả cao thì cần phải làm tốt công tác trị thủy, thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại. - Cư dân cổ đại Ai Cập, Lưỡng Hà sống định cư ở các đồng bằng ven sông, mặt khác, sản xuất nông nghiệp muốn đạt hiệu quả cao thì cần phải làm tốt công tác trị thủy, thúc đẩy sự ra đời sớm của các nhà nước cổ đại.

Câu 8: Sông Nin giúp ích cho nông nghiệp và giao thông Ai Cập cổ đại như thế nào?

Trả lời:

- Nông nghiệp Ai Cập cổ đại: Sông Nin mang đến nguồn nước thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của Ai Cập cổ đại.  - Nông nghiệp Ai Cập cổ đại: Sông Nin mang đến nguồn nước thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp của Ai Cập cổ đại.

+ Hằng năm, từ tháng 7, mực nước sông Nin dâng cao, lũ tràn hai bên bờ.  + Hằng năm, từ tháng 7, mực nước sông Nin dâng cao, lũ tràn hai bên bờ.

+ Tháng 10, nước sông Nin bắt đầu rút để lại những lớp đất phù sa màu đen. Người Ai Cập cổ đại nhanh chóng gieo trồng lúa mì.  + Tháng 10, nước sông Nin bắt đầu rút để lại những lớp đất phù sa màu đen. Người Ai Cập cổ đại nhanh chóng gieo trồng lúa mì.

+ Từ tháng 3, cư dân bắt đầu thu hoạch và tích trữ lúa mì, đảm bảo nguồn lương thực.  + Từ tháng 3, cư dân bắt đầu thu hoạch và tích trữ lúa mì, đảm bảo nguồn lương thực.

- Giao thông Ai Cập cổ đại: Sông Nin còn là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng.  - Giao thông Ai Cập cổ đại: Sông Nin còn là tuyến đường giao thông chủ yếu giữa các vùng.

+ Theo hướng chảy xuôi dòng của sông Nin từ nam đến bắc, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập.  + Theo hướng chảy xuôi dòng của sông Nin từ nam đến bắc, người Ai Cập di chuyển và vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa từ Thượng Ai Cập xuống Hạ Ai Cập.

+ Khi di chuyển ngược dòng nước, người Ai Cập còn biết tận dụng sức gió thổi từ biển vào, đẩy thuyền buồm từ Hạ Ai Cập về Thượng Ai Cập dễ dàng hơn.  + Khi di chuyển ngược dòng nước, người Ai Cập còn biết tận dụng sức gió thổi từ biển vào, đẩy thuyền buồm từ Hạ Ai Cập về Thượng Ai Cập dễ dàng hơn.

Câu 9: Trình bày những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Lưỡng Hà cổ đại?

Trả lời:

Lĩnh vựcThành tựu
Thiên văn học - Dựa trên quan sát sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, cư dân Lưỡng Hà đã chia một năm làm 12 tháng, mỗi tháng có 29 hoặc 30 ngày.
Chữ viết và văn học - Chữ viết:  + Từ thiên niên kỉ IV TCN, Lưỡng Hà đã có chữ viết mà hình dạng giống như những chiếc đinh hay góc nhọn nên được gọi là chữ hình nêm hay hình góc.  + Cư dân Lưỡng Hà viết chữ trên đất sét.  - Văn học: Thành tựu văn học nổi bật của người Lưỡng Hà là bộ sử thi Gin-ga-mét, nói về người anh hùng huyền thoại của Lưỡng Hà, được xây dựng dựa trên hình tượng một vị vua có thật của người Xu-me.
Luật phápNăm 1750 TCN, bộ luật thành văn Ha-mu-ra-bi ra đời, bộ luật quy định những nguyên tắc trong đời sống như quan hệ cộng đồng, gia đình, buôn bán, xây dựng,...
Toán học - Người Lưỡng Hà cổ đại rất giỏi về số học nên có nhiều phương pháp đếm khác nhau, trong đó nổi bật là hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.  - Ngày nay, chúng ta vẫn sử dụng hệ đếm này để chia một giờ thành 60 phút, một phút thành 60 giây và chia vòng tròn thành 360 độ.
Kiến trúc và điêu khắc

Người Lưỡng Hà sử dụng gạch làm vật liệu xây dựng.

 - Thời gian, chiến tranh đã phá hủy phần lớn các công trình kiến trúc và nghệ thuật của Lưỡng Hà, nhưng những di tích còn lại đến ngày nay, chúng ta có thể biết được phần nào tài năng và khiếu thẩm mĩ độc đáo của người Lưỡng Hà trong lĩnh vực kiến trúc.  - Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lưỡng Hà cổ đại là vườn treo Babylon, xây dựng vào thế kỉ VI TCN. Nhà sử học Hy Lạp cổ đại Hê-rô-đốt đã mô tả vườn treo nhìn từ xa trông giống như một quả đồi xanh tươi đầy hoa, hương thơm ngào ngạt tỏa khắp thành Ba-bi-lon.

Câu 10: Hoàn thiện bảng thể hiện những thành tựu tiêu biểu của văn hóa Ai Cập cổ đại?

Lĩnh vựcThành tựu
Thiên văn học 
Chữ viết 
Toán học 
Kiến trúc và điêu khắc 
Y học 

Trả lời:

Lĩnh vựcThành tựu
Thiên văn học - Từ rất sớm, cư dân Ai Cập đã biết làm ra lịch: họ tính một năm có 365 ngày, chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày.  - Họ biết làm đồng hồ bằng cách đo ánh sáng Mặt Trời, chia một ngày làm 24 giờ.
Chữ viết - Lúc đầu, dùng hình vẽ để biểu đạt ý niệm, suy nghĩ.  - Về sau, cải thiện theo hướng đơn giản hóa, chỉ lấy một phần điển hình của sự vật để tạo nên chữ.  - Khắc những chữ tượng hình trên những phiến đá, sau đó viết trên giấy làm từ loại vỏ cây pa-pi-rút (một loại cây mọc ven bờ sông Nin). Nhờ đó, người Ai Cập cổ đại đã lưu trữ được lượng lớn thông tin, lại
Toán học - Do hằng năm, nước sông Nin dâng cao khiến ranh giới giữa các thửa ruộng bị xóa nhòa, nên mỗi khi nước rút, người Ai Cập cổ đại phải tiến hành đo đạc lại diện tích. Vì vậy, họ rất thạo về hình học.  - Người Ai Cập cổ đại đã biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn.  - Những hiểu biết về toán học của người Ai Cập cổ đại là nền tảng quan trọng để cư dân Ai Cập cổ đại xây dựng những công trình kiến trúc đồ sộ như kim tự tháp kì vĩ và tượng Nhân sư.
Kiến trúc và điêu khắc - Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của Ai Cập cổ đại là các kim tự tháp, tập trung nhiều nhất ở Mem-phít, nơi có kim tự tháp Kê-ốp, Thung lũng các vị vua và khu đền tháp của vua Ram-xét thuộc phía nam Ai Cập ngày nay.  - Kim tự tháp Kê-ốp, một kì quan của thế giới cổ đại, có chiều cao khoảng 147 m, được tạo nên từ hơn 2 triệu phiến đá, phần lớn các phiến đá nặng từ 2,5 tấn, đặc biệt những phiến đá xây dựng phần móng nặng hàng chục tấn.  - Nhiều tác phẩm được coi là báu vật của nghệ thuật nhân loại như tượng bán thân nữ hoàng Nê-phéc-ti-ti, phiến đá Na-mơ, mặt nạ bằng vàng của vua Tu-tan-kha-mun...
Y học - Người Ai Cập cổ đại không chỉ tin vào thần linh mà còn tin vào sự bất tử của con người. V vậy, kĩ thuật ướp xác được ra đời.  - Người Ai Cập ướp xác với mục đích để đợi linh hồn tái sinh và xây kim tự tháp để cất giữ xác ướp.  - Nhờ ướp xác mà người Ai Cập cổ đại giỏi về giải phẫu học, họ biết rõ các bộ phận cơ thể người. - Nguyên liệu để tiến hành ướp xác là tinh dầu thực vật. Quá trình ướp xác đã đem đến cho họ kiến thức về các loại thuốc bằng thảo mộc, tinh dầu,..

Câu 11: Em có nhận xét gì về quá trình thống nhất của Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng?

Trả lời:

Nhận xét về quá trình thống nhất của Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng:

- Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thực hiện một loạt chính sách đổi mới: - Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thực hiện một loạt chính sách đổi mới:

+ Về chính trị: Phế bỏ chế độ phân phong, thi hành chế độ quận, huyện. Chia cả nước thành 36 quận, dưới quận là huyện. + Về chính trị: Phế bỏ chế độ phân phong, thi hành chế độ quận, huyện. Chia cả nước thành 36 quận, dưới quận là huyện.

+ Tuyển chọn quan lại: Quan lại ở trung ương và địa phương do nhà vua trực tiếp tuyển chọn, không thi hành chế độ cha truyền con nối. 24h) - Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật ở Trung Quốc. Đây là sự thống nhất toàn diện. + Tuyển chọn quan lại: Quan lại ở trung ương và địa phương do nhà vua trực tiếp tuyển chọn, không thi hành chế độ cha truyền con nối. 24h) - Sau khi thống nhất lãnh thổ, Tần Thủy Hoàng thống nhất hệ thống đo lường, tiền tệ, chữ viết và pháp luật ở Trung Quốc. Đây là sự thống nhất toàn diện.

Câu 12: Em hãy cho biết tình hình của Trung Quốc từ nhà Hán, Nam - Bắc triều đến nhà Tùy?

Trả lời:

Tình hình của Trung Quốc từ nhà Hán, Nam - Bắc triều đến nhà Tùy:

- Sau nhà Tần, nhà Hán đã cai trị Trung Quốc triều đại phát triển rực rỡ ở Trung Quốc. - Sau nhà Tần, nhà Hán đã cai trị Trung Quốc triều đại phát triển rực rỡ ở Trung Quốc.

- Sau khi nhà Hán sụp đổ, Trung Quốc bước vào thời kì loạn lạc, thống nhất xen kẽ với chia rẽ: Cuối thời nhà Hán đến đầu thời nhà Tấn xuất hiện thời Tam quốc (Ngụy - Thục - Ngô). Cuối nhà Tấn đến đầu nhà Tùy, xuất hiện thời Nam - Bắc triều. - Sau khi nhà Hán sụp đổ, Trung Quốc bước vào thời kì loạn lạc, thống nhất xen kẽ với chia rẽ: Cuối thời nhà Hán đến đầu thời nhà Tấn xuất hiện thời Tam quốc (Ngụy - Thục - Ngô). Cuối nhà Tấn đến đầu nhà Tùy, xuất hiện thời Nam - Bắc triều.

- Đến cuối thế kỉ VI, nhà Tùy tái thống nhất đất nước, đặt cơ sở để Trung Quốc bước vào giai đoạn đỉnh cao của chế độ phong kiến. - Đến cuối thế kỉ VI, nhà Tùy tái thống nhất đất nước, đặt cơ sở để Trung Quốc bước vào giai đoạn đỉnh cao của chế độ phong kiến.

Câu 13: Nêu nguyên nhân Trung Quốc phát triển rực rỡ ở thời nhà Hán?

Trả lời:

Nguyên nhân phát triển rực rỡ thời Hán:

 - Về chính trị, nhà Hán thực hiện chính sách gần dân, giúp cho nhân dân được an cư lạc nghiệp, từ đó đất nước ổn định về chính trị.

- Về kinh tế, dưới thời nhà Hán, nền kinh tế phát triển, có ngành thủ công và thương nghiệp cũng như khoa học tự nhiên phát triển. Kĩ thuật làm giấy trở thành một trong bốn phát minh lớn của Trung Quốc còn tồn tại đến ngày nay. - Về kinh tế, dưới thời nhà Hán, nền kinh tế phát triển, có ngành thủ công và thương nghiệp cũng như khoa học tự nhiên phát triển. Kĩ thuật làm giấy trở thành một trong bốn phát minh lớn của Trung Quốc còn tồn tại đến ngày nay.

- Về tư tưởng, Nho giáo trở thành phương thức trị nước, được nhiều triều đại sau tuân thủ và còn ảnh hưởng đến ngày nay. - Về tư tưởng, Nho giáo trở thành phương thức trị nước, được nhiều triều đại sau tuân thủ và còn ảnh hưởng đến ngày nay.

Câu 14: Em hãy mô tả kĩ thuật làm giấy ở Trung Quốc?

Trả lời:

Mô tả kĩ thuật làm giấy ở Trung Quốc:

- Nhờ sự phát triển của nghề dệt, tơ tằm, nhân dân lao động Trung Quốc đã phát minh được cách làm một loại giấy thô sơ bằng tơ. - Nhờ sự phát triển của nghề dệt, tơ tằm, nhân dân lao động Trung Quốc đã phát minh được cách làm một loại giấy thô sơ bằng tơ.

- Người ta biết dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách... để làm giấy. Từ đó nghề sản xuất giấy trở thành một nghề mới, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của nền văn hóa Trung Quốc. - Người ta biết dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách... để làm giấy. Từ đó nghề sản xuất giấy trở thành một nghề mới, tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của nền văn hóa Trung Quốc.

- Đến thế kỉ VIII, kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc được truyền sang phương Tây. - Đến thế kỉ VIII, kĩ thuật làm giấy của Trung Quốc được truyền sang phương Tây.

Câu 15: Trình bày những thành tựu văn hóa của Trung Quốc cổ đại đến thế kỉ VII?

Trả lời:

Những thành tựu văn hóa:

Lĩnh vựcThành tựu
Về tư tưởngThời cổ đại Trung Quốc xuất hiện nhiều trường phái khác nhau, nổi bật nhất là 4 phái: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.
Về chữ viếtThời nhà Thương ở Trung Quốc đã có chữ viết, đó là chữ tượng hình được khắc trên mai rùa, xương thú (giáp cốt), sau đó khắc trên chuông, đỉnh đồng và phổ biến là viết trên các thẻ tre, trúc.
Về văn họcTác phẩm văn học cổ nhất Trung Quốc là Kinh thi của Khổng Tử, gồm nhiều sáng tác dân gian, được Khổng Tử sưu tập và chỉnh lí.
Về sử họcBộ Sử kí của Tư Mã Thiên là công trình sử học đồ sộ thời cổ đại Trung Quốc thời cổ đại.
Về y họcY học sớm phát triển với nhiều cách chữa bệnh hiệu quả bằng thảo dược, huyệt, châm cứu...
Về kĩ thuậtCó những phát minh lớn như thiết bị đo động đất, kĩ thuật dệt tơ lụa, kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, la bàn.
Về kiến trúcCác triều đại từ nhà Tần đến nhà Tùy còn xây dựng công trình kiến trúc đồ sộ, các cung điện, chùa, tháp, lăng tẩm nguy nga lộng lẫy, trong đó tiêu biểu là Vạn Lí Trường Thành, biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc.

Câu 16: Theo em, phát minh lớn nhất của người La Mã cổ đại về vật liệu sản xuất là gì?

Trả lời:

Phát minh lớn nhất của người La Mã cổ đại về vật liệu sản xuất là bê tông. Nhờ phát minh ra bê tông, người La Mã đã xây dựng được những công trình kiến trúc đồ sộ, nguy nga như đấu trường Cô-li-dê, đền Pa-tê-nông, khải hoàn môn Công-xăng-ti-nút,…

Câu 17: Trình bày những điều kiện tự nhiên của nền văn minh Hy Lạp – La Mã cổ đại?

Trả lời:

* Điều kiện tự nhiên:

- Hy Lạp và La Mã cổ đại là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, lãnh thổ ba mặt giáp biển, với nhiều đảo lớn nhỏ. Đường bờ biển có nhiều vũng, vịnh, tạo thành nhiều hải cảng thuận tiện cho tàu bè đi lại, kết nối giao thương. - Hy Lạp và La Mã cổ đại là các quốc gia thuộc khu vực Địa Trung Hải, lãnh thổ ba mặt giáp biển, với nhiều đảo lớn nhỏ. Đường bờ biển có nhiều vũng, vịnh, tạo thành nhiều hải cảng thuận tiện cho tàu bè đi lại, kết nối giao thương.

- Địa hình Hy Lạp bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai không phì nhiều nhưng bù lại có nhiều khoáng sản và loại đất sét trắng để làm gốm. Khí hậu và đất đai Hy Lạp phù hợp trồng các loại cây như nho, ô liu,... - Địa hình Hy Lạp bị chia cắt thành những đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai không phì nhiều nhưng bù lại có nhiều khoáng sản và loại đất sét trắng để làm gốm. Khí hậu và đất đai Hy Lạp phù hợp trồng các loại cây như nho, ô liu,...

- La Mã có nhiều đồng bằng rộng lớn hơn, khí hậu ấm áp, mưa nhiều, thuận lợi cho việc phát triển các ngành trồng trọt và chăn nuôi. Tài nguyên khoáng sản phong phú, thúc đẩy nghề luyện kim sớm phát triển. - La Mã có nhiều đồng bằng rộng lớn hơn, khí hậu ấm áp, mưa nhiều, thuận lợi cho việc phát triển các ngành trồng trọt và chăn nuôi. Tài nguyên khoáng sản phong phú, thúc đẩy nghề luyện kim sớm phát triển.

Câu 18: Hình thức tổ chức nhà nước của Hy Lạp cổ đại là gì? Nêu hình thức nhà nước cổ đại của Hy Lạp.

Trả lời:

- Hình thức tổ chức nhà nước của Hy Lạp cổ đại là thành bang. - Hình thức tổ chức nhà nước của Hy Lạp cổ đại là thành bang.

- Hình thức nhà nước cổ đại của Hy Lạp:  - Hình thức nhà nước cổ đại của Hy Lạp:

+ Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều thành bang độc lập. Mỗi thành bang có lãnh thổ, quân đội, luật pháp, đồng tiền riêng và có hình thức tổ chức nhà nước khác nhau, tiêu biểu nhất là hình thức nhà nước dân chủ A-ten. Vào thế kỉ V TCN, nhà nước dân chủ A-ten gồm 4 cơ quan chính:  + Hy Lạp cổ đại bao gồm nhiều thành bang độc lập. Mỗi thành bang có lãnh thổ, quân đội, luật pháp, đồng tiền riêng và có hình thức tổ chức nhà nước khác nhau, tiêu biểu nhất là hình thức nhà nước dân chủ A-ten. Vào thế kỉ V TCN, nhà nước dân chủ A-ten gồm 4 cơ quan chính:

+ Đại hội đồng nhân dân.  + Đại hội đồng nhân dân.

+ Hội đồng 10 tướng lĩnh.  + Hội đồng 10 tướng lĩnh.

+ Hội đồng 500 và Tòa án 6000 người.  + Hội đồng 500 và Tòa án 6000 người.

Câu 19: Trình bày các ngành sản xuất chính của La Mã cổ đại?

Trả lời:

- Thủ công nghiệp và buôn bán với các vùng xung quanh Địa Trung Hải.  - Thủ công nghiệp và buôn bán với các vùng xung quanh Địa Trung Hải.

- La Mã cổ đại do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên nền kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp. Thủ công nghiệp có vai trò rất lớn trong nền kinh tế: - La Mã cổ đại do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên nền kinh tế chủ yếu là thủ công nghiệp và thương nghiệp. Thủ công nghiệp có vai trò rất lớn trong nền kinh tế:

+ Nhiều sản phẩm nổi tiếng như đồ gốm với đủ các loại bình, chum, bát bằng gốm tráng men trang trí hoa văn có màu sắc và hình vẽ đẹp không chỉ để dùng ở trong nước mà còn bán ra các vùng lân cận tăng thêm nguồn thu nhập cho nền kinh tế.  + Nhiều sản phẩm nổi tiếng như đồ gốm với đủ các loại bình, chum, bát bằng gốm tráng men trang trí hoa văn có màu sắc và hình vẽ đẹp không chỉ để dùng ở trong nước mà còn bán ra các vùng lân cận tăng thêm nguồn thu nhập cho nền kinh tế.

+ Nhiều xưởng thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao với thu hút được nhiều người lao động.  + Nhiều xưởng thủ công chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượng cao với thu hút được nhiều người lao động.

- Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hóa tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng. - Sự phát triển của thủ công nghiệp làm cho sản xuất hàng hóa tăng nhanh, quan hệ thương mại được mở rộng.

Câu 20: Các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã có đặc điểm như thế nào?

Trả lời:

* Đặc điểm các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã:

- Điều kiện tự nhiên không thuận lợi lắm nên xã hội có giai cấp và nhà nước hình thành muộn. - Điều kiện tự nhiên không thuận lợi lắm nên xã hội có giai cấp và nhà nước hình thành muộn.

- Hai ngành sản xuất chính là thủ công nghiệp và thương nghiệp. - Hai ngành sản xuất chính là thủ công nghiệp và thương nghiệp.

- Trong xã hội, nô lệ là lực lượng sản xuất chính. - Trong xã hội, nô lệ là lực lượng sản xuất chính.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay