Câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo Bài 10: Đế quốc Mô-gôn
Bộ câu hỏi tự luận lịch sử 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Đế quốc Mô-gôn. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học lịch sử 7 chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án lịch sử 7 chân trời sáng tạo (bản word)
CHƯƠNG 3: ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
BÀI 10: ĐẾ QUỐC MÔ-GÔN
- NHẬN BIẾT
Câu 1: Em hãy cho biết đế quốc Mô-gôn do bộ phận nào thành lập? Nêu hoàn cảnh ra đời của đế quốc Mô-gôn.
Trả lời:
- Đế quốc Mô-gôn do bộ phận người Mông Cổ ở Trung Á thành lập
- Hoàn cảnh ra đời của đế quốc Mô-gôn: Đầu thế kỉ XVI, một bộ phận người Mông Cổ ở Trung Á đã tấn công Ấn Độ, lật đổ vương triều Đê-li và lập nên vương triều Hồi giáo Mô-gôn.
Câu 2: Vị vua nào đã đưa đế quốc Mô-gôn bước vào giai đoạn phát triển thịnh trị nhất?
Trả lời:
Năm 1556, Hoàng đế A-cơ-ba (1542 - 1605) lên nắm quyền, nỗ lực thống nhất Ấn Độ bằng các cuộc chinh phạt, đưa đế quốc Mô-gôn bước vào giai đoạn thịnh trị nhất.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1: Vua A-cơ-ba đã thực hiện cải cách trên lĩnh vực chính trị như thế nào? Tác dụng của cuộc cải cách chính trị.
Trả lời:
Vua A-cơ-ba đã thực hiện cải cách trên lĩnh vực chính trị:
- Hoàng đế đích thân bổ nhiệm tất cả các quan chức kể cả những vùng xa xôi hẻo lánh
- Xây dựng luật pháp nghiêm minh, có tham khảo luật cổ truyền của Ấn Độ.
- Tác dụng của cuộc cải cách chính trị: nền chính trị ổn định, quyền lực của A-cơ-ba được củng cố.
Câu 2: Em có nhận xét gì về văn học và thi ca Ấn Độ thời A-cơ-ba?
Trả lời:
Thời của A-cơ-ba là thời kì phát triển của văn hào và thi ca Ấn Độ, trong đó nổi tiếng nhất là nhà thơ Tun-xi Đa-xơ (Tulasidasa). Tác phẩm chính của ông là trường ca Ra-ma-chi-ri-ta Ma-na-sa (Các câu chuyện về thần Ra-ma).
Câu 3: Vua A-cơ-ba đã thực hiện chính sách cải cách nào trên lĩnh vực xã hội?
Trả lời:
- Chính sách cải cách của vua A-cơ-ba trên lĩnh vực xã hội:
+ Khuyến khích quý tộc Mông Cổ kết than với người Ấn;
+ Bãi bỏ thuế thân đánh vào người không theo Hồi giáo.
+ Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở dung hòa các tôn giáo, tộc người.
Câu 4: Những chính sách cải cách kinh tế của vua A-cơ-ba có tác dụng như thế nào?
Trả lời:
- Chính sách kinh tế của vua A-cơ-ba:
+ Đo đạc lại ruộng đất
+ Thống nhất lại hệ thống đo lường và tiền tệ
- Tác dụng: Những chính sách cải cách kinh tế của vua A-cơ-ba đã giúp cho: sản phẩm nông nghiệp đa dạng, kinh tế hàng hóa phát triển.
Câu 5: Điểm chung giữa vương triều Mô-gôn và vương triều Đê-li là gì?
Trả lời:
Điểm chung giữa vương triều Mô-gôn và vương triều Đê-li là gì?
- Vương triều Đê-li do người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kì lập nên.
- Vương triều Mô-gôn do một bộ phận người Hồi giáo gốc Mông Cổ lập nên.
- Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn đều là những vương triều ngoại tộc theo đạo Hồi.
III. VẬN DỤNG
Câu 1: So với vương triều Mô-gôn, vương triều Gúp-ta có điểm gì khác biệt?
Trả lời:
So với vương triều Mô-gôn, vương triều Gúp-ta có điểm khác biệt là: vương triều phong kiến bản địa ở miền Bắc Ấn Độ.
Câu 2: Cơ sở nào khiến văn hóa thời Mô-gôn đạt được nhiều thành tựu đáng kể so với thế giới đương thời?
Trả lời:
Cơ sở khiến văn hóa thời Mô-gôn đạt được nhiều thành tựu đáng kể so với thế giới đương thời: phát triển kinh tế, khuyến khích và thực thi tinh thần khoan dung tôn giáo, hòa hợp dân tộc.
Câu 3: Vì sao Vương triều Mô-gôn sụp đổ?
Trả lời:
- Xuất hiện sự bất mãn của dân chúng, những âm mưu chống đối, tranh giành quyền lực đã gia tăng.
- Hoàng đế cuối cùng của Vương triều là Ao-reng-dép phải gánh chịu hậu quả đó. Vương triều tồn tại 50 năm với dầy rối ren, cùng với sự xâm lấn của thực dân Anh, làm cho mất Bom-bay và Ma-drát. Vương triều Mô-gôn sụp đổ.
- Nguyên nhân khiến vương triều Mô-gôn sụp đổ.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Đặc điểm chung về chính trị của Án Độ dưới các vương triều: Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn là gì?
Trả lời:
Đặc điểm chung về chính trị của Án Độ dưới các vương triều: Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn:
- Bộ máy cai trị được thiết lập theo chế độ quân chủ chuyên chế: đứng đầu nhà nước là Vua, có quyền lực tuyệt đối; giúp việc cho Vua là các quan lại, quý tộc, tướng lĩnh.
- Do chế độ đẳng cấp và mâu thuẫn dân tộc, tình hình chính trị thường bất ổn.
Câu 2: Nêu chính sách cai trị của từng vương triều: Gúp-ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn?
Trả lời:
Chính sách cai trị của từng vương triều:
- Vương triều Gúp-ta: mở rộng và thống nhất phần lớn lãnh thổ Ấn Độ.
- Vương triều hồi giáo Đê-li: xác lập sự thống trị của người Hồi giáo, phân biệt sắc tộc giữa người theo Hồi giáo và người theo Ấn Độ giáo.
- Vương triều Mô-gôn: thực hiện nhiều chính sách để hòa hợp dân tộc.
=> Giáo án lịch sử 7 chân trời bài 10: Đế quốc Mô- Gôn (1 tiết)